Một số kỹ thuật thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 38)

9.1. Kỹ thuật XYZ

Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là thời gian (phút) dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:

- Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;

- Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;

- Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến. - Con số X-Y-Z có thể thay đổi;

9.2. Kỹ thuật "bể cá"

Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học viên ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những học viên khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học viên thảo luận.

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Học viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá'', vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh.

Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

Bảng câu hỏi cho những người quan sát

- Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không? - Họ có nói một cách dễ hiểu không?

- Họ có để những người khác nói hay không?

- Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không? - Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không? - Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?

- Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?

9.3. Kỹ thuật "ổ bi"

Kỹ thuật "ổ bi" là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học viên chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học viên có thể nói chuyện với lần lượt các học viên ở nhóm khác.

38

Cách thực hiện:

- Khi thảo luận, mỗi HV ở vòng trong sẽ trao đổi với HV đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;

- Sau một ít phút thì HV vòng ngoài ngồi yên, HV vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.

9.4. Kĩ thuật "khăn phủ bàn"

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực

- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học viên - Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học viên với học viên

Cách tiến hành kĩ thuật "khăn phủ bàn"

- Hoạt động theo nhóm (2/4/6 người/nhóm) - Mỗi người ngồi vào vị trí

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,...)

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề...) - Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

- Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời - Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn

9.5. Kỹ thuật "Các mảnh ghép"

Kỹ thuật "Các mảnh ghép" là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải quyết một nhiệm vụ phức tạp (có nhiều chủ đề) - Kích thích sự tham gia tích cực của học viên

- Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác

Kỹ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ, học viên được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nhau nghiên cứu một chủ đề. Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh

ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong một nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học viên ghép nhầm nhóm.

9.6. Kỹ thuật " Tia chớp"

Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, nhằm thu thập thông tin phản hồi, cải thiện giao tiếp và làm cho tiết học bớt đi sự nhàm chán. Các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn ý kiến nhanh như tia chớp về tình trạng của giờ học hay ý kiến của giảng viên hay của các thành viên khác trong lớp.

Quy tắc thực hiện:

- Lần lượt từng người nói về suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thỏa thuận. - Mỗi người chỉ nói rất ngắn gọn ý kiến của mình.

- Chỉ thảo luận khi tất cả đã xong hết các ý kiến.

9.7. Kỹ thuật "3 lần 3"

Kỹ thuật "3 lần 3" là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của giảng viên.

Cách làm như sau:

- Học viên được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó - Mỗi người phải viết ra:

+ 3 điều tốt

+ 3 điều chưa tốt

+ 3 đề nghị cải tiến tình trạng hay hướng giải quyết cho câu hỏi

Lưu ý: 3 lời khen được coi là bạc, 3 lời chê được coi là vàng và 3 lời đề nghị cải tiến được coi là kim cương.

40

HƯỚNG DẪN CÁC KỸ THUẬT THẢO LUẬN NHÓM 1. Mục tiêu

1.1. Về kiến thức

- HV hiểu và nắm được phương pháp thảo luận nhóm - Biết tổ chức và điều hành một buổi thảo luận nhóm

1.2. Về thái độ:

Năng động, tích cực tham gia thảo luận, trao đổi trong hoạt động thảo luận nhóm

1.3. Về kĩ năng:

Rèn luyện sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng lắng nghe, trình bày, giao ti ếp... 2. Phương tiện - Giấy A4 Và A0 - Kéo, băng dính, bút 3. Hướng dẫn thực hiện 3.1. Hoạt động 1: Kỹ thuật bể cá

- Mục tiêu: Người tham gia biết cách tổ chức thảo luận nhóm theo kỹ thuật bể cá, được tham gia thảo luận nhóm, quan sát, đánh giá và nhận xét nhóm học viên khác trong quá trình thảo luận nhóm.

- Cách tiến hành:

Bước 1. Chia nhóm

Lớp học được chia thành các. nhóm, mỗi nhóm từ 7 - 10 học viên.

