Vai trò của giảng viên và nhóm trưởng trong thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 33 - 35)

5.1. Giảng viên

- Giảng viên giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn hoạt động: Chia nhóm, giao việc cho nhóm và hướng dẫn một cách tỉ mỉ, rõ ràng.

32

- Khi học viên làm việc theo nhóm, giảng viên theo dõi, quan sát hoạt động của từng nhóm/cá nhân, gợi ý khi cần thiết, thu nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung; đánh giá đúng kết quả hoạt động của từng học viên và nhóm.

- Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện, giúp học viên tự tin, cởi mở trao đổi kiến.

- Quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần - Hướng dẫn học viên quay về lớp khi các nhóm thảo luận xong, mỗi nhóm trình bày phần thảo luận, hoạt động của mình.

- Giảng viên đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt (kết luận)

Chú ý

- Khi các nhóm thảo luận, giảng viên không dừng lại lâu ở một nhóm nào. - Khi các nhóm trình bày nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm đều trình bày mà chỉ trình bày các ý kiến quan điểm khác với nhóm trước

Giảng viên ngồi sang một bên khi các nhóm trình bày, nhường "sân khấu'' cho các nhóm báo cáo.

- Do thời gian có hạn, không gian của lớp học chật hẹp, học viên trong lớp quá đông ... nên phải biết tổ chức một cách linh hoạt (nhóm đôi, nhóm 6 hoặc nhóm nửa lớp), không nên cho HV di chuyển chỗ học quá nhiều.

Tránh lạm dụng hình thức này và tổ chức một cách quá cầu kì hoặc hình thức.

5.2. Nhóm trưởng

- Nhóm trưởng là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cưng cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình.

- Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo ra một bầu không khí vào đề một cách sinh động chân tình và thật sự thoải mái.

Trong buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều theo dõi

và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận.

Nhóm chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một học viên làm nhóm trưởng thỉ giảng viên phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng học viên để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là nhạc trưởng cho buổi thảo luận, họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các thành viên trong nhóm hoạt động, nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)