- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
3.5. Phương pháp phân tích tính chất hóa học của đất
pHKCl: Xác định bằng máy đo pH met điện cực thuỷ tinh. Chất hữu cơ tổng số (OMts(%)): theo phương pháp Walkey- Black. Đạm tổng số (N ts(%)): theo phương pháp Kjeldahl. Lân tổng số (P2O5 ts(%)): Công phá mẫu bằng hỗn hợp axit H2SO4 và HClO4, so màu trên máy Spectrophotometer. Lân dễ tiêu (P2O5 dt(mg/100g đất)): theo phương pháp Oniani - Chiết rút bằng axít H2S04 0,5N. Kali tổng số (K2O ts(%)): Công phá mẫu bằng hỗn hợp axit H2SO4 và HClO4. Đo trên máy Flamephotometer. Kali trao đổi K2O dt(mg/100 g đất): đo trên máy Flamephotometer
3.6.Các chỉ tiêu nghiên cứu và theo dõi
3.6.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu và theo dõi thí nghiệm: Theo Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 339: 2006 ”Giống đậu tương- Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
3.6.2. Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính: Theo Phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật [36].
+ Ruồi đục thân đậu tương (Melanagromyza sojae)điều tra sau ngày đậu tương mọc 3 tuần.
Tỷ lệ cây bị hại % = Số cây bị hại
Tổng số cây điều tra𝑥 100
+ Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn) và bệnh thối rễ (Fusarium sp) điều tra sau ngày đậu tương mọc 3 tuần.
Tỷ lệ cây bị bệnh % =Số cây bị bệnh
Số cây điều tra𝑥 100
+ Bệnh sương mai (Peronospora manshurica (Naoun) Sydow) điều tra trong vụ xuân trước khi cây nở hoa, thời kỳ đậu tương có 7 - 9 lá.
Tỷ lệ bệnh % = Số lá bị bệnh
Tổng số láđiều tra𝑥 100
+ Bệnh đốm lá (Phyllosticta sojencola; Alternaria sp) điều tra thời kỳ đậu tương quả chắc xanh.
Tỷ lệ bệnh % = Số lá bị bệnh
Tổng số láđiều tra𝑥 100
3.6.3. Các chỉ tiêu theo dõi mô hình
Ngày gieo. Thời gian sinh trưởng. Năng suất hạt khôcân khối lượng hạt khô thực thu trên diện tích của hộ gia đình thực hiện mô hình.
3.6.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng
+ Làm đất: Đất cày bừa kỹ, lên luống theo khoảng cách các thí nghiệm.
+ Phân bón: Đậu tương trồng xen mía, xen ngô bón: 300 kg phân hữu
cơ vi sinh + phân đạm urê + phân super lân + phân kali clorua, tương đương liều lượng (15 kg N + 30 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha.Đậu tương trồng thuần bón: 600 kg phân hữu cơ vi sinh + phân đạm urê + phân super lân + phân kali
clorua, tương đương liều lượng (30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha. Trong đó thí nghiệm 6, 11 và 13, liều lượng phân bón theo công thức thiết kế.
+ Phương pháp bón phân:Bón lót toàn bộ phân lân vào hàng đã rạch để
gieo đậu tương. Bón thúc lần 1 khi cây có 3 lá thật toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + 1/2 lượng phân đạm urê + 1/2 lượng kali clorua, làm cỏ vun lấp phân bón. Bón thúc lần 2 trước khi cây đậu tương ra hoa số phân bón còn lại, làm cỏ vun lấp đất phủ phân bón.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc trừ sâu Peran 50EC nồng độ 0,1%,
phun 2 lần: sau ngày đậu tương mọc 7 và 35 ngày.