Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 64 - 65)

Các giải pháp trên được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp nhằm hạn chế hủy hợp đồng do không đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa trong các giao dịch thuộc khuôn khổ Công ước Viên năm 1980. Tuy nhiên, tùy theo đặc thù xuất nhập khẩu cũng như đặc điểm pháp lý riêng, mỗi nước cũng có thêm những lưu ý riêng đối với vấn đề này. Đối với Việt Nam cũng vậy.

Khối lượng giao dịch hàng hóa quốc tế của Việt Nam vẫn đang tăng lên từng ngày. Việc doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trường hợp vi phạm do không đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa dẫn đến hủy hợp đồng là không thể tránh khỏi. Do đó, trước hết người viết đề xuất bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam về việc đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp tham gia các giao dịch thuộc khuôn khổ CISG.

Bên cạnh đó, mặc dù còn những hạn chế nhất định, các quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (bao gồm những quy định liên quan đến hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp) đã bộc lộ những điểm hết sức ưu việt và sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam nếu áp dụng Công ước. Vì vậy, người viết cũng đưa thêm những đề xuất khác đối với doanh nghiệp Việt Nam về việc áp dụng Công ước một cách hiệu quả.

Đồng thời, các quy định của Công ước Viên không chỉ thể hiện tính ưu việt trong việc áp dụng đối với các doanh nghiệp mà còn là nguồn tham khảo tốt đối với pháp luật hợp đồng của Việt Nam. Do đó, khóa luận này đưa ra một số

kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy định của Việt Nam liên quan vấn đề hủy hợp

đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 64 - 65)