Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 37 - 38)

8.1. Ưu điểm

- Phát huy tính năng động tích cực của học viên; tạo không khí sôi nổi trong giờ học.

- Học viên biết phân tích, phê phán, tranh luận trước những quan điểm, ý kiến khác nhau

- Biết suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ.

- Biết lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể. - Tìm ra những ý kiến, kiến thức mới mẻ.

- Tạo cơ hội cho mọi thành viên (đặc biệt là những học viên nhút nhát, ít phát biểu) trong lớp được bộc lộ ý kiến, quan điểm cá nhân về nội dung học tập; rèn luyện khả năng diễn đạt, lập luận, tư duy...

- Tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác giữa các cá nhân trên trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập…

- Tạo điều kiện để các cá nhân học hỏi lẫn nhau. - Kích thích thi đua giữa các thành viên.

- Giảng viên thu được nhiều thông tin phản hồi từ phía học viên, vì mọi thành viên đều được phát biểu, nêu ý kiến. Đồng thời giảng viên cũng thu được những tri thức, kinh nghiệm từ phía người học thông qua những phát biểu có sự mới mẻ, sáng tạo ...

Tóm lại, Phương pháp thảo luận nhóm nếu thực hiện tốt sẽ tăng cường tính tích cực, chủ động của người học, phát triển các kĩ năng tư duy và óc phê phán, các kĩ năng giao tiếp, diễn đạt ...

8.2. Nhược điểm

- Khó thực hiện trong những lớp học quá đông.

- Tốn nhiều thời gian, công sức để thực hiện mục tiêu dạy học

- Hiệu quả thảo luận của nhóm phụ thuộc vào tinh thần, thái độ làm việc của các thành viên trong nhóm. Có nhóm chỉ một vài người tích cực tham gia, số còn lại ngồi nghe hoặc ít tham gia.

36

Điều kiện để thực hiện phương pháp thảo luận nhóm đạt hiệu quả

- Chủ đề thích hợp: Người tham dự cần có những kiến thức cơ sở về chủ đề (nội dung) thảo luận. Nếu các thành viên tham dự thực sự chưa có kiến thức, hiểu biết về chủ đề (nội dung) thảo luận thì giảng viên cần bồi dưỡng đầu vào thông qua một buổi thuyết trình hoặc cung cấp thêm những tài liệu, thông tin về chủ đề (nội dung)

- Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm (phòng, các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho buổi thảo luận nhóm)

- Các thành viên phải nắm được nhiệm vụ mình phải làm trong khi thảo luận nhóm, tiến trình, thời gian. Việc giao nhiệm vụ của giảng viên phải rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ và cần có sự chuẩn bị chu đáo về chủ đề nội dung) thảo luận

Các thành viên tham gia thảo luận nhóm phải có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực. Thái độ làm việc thiếu tích cực của một vài thành viên, coi thời gian làm việc theo nhóm như là một khoảng thời gian xả hơi, làm việc khác mà không tập trung vào nội dung thảo luận sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thảo luận nhóm. Trong trường hợp này giảng viên cần uốn nắn và đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể hơn.

- Độ lớn của nhóm: 4 - 6 người cho một nhóm là số lượng tương đối phù hợp cho thảo luận nhóm, nếu quá ít hay quá nhiều đều khó phát huy được sự hợp tác của các thành viên trong giải quyết nhiệm vụ

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG ĐÀO TẠO CƠ BẢN (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)