Thực hiện thuyết trình bài giảng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 26)

3.1. Tổng quan về một số phương pháp thực hiện bài giảng

Nhiều khi bạn có một bản thiết kế bài giảng với các mục tiêu và nội dung rất hấp dẫn người học, cùng với công tác chuẩn bị khác khá tốt, nhưng khi bạn tiến hành thực hiện bài giảng người nghe không đạt được các mục tiêu mong muốn, không đạt được các mục tiêu đào tạo như bạn mong đợi. Có thể đó là do cách cư xử của bạn trong thực tế thuyết trình bài giảng không hỗ trợ các dự định của bạn.

Để thực hiện một bài giảng thành công có rất nhiều phương pháp, trong đó thuyết trình là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện bài giảng, người giảng viên thường kết hợp nhiều phương pháp, trong đó có xác định phương pháp nào là trọng tâm.

Một số phương pháp đang được sử dụng như sau :

Phương pháp Đặc điểm Tình huống Các chú ý

Thuyết trình - Giảng viên (GV) sử dụng lời nói để phân tích, lý giải, đưa ra các ví dụ để chứng minh để chuyển tải nội dung bài giảng, thuyết phục học viên (HV)

- Thông tin một chiều là chủ yếu - Lớp học đông học viên - Ít thời gian - Thông tin đã chuẩn bị trước - Chú ý về giọng nói, cử chỉ, điệu bộ. - Các dẫn chứng chứng minh - Các phương tiện trợ giảng Thảo luận nhóm

- Kiến thức và nội dung, ý tưởng bài giảng được trao đổi giữa GV và HV

- Khuyến khích sự tham gia của HV - Nắm bắt và chia sẻ kinh nghiệm - Lớp học ít HV - Thời gian nhiều

- Công tác tổ chức và điều hành thảo luận - Kỹ năng khuyến khích người tham gia - Tổng kết đánh giá

Trò chơi - Hoạt động có tính thi đua của cá nhân hay nhóm qua đó nội dung và ý tưởng của bài giảng được thực hiện

- Cần tạo ra những hứng thú trong học tập - Khuyến khích sự tham gia của HV - Lớp học ít HV - Thời gian nhiều

- Giải thích rõ nội

dung, nguyên tắc

thực hiện

- Liên hệ với ý tưởng của bài qua mỗi trò chơi

Đóng vai - HV đóng vai biểu diễn

một tình huống theo nội dung bài giảng đã được "kịch hóa" - HV quan sát phân tích, nhận xét về các hoạt - Chủ đề gắn với thực tế - Thực hành giải quyết công việc - Cần tạo ra sự tham gia, hứng thú - Phải chuẩn bị kịch bản - Phân công tổ chức thực hiện - Chuyên gia và HV quan sát nhận xét

26

động đóng vai của HV

- Lớp học ít HV - Thời gian nhiều

Nghiên cứu

tình huống

- Giới thiệu tình huống có thật.

- Học viên nghe, quan sát, phân tích, nhận xét, lựa chọn giải pháp giải quyết

- Phát triển các ý tưởng cần HV đưa ra các quyết định - Cần tạo ra sự tham gia của HV

- Lựa chọn tình huống thực tế gắn với nội dung học - Chú ý các giải pháp vả lựa chọn giải pháp giải quyết Trình diễn - Trình diễn một kỹ thuật cần học - HV quan sát và làm theo GV - Tính công nghệ kỹ thuật của nội dung học

- Cần tạo ra sự tham gia của HV

- Chú ý cách trình diễn lần đầu bình thường, lần sau chậm Nêu ND, yêu cầu cần đạt được

3.2. Một số công việc cần làm đối với người giảng viên khi thuyết trình một bài giảng

Để đảm bảo thành công việc thuyết trình bài giảng, người giảng viên phải chú ý làm được các việc sau:

3.2.1. Ghi nhớ một số công việc có tính nguyên tắc

- Làm thế nào đó để thu hút sụ tập trung của học viên nghe mình nói - Làm thế nào đó để học viên biết mình đang nói điều gì

- Làm thế nào đó để học viên tin vào những điều mình nói là đúng - Làm thế nào đó để học viên nhớ được điều mình đã nói

- Làm thế nào đó để học viên có thể làm được điều mình đã nói

3.2.2. Tạo ấn tượng tốt ban đầu

Ấn tượng tốt ban đầu của giảng viên với học viên và ngược lại là điều rất quan trọng giúp người thuyết trình thêm tự tin và người nghe thoải mái cởi mở, tạo ra môi trường thuận lợi cho người thuyết trình. Một số việc có thể tạo ra ấn tốt ban đầu cần làm như:

- Trang phục của giảng viên - Thời gian đến lớp

- Thời gian bắt đầu giảng, thuyết trình - Khởi động lớp học

- Thiết lập mối quan hệ quen biết, thân thiện, cởi mở trong lớp

3.2.3. Một số kỹ năng cần chú ý khi thực hiện thuyết trình

- Giọng nói: Giọng nói là công cụ chủ yếu trong thuyết trình, nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của buổi thuyết trình. Không phải người thuyết trình nào cũng có giọng nói hay, nó có thể do yếu tố bẩm sinh, năng khiếu. Tuy nhiên, nếu người thuyết trình chú tâm rèn luyện thì cũng có thể nói hay.

