Kiểm soát nợ trong giới hạn trần nợ cho phép:

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 39 - 40)

- Xác định rõ mức bội chi NSNN và lộ trình cắt giảm bội chi trong trung, dài hạn (bao gồm cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP). Việc triển khai quyết liệt lộ trình cắt giảm bội chi trong giai đoạn tới là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong thời gian cho phép.

- Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ theo hướng: hạn chế tối đa việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước. Riêng đối với 2 ngân hàng chính sách, khống chế phát hành mới hàng năm bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hàng năm để đảm bảo ổn định dư nợ trong suốt giai đoạn. Đồng thời, rà soát toàn bộ các chương trình, dự án đã được thẩm cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ, chọn lọc một số dự án có hiệu quả, cấp thiết, bảo đảm trong trần nợ.

- Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cần được xây dựng trong khuôn khổ, khả năng cân đối và đảm bảo tính bền vững của chinh sách tài khóa. Đồng thời, đầu tư từ nguồn vay công chỉ tập trung cho các dự án trọng điểm, cấp bách, thứ tự ưu tiên cao, nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được phê duyệt.

- Việc xây dựng, điều hành thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công cần đảm bảo dư địa dự phòng rủi ro cho các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn có thể phát sinh như giá dầu, tỷ giá… để đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép ngay cả khi nền kinh tế trải qua các cú sốc bất lợi trong và ngoài nước. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ bội chi chính quyền địa phương, nợ của chính quyền địa phương.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vay mới ngay từ khâu phê duyệt chủ trương, chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng trả nợ trong dài hạn. Đồng thời, giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi chỉ giới hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

- Đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho các khoản gốc, lãi của Chính phủ; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm dư nợ Chính phủ, nợ công.

- Từng bước kiểm soát tốc độ gia tăng dư nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá để đảm bảo an toàn, bền vững nợ và an ninh tài chính quốc gia trong trung, dài hạn.

- Mức huy động vốn hàng năm thông qua phát hành TPCP cần phù hợp với khả năng cung ứng của thị trường, tránh áp lực tăng đột biến khối lượng phát hành TPCP, đặc biệt với kỳ hạn dài, có thể dẫn đến nguy cơ buộc phải nâng lãi suất phát hành, gắn với rủi ro phát vỡ mặt bằng vay vốn cho toàn bộ nền kinh tế, gây bất ổn cho thị trường tài chính

- Thường xuyên cập nhật diễn biến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, biến động tỷ giá, điều kiện huy động vốn vay trong nước và nước ngoài… để chủ động xây dựng phương án, trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh mức vay công và các hạn mức nợ tương ứng. Kiểm soát các khoản nợ ngầm tiềm ẩn có thể phát sinh từ nợ của khu vực các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng trong nền kinh tế có nguy cơ chuyển thành nợ công.

- Củng cố và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về nợ công nhằm phục vụ cho việc phân tích, dự báo, giám sát các chỉ số về nợ công trong khuôn khổ chỉ tiêu an toàn nợ, cảnh báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, qua đó xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lí nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w