Bước 2. Lựa chọn nội dung thảo luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi nhóm sẽ tự lựa chọn nội dung thảo luận hoặc giáo viên cho sẵn nội dung

Bước 3: Lựa chọn nhóm thảo luận

Bắt thăm hoặc lấy tinh thần xung phong các nhóm lên thảo luận

Bước 4. Tiến hành thảo luận

Các thành viên trong nhóm thảo luận sẽ ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau về nội dung đã lựa chọn hoặc được giao. Các nhóm học viên còn lại trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc

cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học viên trong nhóm thảo luận.

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Học viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh.

Bước 5. Lấy ý kiến nhận xét của nhóm quan sát

Nhóm quan sát sẽ đưa ra nhận xét của mình về nhóm thảo luận theo bảng câu hỏi dưới đây:

+ Người nói có nhìn vào nhũng người đang nói với mình không?

+ Họ có nói một cách dễ hiểu không?

+ Họ có để những người khác nói hay không?

+ Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?

+ Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?

+ Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?

+ Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?

Bước 6. Quay lại bước 3, bước 4 và bước 5 cho đến khi nhóm thảo luận

và nhóm quan sát đã được thay đổi hết vai trò cho nhau.

3.2. Hoạt động 2: Kỹ thuật “khăn phủ bàn”

- Mục tiêu:

Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các thanh viên trong nhóm, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân của học viên. Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học viên với học viên.

- Cách tiến hành:

Bước 1. Chia nhóm thảo luận: Chia lớp thành các nhóm từ 4 đến 8 người.

Bước 2. Làm việc cá nhân:

42

- Tập trung vào nội dung thảo luận để đưa ra ý kiến riêng của mình về nội dung thảo luận.

Bước 3. Làm việc theo nhóm

Các thành viên trong nhóm thảo luận, tổng hợp lại ý kiến chung của nhóm dựa trên kết những ý kiến cá nhân và ghi kết quả vào giấy A0.

Bước 4. Làm việc chung toàn lớp

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Giảng viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và chốt lại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Hoạt động 3: Kỹ thuật các “mảnh ghép”

- Mục tiêu: Giúp học viên tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Kích thích sự tham gia tích cực của học viên, nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình thảo luận nhóm

- Cách tiến hành:

Vòng 1. Nhóm chuyên gia

Bước 1. Chia nhóm thảo luận

Chia lớp thành các nhóm từ 3 đến 8 người. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ (ví dụ: nhóm 1 - nhiệm vụ A; nhóm 2 - nhiệm vụ B; nhóm 3 - nhiệm vụ C…)

Bước 2. Làm việc cá nhân

Mỗi thành viên trong nhóm làm việc độc lập trong phút, suy nghĩ về nội dung thảo luận và ghi lại ý kiến của mình

Bước 3. Làm việc theo nhóm

- Các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến của mình và đưa ra ý kiến chung của cả nhóm.

Khi làm việc theo nhóm phải đảm bảo các thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi được giao và trở thành "chuyên gia" trong lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu hỏi của nhóm mình trong vòng 2.

Vòng 2. Nhóm các mảnh ghép

Bước 1. Hình thành nhóm mới từ 3 đến 8 người (1 người từ nhóm 1, 1

người từ nhóm 2, 1 người từ nhóm 3...)

- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau

- Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết

- Các nhóm mới trình bày, chia sẻ kết quả nhiệm vụ vòng 2

Bước 3. Làm việc chung cả lớp

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và chốt lại.

44

CHUYÊN ĐỀ 5: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH 1. Khái niệm:

Dạy học được diễn ra dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu dạy học cũng như phù hợp với nhiều nội dung lý thuyết hay thực hành. Ở đây chỉ xét đến các phương pháp dạy học chủ đạo trong việc tổ chức giờ học thực hành.

Phương pháp dạy thực hành là phương phương pháp dạy học để HV lĩnh hội và hình thành một kỹ năng, kỹ xảo (kỹ năng tâm động cơ) họat động nghề nghiệp nào đó.