Yêu cầu giọng nói đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Vừa đủ nghe, không to quá, không nhỏ quá

+ Cần thay đổi ngữ điệu theo điểm quan trọng trong mỗi câu

+ Tốc độ vừa phải

+ Không nói ngọng, nói lắp, nói những điều mình chưa hiểu . + Không nói câu dài

+ Hạn chế nhìn tài liệu

+ Minh họa, chứng minh

- Ánh mắt: Trong khi thuyết trình bài giảng luôn phải tập trung theo dõi, quan sát học viên. Giao tiếp với học viên trong lớp bằng ánh mắt rất quan trọng. Thông qua ánh mắt của người nghe làm cơ sở cho cách ứng xử của giảng viên và ngược lại.

- Di chuyển vị trí khi thuyết trình bài giảng. Vị trí di chuyển tùy theo mục đích của người thuyết trình.

- Tư thế và điệu bộ khi thuyết trình làm tăng độ tin cậy của học viên và làm rõ thêm các điều đang thuyết trình.

- Cần có kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi khi cần thiết .

- Cần có kỹ năng ứng xử với một số tình huống khó xử trong lớp học (nói chuyện, biết tất, làm ngắt quãng thuyết trình, bất cần... ).

28

CHUYÊN ĐỀ 4: PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM 1. Khái niệm, mục đích phương pháp thảo luận nhóm 1. Khái niệm, mục đích phương pháp thảo luận nhóm

1.1. Khái niệm

- Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học viên (HV).

PPTLN là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ (4 - 6 người), để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.

- Thảo luận nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong thảo luận nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm.

- Trong khi thực hiện PPTLN, giảng viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thục hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. Như vậy, công việc của giảng viên trong thảo luận nhóm không bao giờ là thừa, trái lại đó là một sự rất cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả trong việc tìm ra những giải pháp, câu trả lời cho vấn đề được đưa ra.

1.2. Mục đích

- Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong lớp học;

- Trong nhóm nhỏ mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn;

- Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý e ngại;

- Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng, hoặc khi bàn về vấn đề có tính nhạy cảm, tế nhị, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để đánh giá hay ý tưởng sáng tạo mới;

- Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó.

2. Hình thức thảo luận nhóm 2.1. Phương pháp chia nhóm 2.1. Phương pháp chia nhóm

Việc hình thành nhóm thảo luận phải dựa trên việc các thành viên nhóm có cùng một mục tiêu chung hay cùng chia sẻ sự quan tâm đối với một vấn đề nào đó.

Việc chia nhóm phải dựa trên các yếu tố: mục tiêu bài giảng, nội dung, hình thức hoạt động, điều kiện môi trường,...Có thể tóm tắt cách chia nhóm như sau:

+ Chia ngẫu nhiên: Bằng cách đến số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo mầu sắc. Ví dụ: Đếm số thứ tự. Học viên đếm từ 1 đến n (n là số nhóm muốn chia). Những người cùng một số thì vào một nhóm. Cách chia này thường được sử dụng trong các trường hợp mà bài tập không có yêu cầu gì đặc biệt cả đối với các thành viên trong nhóm.

+ Chia theo vị trí ngồi: Những học viên ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm, ví dụ nhóm 3, 4 ... người. Cách chia nhóm này dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu cần giảng viên có thể yêu cầu một số học viên đổi chỗ ngồi trước khi chia nhóm để đảm bảo các nhóm cân bằng về trình độ, độ tuổi, giới tính ...

+ Chia theo độ tuổi: Những học viên ở cùng độ tuổi tạo thành một nhóm. ví dụ: nhóm 1 gồm những người dưới 30 tuổi; nhóm 2 gồm những người từ 31 - 40 tuổi. Cách này được sử dụng cho những bài tập phân tích vấn đề phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi.

+ Chia theo sở thích: Những học viên cùng sở thích (công việc) vào chung một nhóm. Cách này được sử dụng khi cần thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau ví dụ : nhóm những người làm chăn nuôi, nhóm những người trồng trọt.

+ Chia theo giới tính: Chia thành nhóm nam và nhóm nữ. Cách này được sử dụng khi học viên mới quen nhau, còn rụt rè hoặc khi thảo luận các vấn đề liên quan đến giới.

30

2.2. Xác định phạm vi nhóm

Số lượng thành viên trong nhóm trong thực tế thường dao động từ 3 đến 13 thành viên, tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học một nhóm thảo luận lý tưởng là 5 thành viên. Kinh nghiệm cho thấy một nhóm quá nhiều thành viên thì thường các thành viên ít có cơ hội phát biểu trao đổi hay tham gia vào các quyết định của nhóm.

Lưu ý rằng, nhóm từ 4 - 6 HV là nhóm lí tưởng và đem lại nhiều thành công hơn cả, vì nhóm lớn hơn, HV không tập hợp hết các ý kiến của thành viên trong nhóm trong khoảng thời gian quá ngắn.

