dẫn đến hủy hợp đồng
Là kết quả của một nỗ lực thống nhất luật tư, Công ước năm 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế ngày càng được nhiều quốc gia ủng hộ và gia nhập. Đồng thời các nước hoàn toàn có thể tham khảo và học tập các quy định của CISG để hoàn thiện hơn các quy định về pháp luật hợp đồng trong nước. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Riêng đối với việc vấn đề liên quan trường hợp hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp, như đã phân tích ở trên, pháp luật hợp đồng của Việt Nam (cụ thể là Luật Thương mại năm 2005) có một số điểm khác biệt so với các quy định
của CISG. Sau đây là một số vấn đề Việt Nam có thể xem xét để bổ sung và hoàn thiện cho các quy định liên quan:
3.3.2.1. Đối với các quy định liên quan đến hủy hợp đồng
Thứ nhất, đối với việc xác định vi phạm cơ bản, CISG đã đưa thêm tính “có thể dự đoán” tức bên vi phạm phải lường trước được những hậu quả của vi phạm. Đây là điểm mà pháp luật hợp đồng của Việt Nam (cụ thể là Luật Thương mại 2005) có thể học tập.
Trước tính chất phức tạp của các giao dịch mua bán hàng hóa trong nước cũng như quốc tế, việc hàng hóa được giao không đáp ứng các thỏa thuận giữa các bên giao dịch là rất dễ gặp phải. Trong nhiều trường hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, hàng được giao không phù hợp với hợp đồng không phải do lỗi cố ý của bên bán và bên bán cũng hoàn toàn không lường trước được thiệt hại gây ra cho bên mua. Do đó, việc bổ sung quy định về “tính có thể dự đoán” sẽ giúp cho bên bán hạn chế được việc bị xác định là gây ra vi phạm cơ bản và dẫn đến tránh được hủy hợp đồng cũng như phải chịu những khoạt bồi thường thiệt hại nặng nề.
Song song với việc bổ sung “tính có thể dự đoán” vào tiêu chí xác định vi phạm cơ bản, cần có những quy định liên quan đến việc xác định thời hạn của “tính có thể dự đoán” (thời hạn mà đáng lẽ người bán phải nhận thức được mong muốn của người mua hoặc người mua phải cho người bán biết về mong muốn của mình). Đồng thời nghĩa vụ chứng minh “tính có thể dự đoán” đã được đảm bảo hay chưa cũng phải được chỉ rõ ra (nghĩa vụ chứng minh thuộc về người mua hay người bán). Đây là hai vấn đề mà CISG chưa xác định cụ thể khi đề cập đến “tính có thể dự đoán”.
Thứ hai, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có thể bổ sung thêm trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm không thực hiện được nghĩa vụ trong thời hạn gia hạn thêm. Cụ thể với trường hợp hàng hóa không phù hợp, người mua được quyền hủy hợp đồng nếu người bán không đủ khả năng khắc phục các khiếm khuyết trong thời hạn gia hạn thêm.
Điều 297 và 298 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cho phép áp dụng biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong một thời gian được gia hạn
thêm và mọi chi phí do người bán chịu. Tuy nhiên, việc sửa chữa hoặc giao hàng thay thế trong thời gian được gia hạn thêm có thể gây ra những chi phí quá lớn hoặc chậm trễ không đáng có cho các bên. Do đó, nếu Luật Thương mại cho phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp này sẽ giúp các bên tránh được những lãng phí không đáng có.
Thứ ba, pháp luật hợp đồng của Việt Nam có thể xem xét thêm cơ chế tự hủy hợp đồng ngay khi chưa có hành vi vi phạm. Hiện nay Luật Thương mại mới cho phép hủy hợp đồng khi có hành vi vi phạm của một bên. Nói cách khác, cơ sở hủy hợp đồng của Luật Thương mại là hành vi vi phạm và những tổn thất thực tế. Tuy nhiên, cơ sở hủy hợp đồng của Công ước Viên năm 1980 lại là khả năng thực tế mà một bên gây ra hành vi vi phạm.34 Quy định này có ý nghĩa bảo vệ người mua trước tổn thất có thể nhìn thấy được, đặc biệt với những trường hợp hàng được giao thành từng phần, hay nhiều chuyến (các chuyến hàng giao trước bộc lộ khiếm khuyết).
