Lịch sử ngành mía đường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng ô nhiễm bã bùn tại khu chứa bã của xí nghiệp đường vị thanh và nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm do bã bùn ở xã tân tiến thành phố vị thanh (Trang 29 - 30)

3.1.1.1 lịch sử ngành mía đường Việt Nam

Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa nhưng công nghiệp mía đường mới chỉ được phát triển từ những năm 1990. Cho đến năm 1994 cả nước chỉ mới có 9 nhà máy đường mía với tổng công suất dưới 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu dẫn đến việc mỗi năm phải nhập khẩu trung bình từ 300 ngàn đến 500 ngàn tấn đường. Nhận thấy được những lãng phí rất lớn trong chế biến và sản xuất đường nội địa, chương trình mía đường đã được khởi động kể từ năm 1995.

Chương trình này được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành mía đường được giao “không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội”.

Đứng về mặt chính sách, có thể nói chương trình này đã giải quyết được hai trục trặc lớn nhất của ngành mía đường Việt Nam lúc bấy giờ là chính sách tài chính, giải quyết nguồn vốn hỗ trợ, không phải vay lãi suất cao, thứ hai là cổ phần hóa các doanh nghiệp mía đường. Nhờ hai chính sách đó mà ngành mía đường đã có những bước phát triển nhất định, thay thế nhập khẩu hàng tỷ đô la, đáp ứng cơ bản được nhu cầu tiêu dùng trong nước và quan trọng nhất là tạo ra hàng triệu việc làm.

Tuy nhiên, việc ồ ạt phát triển những dự án nhà máy mía đường nhưng thiếu quy hoạch dài hạn đã để lại rất nhiều di chứng khó lường về sau. Khi hình thành nên các nhà máy đường, các địa phương đã không tính đến việc xây dựng nên các vùng mía nguyên liệu tập trung như các nông trại mà chỉ trồng xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác. Đến khi đất nước bước vào nền kinh tếthị trường, người nông dân bám theo thị trường để trồng các loại cây trồng có thu nhập cao nên dần dần diện tích cây mía bị thu hẹp và bị đẩy vào những vùng đất đồi, bạc màu, cằn cỗi, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vùng

19

nguyên liệu manh mún, không thể cơ giới hoá và không thể mở rộng dẫn tới công suất nhà máy cũng không thể nâng cao và giá thành sản xuất đường lớn, khiến ngành đường nội địa hầu như lép vế hoàn toàn trước đường nhập khẩu.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng ô nhiễm bã bùn tại khu chứa bã của xí nghiệp đường vị thanh và nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm do bã bùn ở xã tân tiến thành phố vị thanh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)