Khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng

Một phần của tài liệu Giáo trình về môn quan trắc môi trường (Trang 139 - 140)

I. Dung dịch tiêu chuẩn có

5.5.2.Khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng

c. Yêu cầu chung về báo cáo

5.5.2.Khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng

Trong đánh giá chất lượng môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu ứng dụng mô hình áp lực – hiện trạng – đáp ứng trong xây dựng báo cáo (theo thông tư 09/2009 ra ngày 11 tháng 8 năm 2009). Trước khi đi vào các bước xây dựng báo cáo đánh giá chất lượng môi trường, người xây dựng báo cáo cần hiểu rõ khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng và ứng dụng của nó trong đánh giá các vấn đề môi trường. Khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng được OECD đưa ra lần đầu tiên vào năm 1993 sau đó được áp dụng rộng rãi trong xác định và đánh giá các vấn đề môi trường. Cấu trúc của khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng như sau:

Bảng 14.1. Khung áp lực – hiện trạng – đáp ứng trong phát triển kinh tế - xã hội

Áp lực Hiện trạng Đáp ứng Hoạt động phát triển: Công nghiệp Nông nghiệp Đô thị hóa Giao thông

Khai thác và sử dụng năng lượng

Chất lượng môi trường và tài nguyên:

Đất Nước Không khí

Sinh vật và sinh thái Khoáng sản

Các tác nhân: Chính phủ

Tổ chức sản xuất kinh doanh Cộng đồng dân cư

Áp lực môi trường chỉ ra những tác động của hoạt động phát triển kinh tế, xác hội, sinh hoạt... cũng như các hoạt động tự nhiên đến chất lượng môi trường. Chia nhỏ áp lực môi trường có thể phân thành động lực và áp lực hay chính xác hơn là hoạt động và tác động của hoạt động đó. Đối với từng môi trường cụ thể ứng với các hoạt động khác nhau sẽ dẫn đến các tác động khác nhau. Xét trên quy mô tổng thể có thể xét các áp lực như bảng 14.1.

Hiện trạng môi trường phản ánh tính chất môi trường tại một thời điểm nhất định phản ánh mức độ chịu tác động của môi trường trước những áp lực phát triển kinh tế, xã hội cũng như các hoạt động khác. Hiện trạng môi trường được thể hiện bản chất các thành phần tự nhiên của môi trường: các chất hóa học, các thành phần sinh vật và thành phần vật chất không sống khác. Môi trường tự nhiên chịu ảnh hưởng từ các hoạt động của con người do khai thác tài nguyên, do xả thải các chất thải mà diễn biến theo những xu hướng nhất định gây ảnh hưởng trở lại cuộc sống của con người.

Đáp ứng về mặt môi trường trước hết là những phản ứng thích nghi của đối tượng chịu tác động trước những biến đổi về mặt hiện trạng môi trường. Ví dụ, khi nguồn tài nguyên bị suy giảm, con người phải chuyển đổi sử dụng, quản lý tái tạo tài nguyên. Đáp ứng về mặt môi trường bao gồm nhiều hoạt động cụ thể: pháp luật, quy định về quản lý, xử lý, chuyển đổi sử dụng... nhằm phát triển kinh tế xã hội bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giáo trình về môn quan trắc môi trường (Trang 139 - 140)