Đối với sản phẩm của ngành mía đường thị trường tiêu thụ được đánh giá là rộng lớn và đa dạng. theo sô liệu trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn bình quân trong năm 2010 cả nước tiêu thụ 92 tấn đường/tháng. Như vậy cả năm tiêu thụ khoảng 1,1 triệu tấn. Có thể phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm thành 2 nhóm chính là: thị trường tiêu thụ trực tiếp và thị trường tiêu thụ gián tiếp.
Thị trường tiêu thụ trực tiếp:bao gồm các nhà phân phối và buôn bán đến tay người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. các nhà phân phối này thường bao gồm cả việc bán buôn và bán lẻ đường.
Thị trường tiêu thụ gián tiếp: mảng thị trường này bao gồm các nhà sản xuất công nghiệp lớn và được các nhà máy đường phân phối trược tiếp bởi khả năng cung ứng của các nhà phân phối và buôn bán ở trên thường có nhiều hạn chế.
Hiện nay có 40% lượng đường sản xuất được tiêu thụ trực tiếp được tiêu thụ trực tiếp tại các hộ gia đình và 60% còn lại được tiêu thụ thông qua việc sản xuất các sản phẩm chế biến có sử dụng đường. Kênh tiêu thụ đường được thể hiện trong sơ đồ sau.
Nguồn: Báo cáo kinh doanh công ty cổ phần CASUCO
Hình 3.1 Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm đường
Thị trường công nghiệp được phân chia rõ rệt làm 4 phần tương đối bằng nhau. Trong đó các ngành sữa và kem, bánh kẹo, nước ngọt chiếm 3 phần lượng đường tiêu thụ, phần còn lại dành cho các phần chế biến khác( rượu, bia, y tế…) NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐƯỜNG Người bán buôn( các công ty thương mại) Người bán lẻ Công ty chế biến thực phẩm( rượu, nước ngọt, bánh kẹo..) Người tiêu dùng trưc tiếp
23
Nguồn: Báo cáo kinh doanh công ty cổ phần CASUCO
Hình 3.2 Thị phần của các ngành hàng sử dụng đường
Cùng với nhu cầu về đường tăng thêm của các hộ gia đình, trong năm 2013 nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam cũng tăng. Trong đó ngành bánh kẹo tăng 28%, thực phẩm đóng hộp tăng 37%, ngành đồ uống cũng được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai. Như vậy có thể nhận định nhu cầu về đường của Việt Nam sẽ tăng trưởng cao và mở ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn.