Các bước lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường Bước 1 Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình về môn quan trắc môi trường (Trang 140 - 142)

I. Dung dịch tiêu chuẩn có

5.5.3.Các bước lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường Bước 1 Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường

c. Yêu cầu chung về báo cáo

5.5.3.Các bước lập báo cáo đánh giá chất lượng môi trường Bước 1 Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường

Bước 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường

Căn cứ vào các tiêu chuẩn yêu cầu về báo cáo đánh giá chất lượng môi trường, một bước quan trọng trong lập báo cáo là xây dựng một cơ sở dữ liệu mạnh về thông tin, kỹ thuật để quản lý, mô hình hóa, phân tích dữ liệu. Trên thực tế, không có hệ thống quan trắc thì không thể có được các dữ liệu môi trường đầy đủ và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, hệ thống quan trắc phải được tổ chức sao cho hạn chế tối đa sự trùng lặp trong quan trắc, lưu trữ và phân tích dữ liệu. Điều này cần được thực hiện bằng cách phối hợp giữa các tổ chức, các đơn vị thực hiện quan trắc, phổ biến rộng rãi các nguồn dữ liệu, cần có sự tương hợp trong thiết kế chương trình và trình bày dữ liệu quan trắc môi trường.

Đánh giá chất lượng môi trường sẽ phải dựa vào các khối dữ liệu khác nhau và các khối dữ liệu này phải được thành lập dựa trên dữ liệu từ nhiều năm nhằm xác định biến động môi trường. Các khối dữ liệu được chia theo nhóm thông tin:

– Nhóm dữ liệu hiện trạng môi trường vật lý, sinh học, hóa học (đất, nước, không khí, CTR, cảnh quan, địa chất, thủy văn, động thực vật, các chất hóa học...);

– Nhóm dữ liệu kinh tế - xã hội (dân số, sức khỏe, nghèo đói, giáo dục, sử dụng đất, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, thương mại, công nghiệp...). Các nhóm dữ liệu có kích thước khác nhau tùy thuộc mục tiêu của đánh giá.

Những dữ liệu thứ cấp này cần được chuyển thành những thông tin có độ tin cậy cao (đại diện, đúng, chính xác, hoàn chỉnh, đồng nhất). Điều này có thể thực hiện nhờ sử dụng các công cụ phụ trợ nhằm liên kết, phân tích các dữ liệu theo khối bằng cách sử dụng thông tin dưới dạng chỉ thị môi trường cho một vấn đề môi trường cụ thể.

Bước 2. Xác định vấn đề môi trường, xây dựng chỉ thị môi trường

Khung cấu trúc áp lực – hiện trạng – đáp ứng (theo OECD, 1993) cung cấp, phân loại thông tin dưới dạng ba tiêu chí: các hoạt động của con người tạo áp lực lên môi trường, làm cho hiện trạng môi trường thay đổi, do đó con người phải bằng những hoạt động cụ thể để đáp ứng với những thay đổi đó nhằm đảm báo phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường.

Các áp lực bao gồm hoạt động của con người và ảnh hưởng của hoạt động đó tới môi trường như sự tiêu thụ năng lượng, hoạt động sinh hoạt và sản xuất (công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, đô thị hóa...). Trong đó, các mối quan hệ chính giữa con người và môi trường được xác định như sau:

– Môi trường là nguồn lực phát triển mà từ đó con người thực hiện được các hoạt động sống của mình, do đó con người lệ thuộc vào môi trường và chất lượng môi trường. Ví dụ: tài nguyên thiên nhiên (năng lượng, khoáng sản, thực phẩm, lâm sản, nước, đất...)

– Các hoạt động của con người tạo ra các nguồn ô nhiễm, các chất thải làm suy giảm môi trường, khi đó môi trường là nơi chứa đựng và làm sạch một phần các chất ô nhiễm do con người tạo ra.

Do các áp lực này, môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp bị thay đổi theo xu hướng suy giảm, sự suy giảm của môi trường dẫn tới các giảm khả năng cung cấp nguồn lực phát triển, giảm sự hỗ trợ cho sự sống, hủy hoại sức khỏe và sự phồn vinh của con người. Xã hội đáp ứng các thay đổi này ở mức độ khác nhau: công nghệ mới, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, kiểu sống của cộng đồng, các cải cách xã hội khác. Đáp ứng này lại dẫn tới những áp lực mới và một hiện trạng môi trường mới. Chỉ thị môi trường trong báo cáo hiện trạng môi trường được chia làm ba nhóm cơ bản (xem lại mục 5.3):

Bước 3. Liên kết các nhóm chỉ thị xác định và đánh giá vấn đề môi trường

Vấn đề môi trường phải được xây dựng dựa trên tổng hợp các chỉ thị về áp lực, hiện trạng và đáp ứng đối với môi trường. Một vấn đề một trường như quá trình nhiễm bẩn, ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường... có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và gây ra những hậu quả nhất định. Xác định và đánh giá vấn đề môi trường yêu cầu phải xác định rõ loại vấn đề, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề môi trường trong hệ thống tự nhiên và xã hội.

Trong thực tế, nguyên nhân của vấn đề môi trường xảy ra là tổng hòa mối quan hệ giữa hiện trạng chất lượng môi trường và áp lực môi trường. Một áp lực môi trường có thể gây ra những hậu quả nhất định nhưng chỉ khi đi vào một môi trường cụ thể tương ứng với những đặc điểm hiện tại thì mới gây ra ô nhiễm hay suy thoái môi trường. Chính xác hơn vấn đề môi trường phụ thuộc vào áp lực và đối tượng môi trường chịu tác động của áp lực. Ví dụ, một nguồn thải chỉ gây ô nhiễm môi trường khi đặc tính của nguồn thải là độc hại và môi trường chịu tác động là dạng môi trường nhạy cảm.

Tiếp đó, hậu quả của vấn đề môi trường không chỉ phụ thuộc vào hiện trạng môi trường mà còn phụ thuộc vào đáp ứng về mặt môi trường. Việc xác định vấn đề môi trường là gây ảnh hưởng đến một đối tượng môi trường nhất định phải dựa vào khả năng đáp ứng của

môi trường đó. Ví dụ, ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới cộng đồng dân cư sẽ phụ thuộc vào hình thức sử dụng nguồn nước ô nhiễm của cộng đồng, khả năng chấp nhận, các hình thức quản lý và xử lý. Trong trường hợp khác, ảnh hưởng của một nguồn thải là đáng quan tâm chỉ khi hiện trạng môi trường nhận thải đang bị ô nhiễm và biện pháp quản lý môi trường không cho phép mức độ xả thải đang được thực hiện.

Mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng môi trường và cuộc sống của con người được xác định trong một phạm vi nhất định, tức là một vấn đề môi trường chỉ xảy ra trong một phạm vi nhất định. Căn cứ vào phạm vi của đánh giá chất lượng môi trường, báo cáo chất lượng môi trường có thể chia làm các loại sau:

(1) Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường đầy đủ (toàn diện) của quốc gia, địa phương, ngành, lĩnh vực thường được tiến hành 1 – 5 năm 1 lần

(2) Báo cáo chuyên đề theo từng thành phần môi trường: chất lượng nước, môi trường biển, môi trường không khí…

(3) Báo cáo theo vấn đề môi trường, ví dụ: báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết 64 CP, báo cáo tình hình thực hiện trồng mới và phục hồi 5 triệu ha rừng

Một phần của tài liệu Giáo trình về môn quan trắc môi trường (Trang 140 - 142)