PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng ô nhiễm bã bùn tại khu chứa bã của xí nghiệp đường vị thanh và nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm do bã bùn ở xã tân tiến thành phố vị thanh (Trang 26)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài bao gồm: tình hình chất thải ở công ty cổ phần mía đường Casuco. Đồng thời sử dụng các số liệu liên quan đến chất lượng môi trường của khu vực được lấy từ Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hậu Giang.

2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu được thu thập bằng cách: phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đến người dân.

Nội dung phỏng vấn: đặc điểm nhân khẩu, các đặc điểm về ảnh hưởng của mức độ ô nhiễm đến cuộc sống của người dân, các yếu tố liên quan đến môi trường sống ở khu vực.

Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling): là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Cách chọn mẫu này là không ngẫu nhiên vì chỉ phỏng vấn những hộ sống lâu năm ở địa phương. Như vậy mới có thể đánh giá được tác động của ô nhiễm và những cải thiện về môi trường theo thời gian.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các tiêu chí như tần suất, tỷ lệ, số trung bình…để đánh giá thực trạng môi trường tại khu chữa bã và tại xí nghiệp đường Vị Thanh. Đồng thời tiến hành dự báo sức chứa bãi chứa bã bùn dựa trên các số liệu phát sinh bã bùn của các năm trước.

Mục tiêu 2: Sử dụng các công cụ thống kê mô tả như bảng tần số, giá trị trung bình..để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ô nhiễm đên cuộc sống người dân địa phương và nhận thức của người dân trước thực trạng ô

16

nhiễm cũng như ý kiến của họ trước các chính sách được đặt ra cho khu chứa bã.

Mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu ở 2 mục tiêu trên, đề xuất các giải pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và phù hợp với điều kiện cũng như nguyện vọng người dân địa phương.

2.2.3 Diễn giải các phương pháp phân tích:

2.2.3.1 Khái niệm về thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập.

Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong thống kê mô tả thường là bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả.

2.2.3.2 Bảng tần số

Dùng để đếm tần số với tập dữ liệu đang có thì số đối tượng có các biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít… có thể thực hiện cho bảng tần số với tất cả các biến kiểu định tính lẫn định lượng.

Ý nghĩa: Là tính tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm và cộng dồn; tần số tính theo tỷ lệ phần trăm (%) bằng cách lấy tần số của từng biểu hiện chia cho tổng số mẫu quan sát; tính phần trăm hợp lệ là tính trên số quan sát có thông tin trả lời; tính phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần trăm từ trên xuống, nó cho biết có bao nhiêu phần trăm đối tượng ta đang khảo sát ở mức độ nào đó trở xuống hay trở lên.

2.2.3.3 Các đại lượng thống kê mô tả

Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa.

Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:

- Mean (trung bình cộng): Trong tổng số mẫu quan sát người ta tính trung bình xem được bao nhiêu trong mẫu chúng ta quan sát.

- Std. Deviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị quanh giá trị trung bình.

- Minimum (giá trị nhỏ nhất): Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong mẫu khảo sát được.

17

- Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong các mẫu quan sát được.

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Đề tài thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được từ 51 hộ sống xung quanh khu chứa bã bằng các công cụ thống kê mô tả như bảng tầng số, giá trị trung bình…từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của vấn đề bả bùn đến với người dân thông qua các yếu tố: bã bùn phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ từ xí nghiệp đường, bã bùn gây ô nhiễm đât, ảnh hưởng mùi hôi từ khu chứa bã, bã bùn gây ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời tiến hành thăm dò ý kiến của người dân về các phương án được đề xuất để xử lý khu chứa bã bao gồm: đóng cửa khu chứa bã, chính quyền và nhân dân cùng xử lý bã bùn, xí nghiệp hợp tác với một bên thứ ba để xử lý bã bùn, di dời người dân đến nơi khác.

Hình 2.2 Mô hình ảnh hưởng của bã bùn đến cuộc sống người dân Phục vụ nông nghiệp ảnh hưởng mùi hôi Hỗ trợ từ xí nghiệp đường Ô nhiễm đất Ô nhiễm nước Ảnh hưởng cuộc sống người dân

Đóng cửa khu chứa bã Xí nghiệp hợp tác với một bên thứ ba để xử lý bã mía Chính quyền và người dân hợp tác xử lý

Di dời người dân đến nơi khác

18

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNGVÀ QUÁ TRÌNH PHÁT SINH BÃ BÙN

3.1 TÌM HIỂU VỀ NGÀNH MÍA ĐƯỜNG TỈNH HẬU GIANG

3.1.1 Lịch sử ngành mía đường

3.1.1.1 lịch sử ngành mía đường Việt Nam

Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa nhưng công nghiệp mía đường mới chỉ được phát triển từ những năm 1990. Cho đến năm 1994 cả nước chỉ mới có 9 nhà máy đường mía với tổng công suất dưới 11.000 tấn mía/ngày và 2 nhà máy tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu dẫn đến việc mỗi năm phải nhập khẩu trung bình từ 300 ngàn đến 500 ngàn tấn đường. Nhận thấy được những lãng phí rất lớn trong chế biến và sản xuất đường nội địa, chương trình mía đường đã được khởi động kể từ năm 1995.

