ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Qua các nghiên cứu ở chương 1, có thể thấy không phải trường hợp hàng hóa không phù hợp nào cũng có thể dẫn đến hủy hợp đồng. Mỗi nguồn luật cũng có các quy định riêng về vấn đề này. Khóa luận này sẽ làm rõ về trường hợp huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp với hợp đồng trong khuôn khổ các giao dịch áp dụng Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo Công ước Viên năm 1980, đối với trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng dẫn đến hủy hợp đồng, vi phạm thuộc về trách nhiệm của người bán và quyền hủy hợp đồng thuộc về người mua và người mua chỉ có thể thực hiện quyền này khi sự vi phạm của người bán cấu thành một vi phạm cơ bản hoặc người bán không thể khôi phục sự phù hợp của hàng hóa trong thời hạn đã được người mua gia hạn thêm.
2.1. Các trường hợp dẫn đến việc áp dụng chế tài huỷ hợp đồng do hàng hoá không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng không phù hợp theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
2.1.1. Các trường hợp hàng hoá không phù hợp cấu thành vi phạm cơ
bản
2.1.1.1. Hàng hoá không phù hợp về số lượng, phẩm chất và mô tả.
Theo điều 35 khoản 1 điểm a, người bán buộc phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả trong hợp đồng. Như vậy, việc cung cấp hàng hóa không đúng số lượng, phẩm chất và mô tả trong hợp đồng đến một giới hạn nào đó sẽ bị xem là vi phạm cơ bản và do đó người mua được quyền hủy hợp đồng. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để xác định vi phạm đó đã nghiêm trọng đến mức là vi phạm cơ bản hay chưa?
• Trường hợp hàng hóa không phù hợp về số lượng
Trước hết, vì đây là một vi phạm mang tính hình thức, sự không phù hợp được chia thành hai dạng: giao hàng thiếu (quantity shortage/shortfall) và giao hàng thừa (quantity surplus/excess)
Đối với trường hợp giao hàng thiếu, vi phạm này thường bị xem là giao hàng chậm hoặc không giao hàng tùy theo tình huống cụ thể và thường không bị xem là một vi phạm cơ bản. Bên cạnh đó, CISG đã quy định các biện pháp xử lý thay vì áp dụng ngay chế tài hủy hợp đồng.
Đối với trường hợp hàng hóa bị giao thừa, theo tinh thần Công ước Viên năm 1980 vi phạm này cũng không bị xem là vi phạm cơ bản. Vì theo lẽ thường hàng hóa vẫn phù hợp với các tiêu chí khác (trong đó có tính tiêu thụ được), do đó vẫn tồn tại khả năng người mua bán lại phần hàng thừa cho bên thứ ba. Tuy nhiên, lý do này không làm mất đi quyền của người mua được quy định tại điều 51 khoản 2 CISG: đó là người mua có thể chấp nhận hay từ chối số lượng phụ trội. Trong trường hợp người mua chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội, người mua phải trả thêm số tiền tương đương với phần hàng đó11. Trong trường hợp người mua không chấp nhận, việc từ chối không nhất thiết là việc từ chối phần hàng thừa tại nơi nhận hàng. Dựa trên nguyên tắc thiện chí quy định tại điều 7 và nguyên tắc áp dụng tập quán, thói quen thương mại theo điều 9 Công ước, phần hàng thừa có thể được người mua giữ lại và bảo quản một cách phù hợp trước khi hai bên có biện pháp xử lý khác. Nếu vì lý do đảm bảo đóng gói hoặc chứng từ phù hợp, người mua không thể từ chối và không muốn/không thể bảo quản phần hàng thừa, người mua có thể từ chối toàn bộ số hàng được giao. Tuy nhiên, vì đây không phải là một vi phạm cơ bản, người mua vẫn không được quyền hủy hợp đồng.
Như vậy, nói chung giao hàng nhầm số lượng không bị xem là một vi phạm cơ bản và thường sẽ không bị áp dụng chế tài hủy hợp đồng.
• Trường hợp hàng hóa không phù hợp về phẩm chất và mô tả trong hợp đồng
Điều 35 khoản 1 Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định người mua có nghĩa vụ phải giao hàng phù hợp với phẩm chất và mô tả trong hợp đồng. Trong trường hợp hàng được giao bị khiếm khuyết, đây sẽ là cơ sở để tính toán liệu người bán có vi phạm cơ bản dẫn đến người mua có quyền hủy hợp đồng. Hay hiểu cách khác, sự không phù hợp về
phẩm chất và mô tả có nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đến mức cấu thành một vi phạm cơ bản không?
Hãy xem xét án lệ sau đây:
Một công ty của Việt Nam đã ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng gồm 10 xe tải đã qua sử dụng với một công ty Hàn Quốc. Hợp đồng được ký vào ngày 5 tháng 5 năm 1996. Hợp đồng quy định xe phải là xe tải gốc và việc kiểm tra phẩm chất do người bán tiến hành ở cảng đi. Tuy nhiên, khi nhận hàng vào ngày 2 tháng 7 năm 1996, người mua phát hiện thấy có dấu hiệu khiếm khuyết ở xe và nghi ngờ đây là các xe chở khách đã được tháo bỏ ghế ngồi. Do đó người mua đã cho thực hiện giám định và nhận được kết luận các xe đều là xe chở khách từ 7 đến 12 chỗ và có lỗ trên sàn xe. Người mua đã gửi khiếu nại cho người bán nhưng người bán không đưa ra đề nghị sửa chữa hoặc giao hàng thay thế. Như vậy, trong trường hợp này theo điều 35 khoản 1 CISG người bán Hàn Quốc đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng phù hợp với phẩm chất và mô tả trong hợp đồng.
Vấn đề ở đây là vi phạm của người bán liệu đã là vi phạm cơ bản? Có một số điểm cơ bản cần lưu ý như sau:
Thứ nhất, người bán đã giao một loại hàng khác hẳn với chủng loại mà người mua yêu cầu và hàng hóa này chắc chắn không đáp ứng sự mong muốn của người mua về bất cứ khía cạnh gì (yêu cầu chất lượng, mục đích sử dụng…). Tuy nhiên, người bán vẫn tiến hành kiểm tra phẩm chất và tiến hàng giao hàng mà không gặp trở ngại gì mặc dù sự không phù hợp tồn tại ở toàn bộ hàng hóa và dễ dàng phát hiện bởi mắt thường. Do vậy, có dấu hiệu bất thường trong quá trình cấp giấy kiểm tra phẩm chất. Như vậy, có thể kết luận được người bán đã có hành vi vi phạm và chính hành vi vi phạm đó đã dẫn đến việc người mua nhận được những hàng hóa khiếm khuyết với hợp đồng. Có thể ngay từ đầu người bán đã không có khả năng hoặc không có ý định giao hàng phù hợp với hợp đồng.
Thứ hai, khi người bán khiếu nại với người mua về sự không phù hợp, người mua đã không đưa ra đề nghị sửa chữa hoặc giao hàng thay thế. Do đó, có thể suy luận người bán không có khả năng hoặc không có ý định khôi phục sự phù hợp của hàng hóa.
Từ các điểm trên, ta có thể kết luận người bán không có khả năng thực hiện hợp đồng và do đó người mua không thể thu được bất cứ lợi ích nào mà người mua mong muốn vào lúc ký hợp đồng. Do đó, vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản. Và trong trường hợp này người mua được quyền áp dụng chế tài hủy hợp đồng.
Như vậy, ở án lệ trên sự khiếm khuyết của hàng đã đủ cấu thành một vi phạm cơ bản và trở thành cơ sở để áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Tuy nhiên, không phải bao giờ sự không phù hợp của hàng hóa về phẩm chất và mô tả theo hợp đồng cũng cấu thành một vi phạm cơ bản. Nếu sự không phù hợp chỉ diễn ra ở một phạm vi không đáng kể và người bán vẫn có khả năng sửa chữa khiếm khuyết cũng như khắc phục hậu quả một cách hợp lý thì vi phạm của người bán chưa đến mức bị xem là vi phạm cơ bản. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp khiếm khuyết về phẩm chất và mô tả xuất hiện do quá trình vận chuyển, bốc dỡ… hoặc là lỗi ẩn tỳ, việc xác định vi phạm cơ bản cũng trở nên khó khăn. Chính vì vậy, không phải bao giờ người mua cũng có quyền hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với phẩm chất và mô tả theo hợp đồng.
2.1.1.2. Hàng hoá không phù hợp về bao bì, đóng gói và bảo quản
Về vấn đề này, Công ước Viên năm 1980 quy định hàng hóa được giao phải đảm bảo về bao bì, đóng gói và bảo quản như quy định trong hợp đồng12 hoặc theo cách thông thường hoặc thích hợp mà hàng hóa cùng loại được đóng gói và bảo quản13 nếu hợp đồng không có quy định gì. Tuy nhiên, không giống như các tiêu chí về phẩm chất và mô tả, sự không phù hợp về bao bì, đóng gói hoặc bảo quản hầu như không đưa ra một khẳng định chắc chắn về việc hàng hóa có khiếm khuyết và khiếm khuyết (nếu có) có nghiêm trọng hay không. Do đó, nếu chỉ dựa trên khiếm khuyết về bao bì, đóng gói hoặc bảo quản thì không thể khẳng định được người bán đã gây ra vi phạm cơ bản hay chưa. Muốn xác định được tính nghiêm trọng của thiệt hại, các bên cần tiến hành những kiểm tra trực tiếp và chuyên sâu hơn về tình trạng thực tế của hàng trong một thời gian hợp lý.
12Điều 35 khoản 1 Công ước Viên
Tuy nhiên, án lệ CISG ghi nhận những trường hợp mà khiếm khuyết ở bao bì, đóng gói hay bảo quản hàng hóa có thể là vi phạm cơ bản và dẫn đến người mua được quyền hủy hợp đồng.
Nếu khiếm khuyết ở bao bì, đóng gói hay bảo quản sẽ gây ra hậu quả trực tiếp và chắc chắn cho hàng. Ví dụ nhiệt độ bảo quản không thích hợp khiến hàng hóa bị biến chất, xe ô tô nguyên chiếc bị va đập dẫn đến biến dạng hư hại nhiều chỗ. Nếu những khiếm khuyết đó đủ nghiêm trọng và hầu như không có khả năng khắc phục, người mua hoàn toàn có quyền hủy hợp đồng.
Đồng thời, những khiếm khuyết này xảy ra là do một hành vi vi phạm của người bán (cung cấp bao bì, đóng gói hay bảo quản không đúng cách, thuê tàu không đảm bảo chất lượng dẫn đến hàng bị hư hại, tổn thất trong quá trình vận chuyển…), người bán sẽ bị xem là gây ra vi phạm cơ bản do đó người mua có thể hủy hợp đồng.
Ngoài ra, trong trường hợp hàng hóa được mua về để bán lại ngay lập tức, người mua phải đảm bảo hàng hóa ở tình trạng hoàn hảo tối thiểu ở phần bao bì, đóng gói hay bảo quản để có thể bán lại cho bên khác. Hay nói cách khác nếu hàng hóa không phù hợp về bao bì, đóng gói hay bảo quản, hàng hóa sẽ bị xem là không phù hợp với mục đích sử dụng của người mua. Trường hợp này sẽ được phân tích ở mục 2.1.1.3 tiếp sau.
2.1.1.3. Hàng hoá không phù hợp với mục đích sử dụng
Theo tinh thần của Công ước Viên năm 1980 cũng như chỉ thị 44/99/EC, tính phù hợp với mục đích sử dụng được xem là một trong những tiêu chí ngầm hiểu về chất lượng hàng hóa. Do đó, yếu tố này sẽ được áp dụng trong trường hợp các quy định về số lượng, phẩm chất, mô tả và đóng gói, bảo quản không có hoặc không rõ ràng. Hay hiểu cách khác, khi hàng hóa được giao có khiếm khuyết nhưng không có quy định cụ thể trong hợp đồng, các bên sẽ dựa vào mức độ hàng không phù hợp với mục đích sử dụng để xác định xem vi phạm của người bán có phải là vi phạm cơ bản hay chưa.
Như đã phân tích ở mục 1.3.1.3 của khóa luận này, sự không phù hợp với mục đích sử dụng được hiểu là không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà hàng hóa cùng loại (cùng mô tả) vẫn thường đáp ứng (fit for ordinary use); hoặc
không phù hợp với bất cứ mục đích sử dụng cụ thể nào mà người bán đã được biết một cách rõ ràng hay ngụ ý vào thời điểm giao kết hợp đồng (fit for particular purposes). Theo đó, CISG đã quy định:
2. Trừ những trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:
a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.
b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng người mua đã không tính đến năng lực hay sự đánh giá của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.
• Trường hợp hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng theo điểm a khoản 2 điều 35.
Ở trường hợp này, bởi vì chất lượng hàng hóa được so sánh với chất lượng của hàng hóa cùng loại/mô tả. Theo đó, vấn đề đặt ra ở đây là chất lượng hàng hóa được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa cùng loại của nước người bán hay nước người mua? Trong các vụ việc thuộc khuôn khổ Công ước, cơ quan giải quyết tranh chấp thường lấy các tiêu chuẩn hoặc các quy định của nước người bán về hàng hóa cùng loại để xem xét liệu hàng hóa được giao đã phù hợp hay chưa.
Một tranh chấp đã xảy ra giữa người bán ở Châu Âu và người mua ở Mỹ về hợp đồng mua bán xăng dành cho ô tô, địa điểm giao là Rotterdam Hà Lan. Loại xăng từ lâu được sử dụng ở châu Âu là loại xăng pha chì trong khi đó xăng được sử dụng ở Mỹ lại là loại không chì. Vì thế, người bán đã giao hàng là xăng có pha chì trái với hiểu biết và mong muốn của người mua là loại xăng không chì (mặc dù không có quy định cụ thể nào trong hợp đồng về việc xăng có chì hay không chì). Do đó, ở đây, áp dụng điều 35 khoản 2 điểm a CISG và tiêu chuẩn hàng hóa ở nước người mua, hàng vẫn bị xem là không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng loại. Tuy nhiên, vì từ lâu thị trường châu Âu vẫn sử dụng xăng pha chì và địa điểm giao hàng lại là một nơi thuộc châu Âu
nên người bán được xem là không có đủ điều kiện để biết hoặc suy đoán nhu cầu chính xác của người mua. Do đó ở đây người bán không bị xem là đã gây ra vi phạm cơ bản.
Một vấn đề khác được đặt ra khi áp dụng điều 35 khoản 2 điểm a là liệu mức độ chất lượng nào mới được chấp nhận. Nhiều nhà nghiên cứu Công ước cho rằng điều 35 khoản 2 điểm a được hiểu hàng hóa được giao phải có chất lượng trung bình xét trên mặt bằng các hàng hóa cùng mô tả. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng hàng hóa được giao có thể là hàng hóa đáp ứng các yếu tố phẩm chất ở mức tối thiểu miễn vẫn đáp ứng mục đích sử dụng của người mua. Tuy nhiên, nói chung tòa án hay trọng tài sẽ đánh giá tính phù hợp với mục đích sử dụng của hàng cùng loại dựa trên mong muốn hoặc hiểu biết của một người thông thường ở địa vị người mua đối với công năng của loại hàng đó. Theo đó, nếu chất lượng hàng hóa được giao hoàn toàn khác xa với mức độ chất lượng mà người mua mong muốn và do đó làm mất đi những lợi ích mà người mua chờ đợi theo điều 25 CISG, người bán có thể bị xem là đã gây ra vi phạm cơ bản.
Một tranh chấp liên quan đến vấn đề từng phát sinh giữa người bán Hà