Khi quy định về cơ chế tự hủy hợp đồng trước khi có hành vi vi phạm, cần chú ý thêm thông báo của bên có ý định hủy hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo về ý định hủy, nếu bên còn lại không thể chứng minh được khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, bên có ý định hủy hợp đồng được phép tuyên bố hủy hợp đồng.
Như vậy, đây là một số điểm liên quan đến việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp mà Luật Thương mại năm 2005 nói riêng và pháp luật hợp đồng của Việt Nam có thể tham khảo và học tập.
3.3.3.2. Quy định liên quan đến giới hạn hủy hợp đồng trong trường
hợp hàng hóa không phù hợp
Thứ nhất, Luật Thương mại Việt Nam chỉ mới đề cập đến chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (hay biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa) như một quyền của người mua. Ở đây, CISG đã xem xét biện pháp này ở góc độ vừa là quyền của người mua, vừa là quyền yêu cầu của người bán, do đó nâng cao khả năng thực hiện hợp đồng. Tương tự, Luật Thương mại cũng không có
34 Xem thêm cơ chế tự hủy hợp đồng trước khi có hành vi vi phạm của CISG tại mục1.2.1.2 khóa luận này
quy định rõ ràng về cơ sở áp dụng sửa chữa hàng hóa hay giao hàng thay thế. Tuy nhiên CISG đã quy định rõ ràng người mua chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của người bán thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác người mua chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng hóa. Đây là những điểm mà Luật Thương mại năm 2005 có thể học tập và áp dụng và áp dụng cho các giao dịch mua bán hàng hóa trong nước cũng như quốc tế.
Thứ hai, pháp luật hợp đồng của Việt Nam có thể xem xét bổ sung quy định về giảm giá hàng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp. Giảm giá hàng phải dựa trên mong muốn của người mua và được tính toán trên cơ sở phần hàng bị khiếm khuyết.Ngoài ra, có thể xem xét điều kiện áp dụng biện pháp này: hoặc là sử dụng trong trường hợp chế tài hủy hợp đồng không thể được áp dụng (giống với tinh thần của CISG), hoặc được sử dụng như các biện pháp khôi phục ở phần trên.
KẾT LUẬN
Là một trường hợp phổ biến trong các giao dịch thuộc khuôn khổ công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hủy hợp đồng do hàng hóa không đảm bảo tính phù hợp đã đem lại những hậu quả pháp lý nặng nề cho các bên tham gia giao dịch. Cùng với các quy định mang tính bao quát, mềm dẻo và thực tiễn tranh chấp rộng lớn, ta có thể nhận thấy được những ưu việt và thuận tiện trong việc việc nghiên cứu hay áp dụng các quy định của CISG liên quan đến vấn đề hàng hóa không phù hợp. Đặc biệt CISG thể hiện rõ quan điểm sử dụng chế tài hủy hợp đồng với tư cách là biện pháp cuối cùng nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên thu được từ việc thực hiện hợp đồng.
Khóa luận này đi sâu phân tích các trường hợp hàng hóa hàng hóa không phù hợp dẫn đến hủy hợp đồng theo quy định của Công ước Viên. Các trường hợp này bao gồm:
- Hủy hợp đồng trong trường hợp sự không phù hợp cấu thành một vi phạm cơ bản: hàng hóa không đảm bảo phù hợp về số lượng, chất lượng và mô tả.; không đảm bảo phù hợp về bao bì, đóng gói và bảo quản; không phù hợp với mục đích sử dụng; hàng không có tính chất của hàng mẫu.
