Về các chỉ tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 36 - 38)

Căn cứ vào Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương. giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, một số chỉ tiêu cụ thể để triển khai chiến lược nợ trong giai đoạn 2016-2020:

a) Về huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi của NSNN và tiếp tục đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, giao thông, y tế, giáo dục và các chương trình mục tiêu quan trọng theo các Nghị quyết của Quốc hội trong từng giai đoạn.

- Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi NSNN thep hướng giảm dần bội chi NSNN đặt ra tại Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia theo giai đoạn 2016-2020: bội chi NSNN cả giai đoạn không quá 3,9% GDP, trong đó bội chi ngân sách trung ương không quá 3,7% GDP và bội chi ngân sách địa phương không quá 0,2% GDP. Phấn đấu giảm mạnh bội chi NSNN để đến năm 2020 không qua 0,5% GDP.

- Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho các công trình giao thông, thuỷ lợi, y tế có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định: các chương trình, dự án mới chỉ tập trung chủ yếu cho các dự án lớn trong 3 lĩnh vực: hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, bệnh viện trung ương và một số địa phương từ khi đổi mới đến nay chưa được đầu tư bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Theo đó, giai đoạn 2016-2020 dự kiến phát khoảng 260 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả 60 nghìn tỷ đồng thực hiện theo kế hoạch phát hành giai đoạn 2014-2016).

- Vay và trả nợ của chính quyền địa phương để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương thực hiện trong hạn mức hàng năm theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm rủi ro tín dụng giữa nhà nước, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay lại, doanh nghiệp/ địa phương.

- Vay nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải nằm trong hạn mức vay nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm do Thủ tướng chính phủ quyết định. b) Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu danh mục nợ, điều kiện vay, và sử dụng vốn vay theo

hướng tăng tỷ trọng nợ trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài của quốc gia, tăng cường hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ với chi phí và mức độ rủi ro hợp lý:

- Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ trong tổng số dư của Chính phủ giảm xuống dưới 50%, đảm bảo duy trì duy trì cơ cấu dư nợ vay ODA tối thiểu đạt khoảng 60% so với tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ vào năm 2020.

- Giảm thiểu rủi ro về tái cấp vốn, thanh khoản, tỷ giá, đồng tiền, có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ và phấn đấu kéo dài thời hạn vay qua phát hành Trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn từ 2016-2020 khoảng từ 6-8 năm, trong đó tỷ lệ phát hành TPCP có thời hạn từ 5 năm trờ lên tối thiểu 70% tổng khối lượng TPCP phát hành để đảm bảo mục tiêu kéo dài kỳ hạn danh mục nợ và quản lý rủi ro.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế của Chính phủ.

c) Duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia ở mức an toàn được Quốc hội phê chuẩn trong từng giai đoạn và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế

- Nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ được bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không qua 54% GDP và nợ nước ngoài của Quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

- Đảm bảo chi tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối Nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

d) Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế và chính sách quản lý nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của Quốc gia, đảm bảo đồng bộ, ổn định, phù hợp với yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường vốn trong nước và tăng cường khả năng chủ động tiếp cận, tham gia thị trường vốn quốc tế.

e) Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới tổ chức, hình thành cơ quan quản lý nợ theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.

f) Từng bước giảm dần nợ công, đến năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách quản lý nợ công ở việt nam bài 2 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w