Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế, chính sách quản lý nợ công, phù

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 44 - 48)

phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế

- Trước yêu cầu mới của thực tiễn quản lý, hội nhập quốc tế và để đảm bảo tuân thủ Hiến pháp 2013, phù hợp với các luật mới ban hành, cần sửa đổi, bổ sung Luật quản lý nợ công hiện hành với một số định hướng như: (i) điều chỉnh phạm vi nợ công hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam; nghiên cứu, đa dạng hóa các loại trần nợ phù hợp với phạm vi, bản chất từng cấu phần nợ công; (ii) xác định cụ thể mục tiêu quản lý nợ; (iii) hoàn thiện công cụ quản lý nợ công chủ động thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình quản lý nợ trung hạn cho thời hạn 5 năm, gắn kết chặt chẽ với kế hoạch năm; (iv) quy định rõ ràng, tách bạch về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và quản lý nợ công.

- Đổi mới cơ chế bảo lãnh Chính phủ theo hướng thu hẹp diện đối tượng được cấp xét bảo lãnh, ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh cho các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; thu hẹp đối tượng ưu tiên của chương trình tín dụng chính sách, chỉ ưu tiên xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ theo phương thức phát hành trái phiếu trong nước.

- Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý nợ công với công tác điều hành chính sách tài khóa – tiền tệ. Tách bạch quản lý nợ công với chính sách tài khóa nhằm điều chỉnh

những nội dung thuộc bản chất nghiệp vụ quản lý nợ công đang được điều chỉnh bởi chính sách tài khóa như: cơ cấu danh mục nợ, nguồn vốn vay cho bù đắp bội chi để đảm bảo tính linh hoạt, chủ động trong quản lý nợ công.

- Tăng cường quản lý nợ chính quyền địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển tại địa phương, hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo an toàn nợ chính quyền địa phương và nợ công.

- Về lâu dài, cần thành lập cơ quan quản lý nợ (DMO) nhằm mục tiêu hướng tới tập trung toàn bộ các chức năng nợ công vào một bộ phận duy nhất, giảm sự phân tán và tăng cường sự phối hợp trong quản lý nợ công theo mô hình cơ quan quản lý nợ tiên tiến, chuyên nghiệp trên thế giới.

- Nghiên cứu, sửa đổi hệ thống văn bản dưới luật phù hợp với Luật Quản lý nợ công sửa đổi, hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn trong nước và thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn từ 2016-2020, để dảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững một số chỉ tiêu cụ thể để triển khai chiến lược nợ đã được đưa ra, cụ thể như: huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi của NSNN và tiếp tục đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục; vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN thep hướng giảm dần bội chi NSNN; Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội; Duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế; Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế và chính sách quản lý nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của Quốc gia, đảm bảo đồng bộ, ổn định, phù hợp với yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường vốn trong nước và tăng cường khả năng chủ động tiếp cận, tham gia thị trường vốn quốc tế; nghiên cứu, đổi mới tổ chức, hình thành cơ quan quản lý nợ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế; giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP

Để thực hiện những mục tiêu này đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại, nhóm em đã nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể rất mong được cô giáo cùng các bạn góp ý giúp chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài chính, 2016, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược nợ công và nợ

nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2020, Báo

cáo số 105/BC-BTC ngày 20/12/2016

2. Lê Thị Khương, 2016, Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng,

số 21 tháng 12

3. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (2016), Báo cáo Đánh giá thực trạng nợ công

tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất cho giai đoạn 2016 - 2020. 4. Nguyễn Đình Cung (2016), Nợ công và một số hệ lụy với kinh tế vĩ mô Việt

Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế.

5. Phạm Thế Anh và cộng sự (2012), Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá

khứ, hiện tại và tương lai, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Chương trình Phát triển

Liên hợp quốc (UNDP).

6. Phòng nghiên cứu VEPR, 2015, Những đặc điểm của nợ công Việt Nam, Bản thảo luận chính sách - CS10

7. Trần Kim Chung, 2016, Khả năng kiểm soát, giảm nợ công ở Việt Nam và các

giải pháp thực hiện, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính

8. Trần Vũ Hải, 2011, Quản lý nợ công: Thực trạng và kiến nghị giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 8/2011

9. Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, 2016, Báo cáo đánh giá thực trạng nợ công Việt Nam 2011-2015 và đề

xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Benedict Bingham (IMF, 2010), Vietnam Fiscal Strategy and Public Debt. 2. Earth Trends (2010), Vietnam Economic Indicator 2010

3. World Bank (2005), Policy Research Working Paper No. 3674

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET

1. http://www.bidv.com.vn/Tin-tuc-su-kien/Tin-BIDV/B--225;o-c--225;o-danh- gia-thuc-trang-no-c--244;ng.aspx (truy cập ngày 5/4/2017)

2. https://luattaichinh.wordpress.com/2011/10/23/qu%E1%BA%A3n-l-n%E1%BB %A3-cng-th%E1%BB%B1c-tr%E1%BA%A1ng-v-ki%E1%BA%BFn-ngh

%E1%BB%8B-hon-thi%E1%BB%87n-php-lu%E1%BA%ADt/ (truy cập ngày 1/4/2017)

3. http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ncvtd/ncvtd_chitiet? dDocName=MOFUCM091770&_afrLoop=1918360814923762 (truy cập ngày 7/4/2017) 4. http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? centerWidth=80%25&dDocName=SBV245948&leftWidth=20%25&rightWidth =0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=1az68j78y6_342&_afrLoop=1959186210393626#%40%3F_afrLoop %3D1959186210393626%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName %3DSBV245948%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth %3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D1824zu5vs9_4 (truy cập ngày 5/4/2017)

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w