- Hủy hợp đồng trong trường hợp không thể khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong khoảng thời gian mà người mua đã gia hạn thêm hoặc thời hạn mà người bán đã yêu cầu người mua gia hạn thêm.
Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra những giới hạn đối với quyền hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Đồng thời dựa vào các phân tích trên, người viết đưa ra những đánh giá đối với các quy định và thực tiễn các tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Và cuối cùng, dựa trên những đánh giá này người viết đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế hủy hợp đồng do hàng hóa không phù hợp với hợp đồng cùng với bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
Người viết đã cố gắng làm rõ thông qua việc phân tích các quy định cũng như án lệ có liên quan. Song do kiến thức và khả năng nghiên cứu, tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế, nên phân tích còn chưa
sâu, kiến nghị còn chưa thật bao quát, tính thực tế còn chưa cao. Chính vì vậy, Khóa luận kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của bạn bè và những ai quan tâm tới vấn đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
I. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hoá Quốc tế (Bản dịch)
2. Luật Thương mại của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
II. Báo cáo, nghiên cứu
3. Nguyễn Minh Phượng, 2005, “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa theo Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Đại học Ngoại Thương.
4. Trần Thị Thuý Hà, 2007, “Chế tài khi vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế theo luật thương mại Việt Nam năm 2005, so sánh với Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, khóa luận Đại học Ngoại thương.
5. Trần Thị Thu Trang, 2006, “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo luật thương mại Việt Nam 2005 có so sánh với công ước Viên 1980”, khóa luận Đại học Ngoại thương.
III. Sách
6. GS. TS. NGND. Nguyễn Thị Mơ, 2009, Giáo trình Pháp luật trong hoạt
động kinh tếđối ngoại, NXB Thông tin và truyền thông.
IV. Website
7. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, truy cập ngày 12/02/2012.
<http://trungtamwto.vn/van-de-dac-biet/cong-uoc-Vien>
8. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Sơ lược lịch sử Công ước Viên 1980 (CISG), truy cập từ ngày 10/02/2012 đến 15/02/2012.
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/so-luoc-lich-su-cong-uoc-
vien-1980-cisg>
9. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những nội dung cơ bản của Công
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/nhung-noi-dung-co-ban-
cua-cong-uoc-vien-1980>
10. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những thành công của Công ước Viên 1980, trên website Trung tâm WTO ngày 12/02 đến ngày 15/03/2012.
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/thanh-cong-cua-cong-uoc-
vien-1980>
11. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những bước tiến của Việt Nam trong quá trình gia nhập CISG 1980, trên website Trung tâm WTO truy cập từ ngày 15/03 đến ngày 20/04/2012.
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/nhung-buoc-tien-cua-viet-
nam-trong-qua-trinh-gia-nhap-cisg-1980>
12. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những lợi ích của việc Việt Nam gia nhập CISG, trên website Trung tâm WTO truy cập từ 15/03 đến ngày 20/04/2012
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/nhung-loi-ich-cua-viec-viet-
nam-gia-nhap-cisg>
13. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Cộng đồng doanh nghiệp với Công
ước Viên 1980, trên website Trung tâm WTO, truy cập truy cập từ 15/02 đến ngày 20/04/2012
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/cong-dong-doanh-nghiep-
voi-cong-uoc-vien-1980>
14. Trung tâm WTO, không năm xuất bản, Những điểm bất cập của Công ước Viên 1980 mà Việt Nam cần lưu ý, trên websiteTrung tâm WTO, truy cập ngày 1/04 đến ngày 20/04/2012.
<http://trungtamwto.vn/vandedacbiet/cong-uoc-vien/nhung-diem-bat-cap-cua-
cong-uoc-vien-1980-ma-viet-nam-can-luu-y-0>
15. Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, không năm xuất bản,
Doanh nghiệp và chuyên gia Việt Nam với Công ước Viên, trên website Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, truy cập ngày 30/3 năm 1012.