Chương trình này được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành mía đường được giao “không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội”.

Đứng về mặt chính sách, có thể nói chương trình này đã giải quyết được hai trục trặc lớn nhất của ngành mía đường Việt Nam lúc bấy giờ là chính sách tài chính, giải quyết nguồn vốn hỗ trợ, không phải vay lãi suất cao, thứ hai là cổ phần hóa các doanh nghiệp mía đường. Nhờ hai chính sách đó mà ngành mía đường đã có những bước phát triển nhất định, thay thế nhập khẩu hàng tỷ đô la, đáp ứng cơ bản được nhu cầu tiêu dùng trong nước và quan trọng nhất là tạo ra hàng triệu việc làm.

Tuy nhiên, việc ồ ạt phát triển những dự án nhà máy mía đường nhưng thiếu quy hoạch dài hạn đã để lại rất nhiều di chứng khó lường về sau. Khi hình thành nên các nhà máy đường, các địa phương đã không tính đến việc xây dựng nên các vùng mía nguyên liệu tập trung như các nông trại mà chỉ trồng xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác. Đến khi đất nước bước vào nền kinh tếthị trường, người nông dân bám theo thị trường để trồng các loại cây trồng có thu nhập cao nên dần dần diện tích cây mía bị thu hẹp và bị đẩy vào những vùng đất đồi, bạc màu, cằn cỗi, đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Vùng

19

nguyên liệu manh mún, không thể cơ giới hoá và không thể mở rộng dẫn tới công suất nhà máy cũng không thể nâng cao và giá thành sản xuất đường lớn, khiến ngành đường nội địa hầu như lép vế hoàn toàn trước đường nhập khẩu.

3.1.2 Các chính sách phát triển ngành mía đường của tỉnh

3.1.2.1 Các chính sách phát triển vùng mía nguyên liệu

* Các chính sách của nhà nước

Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 80.TTg ngày 24/06/2002 về việc khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm. điểu này đã hổ trợ nông dân trong việc tìm đầu ra cho mía nguyên liệu, góp phần thúc đẩy việc gia tăng năng suất và quy mô vùng nguyên liệu mía.

Các chính sách nâng cấp hệ thông giao thông nông thôn trên cả 2 mặt đường thủy và đường bộ phần nào ảnh hưởng tích cực đến quá trình vận chuyển mía, giúp giảm bớt các chi phí trung gian đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận đến các vùng nguyên liệu ở vùng sâu vùng xa.

Nhà nước cũng công bố giá sàn mua mía cho nông dân đối với mía có chữ đường 10CCS nhằm đảm bảo lợi ích cho nông dân thông qua việc ổn định giá mía nguyên liệu. Ngoài ra các chính sách về thuế và tín dụng cũng hổ trợ cho việc phát triển vùng nguyên liệu mía điển hình là việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho việc trồng mía trên đất có nhiều khó khăn như đất phèn, đất mặn và đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn sử dụng cho việc canh tác mía đối với nông dân.

Hàng năm nhà nước cũng dành một phần ngân sách để nhập khẩu các giống mía chất lượng cao, trợ giá giống mía mới cho người dân. Đồng thời đầu tư nghiên cứu để tạo ra giống mía mới cho năng suất cao, phù hợi với thổ nhưỡng và ít tốn côn chăm sóc như: ROC 16, ROC 22, QĐ 11, ROC 75…

* Các chính sách của nhà máy đường

Việc đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu được các nhà máy đường hổ trợ trên phương diện hổ trợ kỹ thuật canh tác và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm bằng các chính sách: tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nông dân (chiếm 70% diện tích canh tác của toàn tỉnh), hướng dẫn ký thuật trồng mía và giới thiệu các giống mía mới năng suất và chất lượng cao đến bà con gieo trồng. Đặt biệt nhà máy đường còn phát phiếu ưu tiên cho những hộ dân có mía trổ bông trên đồng nhằm hạn chế thất thoát lượng đường và giảm thiểu tối đa thiêt hại cho người dân.

20

3.1.2.2 Các chính sách phát triển sản xuất đường của tỉnh Hậu Giang

Việc phát triển sản xuất đường của tỉnh được thực hiện thông qua các chính sách bảo hộ ngành đường bằng thuế và hạn ngạch nhập khẩu và các chính sách ưu tiên kinh doanh và hổ trợ doanh nghiệp của tỉnh.

Cụ thể về thuế và hạn ngạch nhập khẩu, theo cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (2007) hạn ngạch nhập khẩu đường thô và đường tinh luyện là 55.000 tấn, con số này sẽ tăng 5% mỗi năm với thuế suất nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô và 60% đối với đường tinh luyện từ mía và 50% đối với đường tinh luyện từ củ cải. Việc nhập khẩu ngoài hạn ngạch không bị hạn chế nhưng phải chịu thuế suất nhập khẩu là 80-100%. Với những chính sách đó có thể thấy nhà nước đã có những bước đi quan trọng nhằm bảo vệ ngành mía đường Việt Nam vốn được xem là đi sau so với các nước trên thế giới. Điều này đảm bảo việc sản xuất của cách doanh nghiệp trong nước trước sự tấn công của các doanh nghiệp sản xuất đường nước ngoài với lợi thế về vốn, quy mô, và công nghệ.

Về cách chính sách khuyến khích doanh nghiệp của tỉnh. Hổ trợ nhà đầu tư về mặt bằng thực hiện dự án:

1. Đối với dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất: Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của tỉnh thực hiện giải phóng mặt bằng toàn bộ khu đất thực hiện dự án để bàn giao cho nhà đầu tư đúng theo tiến độ thỏa thuận giữa nhà đầu tư với cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao làm đầu mối hỗ trợ nhà đầu tư.

2. Đối với trường hợp nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất, không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm:

a. Chỉ đạo cung cấp các văn bản chính sách, pháp luật, hồ sơ đất đai liên quan khu đất thỏa thuận.

b. Chủ trì việc tiến hành thỏa thuận giữa nhà đầu tư và người sử dụng đất nếu có đề nghị của một bên hoặc các bên có liên quan.

c. Chỉ đạo việc thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng, thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

21

- Trong trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất mà ứng trước tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thì được trừ số tiền đã bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước; trường hợp thuê đất, khi hết thời hạn thuê đất mà chưa trừ hết tiền bồi thường đất, hỗ trợ đất thì được trừ vào thời hạn thuê đất tiếp theo.

- Trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai để thực hiện dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà phải chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng thì lựa chọn một trong hai hình thức sau:

+ Sử dụng đất dưới hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất: Nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất để được chuyển mục đích sử dụng đất. Khoản tiền nhà đầu tư thực tế đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được trừ vào số tiền sử dụng đất để được chuyển mục đích sử dụng đất mà nhà đầu tư phải nộp cho nhà nước để được sử dụng đất.

+ Sử dụng đất dưới hình thức thuê đất: Nhà đầu tư phải trả tiền thuê đất để thực hiện dự án. Khoản tiền nhà đầu tư thực tế đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được coi là khoản tiền thuê đất mà nhà đầu tư đã trả trước cho nhà nước để được thuê đất.

Hỗ trợ giảm chi phí quảng cáo

Chi phí quảng cáo trên Báo Hậu Giang và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Hậu Giang (sẽ được chi bằng nguồn ngân sách) để tiếp thị sản phẩm mới của các dự án được khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ như sau:

- Kể từ khi dự án chính thức đi vào hoạt động, năm đầu tiên quảng cáo được giảm 30% chi phí quảng cáo.

- Trong ba năm tiếp theo, được giảm 20% chi phí quảng cáo. - Số lần quảng cáo không quá 03 lần trong tuần.

- Thời lượng quảng cáo không quá 30 giây cho một lần trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hậu Giang.

22

3.1.3 Tình hình phát triển ngành mía đường tỉnh Hậu Giang

3.1.3.1 Thị trường đầu ra của sản phẩm

Đối với sản phẩm của ngành mía đường thị trường tiêu thụ được đánh giá là rộng lớn và đa dạng. theo sô liệu trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn bình quân trong năm 2010 cả nước tiêu thụ 92 tấn đường/tháng. Như vậy cả năm tiêu thụ khoảng 1,1 triệu tấn. Có thể phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm thành 2 nhóm chính là: thị trường tiêu thụ trực tiếp và thị trường tiêu thụ gián tiếp.

Thị trường tiêu thụ trực tiếp:bao gồm các nhà phân phối và buôn bán đến tay người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. các nhà phân phối này thường bao gồm cả việc bán buôn và bán lẻ đường.

Thị trường tiêu thụ gián tiếp: mảng thị trường này bao gồm các nhà sản xuất công nghiệp lớn và được các nhà máy đường phân phối trược tiếp bởi khả năng cung ứng của các nhà phân phối và buôn bán ở trên thường có nhiều hạn chế.

Hiện nay có 40% lượng đường sản xuất được tiêu thụ trực tiếp được tiêu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng ô nhiễm bã bùn tại khu chứa bã của xí nghiệp đường vị thanh và nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm do bã bùn ở xã tân tiến thành phố vị thanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)