2.3. Nguyên tắc thảo luận nhóm

Nhóm hoạt động nên có 1 nhóm trưởng, một nhóm phó hoặc trợ lý nhóm trưởng sẵn sàng thay thế, đảm nhận công việc điều hành nhóm khi nhóm trưởng vắng mặt. Nguyên tắc thảo luận nhóm là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2.4. Sắp xếp, bố trí chỗ ngồi thảo luận nhóm

- Địa điểm thảo luận nhóm nên tổ chức ở những nơi không khí yên tĩnh thuận lợi cho việc tập trung suy nghĩ.

- Việc sắp xếp, bố trí chỗ ngồi cũng rất quan trọng, nên d. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

3. Nội dung thảo luận nhóm

Tùy từng vấn đề, từng phần kiến thức mà giảng viên tổ chức cho học viên thảo luận. Những vấn đề quá dễ, chỉ cần trả lời đúng hay sai hoặc nhìn vào sách, tài liệu là có đáp án thì không cần cho học viên thảo luận nhóm. Không chỉ những phần kiến thức trong bài có nhiều cách hiểu khác nhau, hoặc là những vấn đề quá phức tạp cần tranh luận tập thể để có tới sự thống nhất thì giảng viên nên tổ chức cho học viên thảo luận nhóm.

Bên cạnh đó, các thành viên nhóm nên cùng bàn bạc và lựa chọn vấn đề thảo luận của nhóm mình. Trong trường hợp có quá nhiều vấn đề hoặc phạm vi vấn đề quá rộng, theo đề xuất gợi ý nhóm trưởng, cả nhóm nên cùng quyết định chọn hoặc giới hạn phạm vi vấn đề theo đa số.

Câu hỏi thảo luận phải là câu hỏi:

- Có tính mở

- Dễ hiểu, khi đọc lên chỉ hiểu theo một nghĩa, câu hỏi chỉ bao hàm từ 1 đến 2 ý. - Phù hợp với sự hiểu biết và đặc điểm của học viên.

Câu hỏi thảo luận thường là những câu:

- Hãy nêu...

- Hãy cho biết... - Hãy trình bày... - Làm thế nào... - Nếu … thì

Lưu ý: Bạn cần biết rõ mục đích khi đặt câu hỏi thảo luận. Đặt câu hỏi để: - Cung cấp kiến thức

- Đào sâu hay làm sáng tỏ một vấn đề nào đó - Tìm hướng hỗ trợ

- Củng cố kiến thức

4. Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nên chú trọng đối thoại, phát huy dân chủ rộng rãi, thông tin đa chiều nhưng cũng cần hướng vào trọng tâm, mục đích yêu cầu chủ đề thảo luận tránh nói lan man, dài dòng. Lưu ý người chủ trì, nhóm trưởng phải chuẩn bị đầy đủ thông tin cho nhóm, có năng lực khái quát tổng hợp, kết luận những vấn đề trong thảo luận nhóm. Người chủ trì cần tuyệt đối tránh 2 xu hướng thường xảy ra trong thảo luận nhóm, đó là xu hướng độc thoại, độc diễn và xu hướng phát biểu vô tổ chức, vô kỷ luật, phát biểu linh tinh, lan man. Cả 2 xu hướng này đều tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động của nhóm và chất lượng trong thảo luận nhóm.

5. Vai trò của giảng viên và nhóm trưởng trong thảo luận nhóm

5.1. Giảng viên

- Giảng viên giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn hoạt động: Chia nhóm, giao việc cho nhóm và hướng dẫn một cách tỉ mỉ, rõ ràng.

32

- Khi học viên làm việc theo nhóm, giảng viên theo dõi, quan sát hoạt động của từng nhóm/cá nhân, gợi ý khi cần thiết, thu nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung; đánh giá đúng kết quả hoạt động của từng học viên và nhóm.

- Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện, giúp học viên tự tin, cởi mở trao đổi kiến.

- Quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần - Hướng dẫn học viên quay về lớp khi các nhóm thảo luận xong, mỗi nhóm trình bày phần thảo luận, hoạt động của mình.

- Giảng viên đúc kết, bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt (kết luận)

Chú ý

- Khi các nhóm thảo luận, giảng viên không dừng lại lâu ở một nhóm nào. - Khi các nhóm trình bày nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm đều trình bày mà chỉ trình bày các ý kiến quan điểm khác với nhóm trước

Giảng viên ngồi sang một bên khi các nhóm trình bày, nhường "sân khấu'' cho các nhóm báo cáo.

- Do thời gian có hạn, không gian của lớp học chật hẹp, học viên trong lớp quá đông ... nên phải biết tổ chức một cách linh hoạt (nhóm đôi, nhóm 6 hoặc nhóm nửa lớp), không nên cho HV di chuyển chỗ học quá nhiều.

Tránh lạm dụng hình thức này và tổ chức một cách quá cầu kì hoặc hình thức.

5.2. Nhóm trưởng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)