<http://cisgvn.wordpress.com/2010/11/01/doanh-nghi%E1%BB%87p-va- chuyen-gia-vi%E1%BB%87t-nam-v%E1%BB%9Bi-cong-
16. Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, không năm xuất bản, So sánh CISG và Luật Việt Nam, trên website Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, truy cập ngày 15- 20/03/2012.
<http://cisgvn.wordpress.com/2010/11/01/so-sanh-cisg-va-lu%E1%BA%ADt-
vi%E1%BB%87t-nam/>
17. Nguyễn Duy Nghĩa, 2011,“Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”, Báo Lao
Động điện tử, truy cập ngày 12/02/2012
<http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Viet-Nam-sau-5-nam-gia-nhap-WTO/66065>
18. ThS. Võ Sỹ Mạnh, 2011, “Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980”, Công ước Viên 1980 cho người Việt Nam, truy cập ngày 29/02/2012
<http://cisgvn.wordpress.com/2011/04/09/ban-v%E1%BB%81-
khaini%E1%BB%87m-vi-ph%E1%BA%A1m-c%C6%A1-b%E1%BA%A3n- h%E1%BB%A3p-d%E1%BB%93ng-theo-cong-%C6%B0%E1%BB%9Bc-vien-
1980/>
19. TS. Nguyễn Minh Hằng, 2010, “Bồi thường lãi mất hưởng”, báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, truy cập ngày 10/03 đến 15/04/2012
<http://dddn.com.vn/20100817102435832cat69/boi-thuong-lai-mat-huong.htm>
B. Tài liệu tiếng Anh I. Báo cáo, nghiên cứu
20. Bacher, Gusztáv, 2008,”Remedies of the Buyers”, Remedies of the Buyer under the CISG, UIA - Belgrade, Serbia.
21. Digest of Case Law on the United Nation Convention on the International Sale of Goods, UNCITRAL.
22. Explanatory Note on the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, ban thư ký UNCITRAL.
23. Nagy, Imre, 2007, Conformity of goods under the Vienna Convention on Contracts for the International Sale of Goods, hãng Luật Balazs & Hollo Law, Hungary.
24. Perovic, Jelena, n.d., The UN convention on the international sale of goods - Fundamental Breach of Contract, Lack of Conformity, Late Delivery Practical Recommendations, Đại học Belgrade, Serbia.
II. Sách
25. Butler, Allison, 2005, A Practical Guide to the CISG: Negotiations through Litigation, tái bản lần 2, NXB Aspen, Mỹ.
26. Ferrari, Franco, 2008, The CISG and its Impact on National Legal Systems, , NXB Selliers European Law, Đức.
27. Huber & Mullis, Peter & Alastair, 2007, “Conformity of goods”, trong The CISG – A new text book for students and practioners, xuất bản lần thứ nhất, NXB Selliers European Law, Đức.
28. Leisinger, Benjamin, 2007, Fundamental Breach Considering Non- Conformity of the Goods, xuất bản lần thứ nhất, NXB Selliers European Law, Đức. (Bản không đầy đủ)
29. Lookofsky, Joseph M, 2008, Understanding the CISG: A Compact Guide to the 1980 United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods, xuất bản lần thứ nhất, NXB Kluwer Law International, Hà Lan. (Bản không đầy đủ)
III. Website
30. Andersen, Camilla, n.d., Reasonable Time in Article 39(1) of the CISG - Is Article 39(1) Truly a Uniform Provision, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 01/04/2012/ đến 15/04/2012
<http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/andersen.html>
31. Ban thư ký CISG, Guide to articles 25, 35,36, 37, 38, 39, 40, 44, 47, 48, 49, 50, 51, Secretariat Commentory, tại website Pace Law School Institute of International Commercial Law, truy cập từ ngày 15/02 đến 20/04/2012.
<http://cisgw3.law.pace.edu/cisg/>