2. Nhiệm vụ của dạy thực hành

- Hoàn thiện và vận dụng hiểu biết kỹ thuật

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo lao động

- Hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực kỹ thuật - Thực hiện các chức năng giáo dục như tác phong lao động, hợp tác, độc lập sáng tạo, giải quyết vấn đề, vệ sinh môi trường.

- Thực hành kiểm nghiệm lý thuyết

3. Phân loại

Phương pháp dạy thực hành được phân loại theo nội dung và hình thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Phân loại theo nội dung:

- Thực hành nhận biết: Là xác định vật mẫu, đòi hỏi HV phải có khả năng quan sát. GV phải hướng dẫn HV quan sát bằng giác quan và kết hợp các phương tiện dạy học khác, các biên pháp so sánh, đối chiếu và hướng dẫn HV có kỹ năng, thói quen quan sát.

- Thực hành khảo sát: Đòi hỏi HV phải phân tích các dữ kiện để có đủ cơ sở nắm vững nội dung.

- Thực hành kiểm nghiệm: Đối với một nội dung HV đã nắm được về mặt lý thuyết và thực hành để kiểm nghiệm lý thuyết đó. Ở hình thức này ta có thể giả thuyết (giả thuyết là những phỏng đoán hợp lý dựa trên cơ sở khoa học. Giả thuyết có thể đúng hoặc sai, đúng khi kết quả thực hành phù hợp giả thuyết, sai khi kết quả không phù hợp giả thuyết).

- Thực hành theo quy trình sản xuất: Nhằm rèn luyện HV có kỹ năng, kỹ xảo như: thực hiện một sản phẩm, thiết kế, sử dụng dụng cụ (đo kiểm tra, vận hành, cầm tay, đa mục đích), sửa chữa, tháo ráp.

b. Theo hình thức

- Phương pháp thực hành 4 bước - Phương pháp thực hành 3 bước - Phương pháp thực hành 6 bước.

4. Quá trình hình thành kỹ năng

Quá trình hình thành kỹ năng và hoạt động của GV – HV

Kỹ năng có nhiều loại, nhưng chúng thường được hình thành theo những quy luật nhất định, thường bắt đầu từ việc nhận thức và kết thúc là biểu hiện ở hành động cụ thể.

Qua sơ đồ trên cho ta thấy, quá trình hình thành kỹ năng ở HV gồm ba giai đoạn:

a. Giai đoạn hình thành động cơ và lĩnh hội hiểu biết cần thiết cho hoạt động.

Kết quả của giai đoạn này là hình thành biểu tượng và hình ảnh hành động, bao gồm nhận thức về mục đích, nhiệm vụ và trình tự các động tác cần thực hiện. Để đạt được kết quả này GV phải định hướng tạo động cơ học tập và các hiểu biết cần thiết cho HV.

b.Giai đoạn tạo dựng động hình vận động:

46

gọi là động hình vận động. Động hình có được nhờ quan sát và bắt chước một cách có ý thức những động tác đang và đã có trước đây. Để hỗ trợ cho HV động hình GV cần phải làm mẫu, giải thích kỹ lượng cho HV về hành động cần hình thành kỹ năng.

c. Giai đoạn hình thành kỹ năng:

Ở giai đoạn này kỹ năng được hình thành dần dần nhờ tái hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần những động hình đã có kết hợp với việc phân tích, điều chỉnh vận động. Do đó giai đoạn này giáo viên cần tổ chức huấn luyện cho học sinh.

Từ việc phân tích quá trình hình thành kỹ năng trên chúng ta thấy được rằng trong dạy thực hành cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học đơn lẽ khác nhau tùy theo mục đích và nội dung của từng giai đoạn như phuơng pháp làm mẫu - quan sát, huấn luyện - luyện tập. Các giai đoạn hình thành kỹ năng là cơ sở cho việc thiết kế cấu trúc bài dạy thực hành.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 38)