Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 40 - 42)

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, trong đó có vốn vay công là vấn đề hệ trọng nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, an toàn nợ công và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc vay nợ là cần thiết, song nếu vay mượn quá mức và sử dụng không hiệu quả thì sẽ chuyển nợ cho thế hệ sau. Vì vậy, sử dụng nợ công hiệu quả là vấn đề phải được đề cao. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:

- Thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các chương trình, dự án trọng điểm và thực sự có hiệu quả thuộc lĩnh vực đầu tư công hoặc vay để giải quyết các nhu cầu cấp bách thuộc lĩnh vực tài chính công để ổn định tài khóa. - Xây dựng tiêu chí về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay nợ công gắn với nguyên

tắc về trách nhiệm hoàn trả nợ, tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí, tham nhũng. Có chế tài xác định rõ mục đích, chủ trương cho các chương trình, dự án đầu tư có sử dụng vốn vay nợ công; từng bước giảm dần tỷ trọng vay nợ công, chỉ tập trung đầu tư vào các dự án lớn về kết cấu hạ tầng; loại bỏ các dự án đầu tư sử dụng vốn vay nợ công không còn phù hợp với điều kiện, tiêu chí về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đầu tư công, giảm dần sự tham gia từ NSNN (đặc biệt là các khoản vay của Chính phủ) vào các dự án, xã hội hóa các nguồn lực ngoài Nhà nước; phấn đấu giảm mạnh chỉ số ICOR của khu vực Nhà nước.

- Đẩy mạnh cơ chế cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và thu hồi nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại; tăng cường chia sẻ rủi ro cho các cơ quan cho vay lại. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm rủi ro tín dụng giữa Nhà nước, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại, doanh nghiệp/ địa phương; cơ chế lãi suất cho vay lại và phí bảo lãnh phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng; mức trích lập dự phòng của NSNN

- Kiên quyết không thực hiện chuyển đổi cơ chế từ cho vay lại sang NSNN đầu tư trực tiếp đối với dự án đầu tư sử dụng vốn vay kém hiệu quả; đồng thời chuyển đần tư cơ chế cấp phát sang cơ chế cho vay lại, nâng cao trách nghiệm của người sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật; hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn vay; tăng cường nhận thức nợ công; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

- Giám sát chặt chẽ tình trạng tài chính, tình hình vay, trả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống tài chính – ngân hàng trong nền kinh tế để ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng nợ do Chính phủ phải vay nợ để giải cứu hệ thống.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w