Một số biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xen mía

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật trồng xen, luân canh cây đậu tương với cây mía, ngô góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất mía và ngô hàng hóa tại cao bằng (Trang 55 - 57)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 Kết quả nghiên cứu khoa học

1.3.1. Một số biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xen mía

- Phương thức trồng đậu tương xen mía:

Khô hạn đầu vụ vẫn là yếu tố hạn chế chính đối với vụ xuân ở Cao Bằng, năm 2010 về thời gian mưa có biến động sai khác. Số liệu khí tượng cho thấy: tháng 1 lượng mưa đạt 185,5 mm lớn nhất trong 10 năm, nhưng lượng mưa tháng 2 và 3 đạt 5,3 và 6,9 mm, lượng mưa tăng từ tháng 4 đạt 75,8 mm, do vậy các thí nghiệm đã phải gieo trồng ngày 1/4/2010 là thời vụ sớm. Để khẳng định giống đậu tương thuộc nhóm giống trung ngày, thí nghiệm tiếp tục đánh giá đối với giống đậu tương ĐT22 trồng xen mía. Kết quả cho thấy: thời vụ gieo 1/4/2010 với giống đậu tương ĐT22 và ĐT12 cùng ngày trồng mía: giống đậu tương ĐT22 nếu để chínvà thu hoạch cần có thời gian sinh trưởng tới 93 ngày sẽ ảnh hưởng thời gian vun đất cho cây mía, trong khi giống đậu tương ĐT12 có TGST ngắn hơn 10 ngày, đậu tương chíntrước khi cây mía rợp hàng là phù hợp với yêu cầu chăm sóc với cây mía.

Trong điều kiện hàng mía 1 mét, phương thức trồng 2 hàng đậu tương và trong điều kiện hàng mía 0,75 mét, phưong thức trồng 1 hàng đậu tương trên tất cả số luống mía, hai phương thức này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển thời kỳ cây con của cây mía do sự cạnh tranh ánh sáng.

Kết quả ở bảng 12 cho thấy

Phương thức trồng đậu tương xen mía với điều kiện khoảng cách hàng mía 1 mét, năng suất giống đậu tương ĐT12 giữa phương thức trồng một hàng và hai hàng đậu tương sai khác không có ý nghĩa.

Phương thức trồng đậu tương xen mía với điều kiện hàng mía 0,75 mét, năng suất của giống đậu tương ĐT12 trồng trên tất cả các luống mía cao hơn so vớitrồng một hàng và bỏ cách 1 luống mía, sai khác có ý nghĩa.

Bảng 12. Ảnh hƣởng phƣơng thức trồng đến giống đậu tƣơng ĐT12 trồng xen mía trong vụ xuân năm 2010 tại Hòa Thuận- Phục Hòa

Chỉ tiêu theo dõi Khoảng cách mía hàng mía 1 mét Khoảng cách hàng mía 0,75 mét 1 hàngđậu tương 2 hàngđậu tương 1 hàng đậu tương 1 hàng và cách 1* TGST (ngày) 82 84 80 80

Chiều cao cây (cm) 49 50 49 49

Tính chống đổ (5 cấp) 1 1 1 1

Mật độ cây/(m2

) 20 20 26 14

Số quả chắc/cây (quả) 20,6 22,1 17,5 19,6

Năng suất (kg/ha) 1.223 1.313 1.322 810

LSD(0,05) 363 190

CV(%) 8,3 5,2

Ghi chú: *1 hàng và cách 1 là phương thức trồng xen 1 hàng đậu tương và bỏ cách một luống mía không trồng xen.

Nhƣ vậy: Trong điều kiện hàng mía 1 mét, phương thức trồng 1 hàng

đậu tương ĐT12 xen mía, năng suất đạt 1.223 kg/ha và trong điều kiện hàng mía 0,75 mét phương thức trồng 1 hàng và bỏ cách 1 luống mía, năng suất đạt 810 kg/ha là hai phương thức trồng đậu tương xen mía thích hợp đối với sản xuất hiện nay ở tỉnh Cao Bằng. Hai phương thức trồng đậu tương xen mía này không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển thời kỳ mía mọc mầm và cây con của cây mía là hai phương thức dễ thực hiện đối với người dân.

- Xác định tổ hợp phân bón với cây đậu tươngtrồng đậu tương xen mía

Số liệu ở bảng 13 cho thấy

Năng suất giống đậu tương ĐT12 ở các công thức tổ hợp phân bón F1, F2 và F3 sai khác không có ý nghĩa.

Năng suất của giống đậu tương ĐT12 ở tổ hợp phân bón F3 sử dụng hàm lượng N có trong nguồn phân bón hữu cơ vi sinh cao hơn 11,4% so với tổ hợp phân bón F1 và năng suất của giống đậu tương ĐT12 ở tổ hợp phân bón F2 cao hơn 5,8% so với tổ hợp P1.

Bảng 13. Hiệu quả kinh tế của liều lƣợngphân bón với giống đậu tƣơng ĐT12 trồng xen mía trong vụ xuân năm 2010 tại Hòa Thuận - Phục Hòa

Nội dung F1 (đc) F2 F3 F0

NS đậu tương (kg/ha) 1.257 1.330 1.400 533

NS mía (tấn/ha) 84,7 85,5 88,0 84,0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật trồng xen, luân canh cây đậu tương với cây mía, ngô góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất mía và ngô hàng hóa tại cao bằng (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)