c. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
2.1.1.12.1. Đánh giá chung về cơng tác thẩm định tài chính dự án vay vốn tại NHNo
2.1.1.12.1.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.1.1.13. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến đó là trình độ của các cán bộ thẩm định vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Mặc dù chi nhánh đã có quy trình thẩm định theo tiêu chuẩn nhưng do trình độ năng lực của các cán bộ thẩm định còn nhiều hạn chế nên nhiều khi cịn thiếu xót, bỏ qua các bước, thẩm định cịn sơ
sài, chiếu lệ, như việc bỏ qua tính tốn chỉ tiêu IRR và độ nhạy của dự án trong ví dụ trên. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ thẩm định đa số còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chỉ mới nghiên cứu cơng tác thẩm định tài chính dự án qua các tài liệu lý thuyết, tự tham khảo mà chưa có kinh nghiệm thực tiễn thẩm định, cũng như sự đào tạo một cách bài bản.
Nguyên nhân thứ hai được kể đến là nguyên nhân xuất phát từ phương pháp thẩm định. Phương pháp thẩm định tài chính dự án ở các ngân hàng hiện nay hầu hết đều chưa đề cập đến việc bổ sung tính tốn chỉ tiêu độ nhạy của dự án, mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các dự án ở trạng thái tĩnh, chưa tính tốn ảnh hưởng khi một số yếu tố của dự án bị thay đổi do tác động lạm phát, thay đổi cung cầu, giá cả nguyên liệu đầu vào…
Thứ ba, cần kể đến nguồn thơng tin phục vụ cho thẩm định tài chính dự án. Nguồn thơng tin thẩm định cịn bị hạn chế, chủ yếu chỉ căn cứ vào thông tin do chủ đầu tư dự án tự cung cấp. Hơn nữa, chất lượng của nguồn thông tin này cũng chưa được đảm bảo xác thực. Hệ thống thu thập thông tin của ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật được các thông tin mới nhất của thị trường cũng như của chuyên ngành, gây ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án.
Thứ tư, về hệ thống tổ chức, quản lý điều hành thẩm định tài chính dự án cịn nhiều yếu kém. Chưa có sự chuyển mơn hóa trong cơng tác thẩm định dự án, cần có sự tách biệt về chuyên môn và nghiệp vụ giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tín dụng để giảm thiểu thời gian thẩm định dự án. Hơn nữa, cơ chế kiểm tra, giám sát quá trình thẩm định tài chính cịn chưa được xem trọng và thực thi kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, về phía ngân hàng cịn q coi trọng đến việc thẩm định các tài sản cầm cố, thế chấp, thời gian trả nợ vay của doanh nghiệp hay đơn vị bảo lãnh mà không thẩm định kỹ càng các nội dung tài chính, cũng như tính hiệu quả, tính khả thi của bản thân dự án. Đây cũng là lý do giải thích tại sao khách hàng trong cho vay trung – dài
hạn của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, các khách hàng truyền thống lâu đời, còn khu vực kinh tế tư nhân, khối kinh tế ngoài quốc doanh chưa thực sự được coi trọng.
2.1.1.14. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, về môi trường pháp lý hiện nay ở nước ta trong hoạt động tín dụng ngân hàng cịn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách, các Quyết định – Nghị định, các văn bản chế độ luật của ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Hơn nữa, việc thường xuyên thay đổi của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng tới hiệu quả cơng tác thẩm định tài chính dự án. Một mơi trường pháp lý ổn định, rõ ràng và minh bạch là điều kiện cần cho việc phát triển và hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án.
Thứ hai, Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển và chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do vậy nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, bất ổn và chịu nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài nước. Các hoạt động kinh tế trong nước cịn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, phải đương đầu với nhiều rủi ro không lường trước khi nền kinh tế ra nhập WTO, hịa nhịp với kinh tế thế giới.
Thứ ba, tình trạng doanh nghiệp lập dự án thiếu tính chính xác, thiếu căn cứ khoa học đã làm cho công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn để có thể đánh giá chính xác được các dự án đó. Một số chủ đầu tư khi lập dự án khi lập dự án chỉ chú ý tập trung vào những nội dung chính mang tính nghiên cứu chủ đạo, thiếu hợp lý và mang nặng tính chiếu lệ. Điều này một phần là do sự thiếu hụt nguồn thông tin cũng như sự hạn chế về mặt cơng nghệ trong chính bản thân các doanh nghiệp, một phần cũng phải kể đến trình độ hạn chế của các cán bộ quản lý trong doanh nghiệp đó.
Tóm lại, trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cơng tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHNo & PTNT Chi nhánh Hà Tây cũng gặp phải
không ít khó khăn. Để hồn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án trong thời gian tới, Chi nhánh phải đề ra và thực thi được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện hiện có của mình. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển vững mạnh trong tương lai của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP