Bên cạnh phân tích các thông số bụi và SO2 quy trình đánh giá ô nhiễm không khí tại khu chưa bã bùn còn thực hiện phân tích các thông số về H2S, NH3, CH4. Vì đây là loại chất thải của quá trình làm trong nước mía thô. Do đó các chất hóa học tham gia vào quá trình này tương đối nhiều đặt biệt là lưu huỳnh nên trong bã bùn chứa một lượng các hợp chất có gốc S. Việc đánh giá sẽ phân tích kỹ yếu tố H2S do đây là hợp chất chủ yếu tạo nên mùi hôi ảnh hưởng đến người dân xung quanh khu vực bã bùn. Các mẫu phân tích được thu tại ba vị trí bao gồm: đầu bãi chứa bã, cuối bãi chữa bã và cách 50-100m cuối hướng gió .
* Thông số bụi
Hàm lượng bụi tại khu chứa bã không cao, do đặc tính của bã bùn có độ ẩm cao nên lượng bụi phát sinh không nhiều. Bảng 4.2 thể hiện thông số bụi qua các năm tại các vị trí lấy mẫu. Nhìn chung kết quả các mẫu lấy thu được đều đạt chuẩn chấp nhận so với tiêu chuẩn 3733/2002 QĐBYT, xét về tổng thể toàn bãi chứa diễn biến thông số bụi có dấu hiệu giảm. Tuy nhiên đến năm 2013 có dấu hiệu tăng trở lại. Nguyên nhân là do năm này lượng bã bùn phát sinh xí nghiệp không có hướng xử lý phải vận chuyển xuống bãi chứa từ đó làm gia tăng sự ô nhiễm. Thông số bị ảnh hưởng bởi thời điểm thu mẫu cho nên tại vị trí quan trắc cách bãi chứa 50-100m cuối hướng gió có sự khác biệt do ảnh hưởng của thời tiết nên kết quả có sự khác biệt đáng kể.
33
Bảng 4.2 Kết quả quan trắc thông số bụi tại khu chứa bã bùn
Đơn vị:Mg/m3
NĂM Tiêu chuẩn 2010 2011 2012 2013 2011/2010 2013/2012 Đầu bãi 3733/2002 QĐBYT 0,148 0,107 0,135 0,204 -0,041 0,069 Cuối bãi 0,094 0,067 0,155 0,245 -0,027 0,090 Cách 50- 100m cuối hướng gió 0,164 0,162 0,110 0,132 -0,002 0,022 Tổng 0,406 0,336 0,4 0,581
Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo quan trắc môi trường giai đoạn 2010-2013 * Thông số SO2
Thông số quan trắc SO2 đạt giá trị cao nhất tại năm 2013 ở điểm quan trắc cuối bãi. Về tổng thể diễn biến của thông số SO2 không có sự chênh lệch nhiều qua các năm. Ở điểm quan trắc cuối bãi thông số này có dấu hiệu tăng dần qua các năm. ở điểm quan trắc cách 50-100M cuối hướng gió thông số này lại có dấu hiệu giảm qua các năm.
Bảng 4.3 Kết quả quan trắc thông số SO2 giai đoạn 2010-2013
Đơn vị:Mg/m3 NĂM Tiêu chuẩn 2010 2011 2012 2013 2011/2010 2013/2012 Đầu bãi 3733/2002 QĐBYT 0,044 0,041 0,048 0,063 -0,003 0,015 Cuối bãi 0,036 0,033 0,062 0,071 -0,003 0,009 Cách 50- 100m cuối hướng gió 0,063 0,062 0,044 0,048 -0,001 0,004
34
Tổng 0,143 0,136 0,154 0,182
Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo quan trắc môi trường giai đoạn 2010-2013
* Thông số H2S, NH3, CH4
Bảng 4.4 Kết quả quan trắc các thông số H2S, NH3, CH4 giai đoạn 2010-2013
Chỉ tiêu
NĂM Tiêu chuẩn 2010 2011 2012 2013 2011/2010 2013/2012
H2S Đầu bãi 3733/2002 QĐBYT 0,038 0,034 0,031 0,031 -0,004 - Cuối bãi 0,067 0,024 0,037 0,039 -0,043 0,002 Cách 50-100m cuối hướng gió
0,038 KPH KPH KPH - - Tổng 0,143 0,058 0,068 0,07 NH3 Đầu bãi 3733/2002 QĐBYT 0,067 0,105 0,105 0,085 0,038 -0,02 Cuối bãi 0,067 0,083 0,151 0,039 0,016 -0,112 Cách 50-100m cuối hướng gió
0,067 0,028 0,072 0,026 -0,039 -0,046 Tổng 0,201 0,216 0,328 0,15 CH4 Đầu bãi 3733/2002 QĐBYT 2,63 2,33 1,28 0,46 - 0,30 - 0,82 Cuối bãi 1,51 1,44 1,63 0,66 -0,07 -0,97 Cách 50-100m cuối hướng gió
0,23 0,20 0,36 0,12 -0,03 -0,24
Tổng 4,37 3,97 3,27 1,24
Nguồn:Tổng hợp từ báo cáo quan trắc môi trường giai đoạn 2010-2013
Các thông số này đặc trưng cho sự ô nhiễm bã mía tại địa phương nên nghiên cứu sẽ phân tích chung nhằm đưa ra những nhận định tổng quan nhất về thực trạng ô nhiễm ở khu vực này. Thực tế mùi hôi phát sinh ở đây nguyên nhân là do hàm lượng ba loại khí trên phát tán vào không khí. Theo phản ánh của người dân tại địa phương, bã mía gây mùi khó chịu khi được bốc lên. Vào mùa nắng lượng khí xốc lên cao gây ô nhiễm mùi, mùa mưa bã bùn theo nước mưa chảy xuống kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước.
Bảng 4.4 trình bày sự thay đổi các thông số qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013. Kết quả quan trắc cho thấy tại hầu hết các vị trí thu mẫu nồng độ
35
các chất ô nhiễm đều không vượt quá giới hạn quy chuẩn, tuy nhiên vẫn phát hiện có các chất này trong không khí do đó khả năng phát sinh mùi khó chịu là cao. Trong năm 2013 nồng độ các chất trên đều có xu hướng gia tăng ở vị trí đầu bãi và cuối bãi. Dấu hiệu cải thiện môi trường khả quan hơn ở điểm quan tắc cách 50-100m cuối hướng gió, đặc biệt nồng độ H2S đã không phát hiện từ năm 2011 ở vị trí này.
Với những diễn biến trên cho thấy, những nỗ lực của xí nghiệp trong việc cải thiện môi trường thời gian qua đã phát huy kết quả, tuy nhiên dấu hiệu ô nhiễm trở lại trong năm 2013 rất đáng lo ngại, cũng theo phản ánh của các hộ dân nơi đây. Từ 2 năm trước sinh hoạt người dân đã tốt hơn do mùi hôi đã giảm đáng kể tuy nhiên thời gian gần đây mùi hôi đã phát sinh trở lại. Vì vậy xí nghiệp cần có những xem xét cũng như kiểm tra đối với khâu quản lý bã bùn nghiêm ngặt hơn