Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 65 - 69)

3.3.1.1. Dành s chú ý hp lý trong vic đảm bo hàng hoá phù hp vi hp đồng trong các giao dch mua bán hàng hoá quc tế nói chung và các giao dch trong khuôn kh công ước Viên 1980 nói riêng

Trong nhiều năm qua Việt Nam thường xuyên gặp phải những vụ tranh chấp liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa. Đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản như lúa gạo, tôm, cá, các loại rau quả, thịt tươi... Hàng hóa của Việt Nam thường gặp hai trường hợp: hoặc không đảm bảo chất lượng người mua đã yêu cầu và mong muốn; hoặc vi phạm các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn trong khâu sản xuất, vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng… Cả 2 trường hợp này đều dẫn đến việc người mua phải áp dụng các biện pháp bảo hộ pháp lý (trong đó có hủy hợp đồng). Và do đó dẫn đến bên Việt Nam phải gánh chịu hậu quả pháp lý nặng nề (bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm…), đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến tính cạnh tranh

của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới và quan hệ thương mại của Việt Nam đối với bên ngoài.

Với lợi thế là nước có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng cũng như giá nhân công rẻ, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để phát triển hơn nữa ngành sản xuất nông lâm thủy hải sản cũng như nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên vì những lý do như chưa tiếp cận được với các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, do mục đích lợi nhuận hoặc do thiếu hiểu biết về các tiêu chuẩn kỹ thuật-chất lượng của bên ngoài, nhiều doanh nghiệp đã không đảm bảo được quy trình nuôi trồng, thu gom, chế biến và bảo quản các sản phẩm. Do đó dẫn đến sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm để xuất khẩu không đáp ứng được các tiêu chí của người nhập khẩu cũng như vi phạm các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn trong khâu sản xuất, vệ sinh, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng…

Do đó, để đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa, trước tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng tiếp thu học hỏi thêm các công nghệ kỹ thuật mới từ bên ngoài cộng với phát huy tinh thần sáng tạo để vận hành quá trình sản xuất một cách tiên tiến, hiện đại mà vẫn phù hợp với điều kiện hiện có trong nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường hiểu biết và nghiên cứu về các quy định của nước ngoài về các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng…

Đối với các doanh nghiệp thu gom hàng từ các cơ sở nuôi trồng nhỏ lẻ, doanh nghiệp nên hơp tác với chính quyền để vận động ý thức người dân trong việc đảm bảo quy trình nuôi trồng để không vi phạm các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh hay an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Tương tự, các biện pháp trên cũng có ý nghĩa đối với những ngành hàng xuất khẩu khác như máy móc, hóa chất, dệt may...

Đối với trường hợp Việt Nam là nước nhập khẩu, ngoài những biện pháp trên, các doanh nghiệp đặc biệt phải chú trọng đến việc kiểm tra chất lượng hàng hóa được nhập. Hiện nay Việt Nam xuất hiện khá nhiều các tổ chức, trung tâm có kinh doanh dịch vụ giám định chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Việc lựa chọn

được một tổ chức giám định chất lượng có trình độ kiểm tra cũng như đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc kiểm tra sẽ đảm bảo cho kết quả giám định.

3.3.1.2. Tăng cường trang b kiến thc v pháp lut hp đồng nói chung và các quy định ca công ước Viên 1980 nói riêng

Pháp luật về hợp đồng từ lâu đã trở thành một ngành luật quan trọng nằm trong pháp luật thương mại mà các doanh nghiệp phải nắm vững. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chú trọng tìm hiểu, trau dồi kiến thức về pháp luật hợp đồng, đặc biệt là những hợp đồng có yếu tố quốc tế. Chính sự thiếu hiểu biết này đã dẫn đến hệ quả tất yếu là sự yếu thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đàm phán, soạn thảo ký kết cũng như những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang được các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìn chung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ hiện nay. Tuy nhiên đối với hầu hết các hợp đồng xuất nhập khẩu, các quy định nên nắm rõ là các nguồn pháp luật của quốc tế như Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, PECL, bộ nguyên tắc PICC, CISG…

Riêng đối với CISG, với những tiện ích và mức độ phổ biến của mình, Công ước đã đi vào thực tiễn hoạt động mua bán ngoại thương của nhiều doanh nghiệp một cách rất tự nhiên dù doanh nghiệp nhận thức được hay không. Điều này cũng không có gì khó lý giải bởi trên thực tế nhiều nguyên tắc của Công ước Viên đã trở thành thông lệ chung và được áp dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán quốc tế, bao gồm cả các giao dịch mà các doanh nghiệp Việt Nam là một bên (đặc biệt khi bên kia của giao dịch là các doanh nghiệp đến từ các nước đã là thành viên của Công ước này – mà theo thống kê thì có tới 4 trong số 5 khu vực thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là những khu vực đã gia nhập Công ước Viên).

Không chỉ vậy, bản thân việc gia nhập Công ước cũng được rất nhiều doanh nghiệp trong nước ủng hộ. Không chỉ ở những hiệp hội ngành hàng đã có hiểu biết về Công ước hay có thực tiễn liên quan việc áp dụng Công ước, mà

thậm chí những doanh nghiệp chỉ mới quan sát việc áp dụng Công ước hoặc thậm chí hầu như không có hiểu biết gì về Công ước cũng bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với về việc gia nhập CISG.

Cùng với việc áp dụng và ủng hộ gia nhập rộng rãi như vậy, việc hiểu biết và nghiên cứu pháp luật hợp đồng đặc biệt các quy định của quốc tế trong đó có Công ước Viên năm 1980 trở thành một chủ đề quan trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết hợp cùng các cơ quan, tổ chức nghiên cứu cùng sự hỗ trợ của bộ ban ngành chính phủ để cùng tiến hành nghiên cứu một cách tổng hợp và hệ thống nhất về quy định cũng như thực tế áp dụng Công ước. Vào tháng 10/2010, Văn phòng Chính phủ đã có công văn chỉ đạo việc Nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo đó, giao Bộ Công thương chủ trì, cùng phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Từ thời điểm đó đến nay, hàng ngàn các công trình nghiên cứu, các đề tài, báo cáo, bài viết liên quan đến quy định cũng như thực tiễn áp dụng CISG được thực hiện bởi rất nhiều chuyên gia, học giả, thẩm phán, trọng tài cũng như rất nhiều đối tượng khác cũng quan tâm đến vấn đề Việt Nam và CISG. Đây sẽ là một nguồn tài liệu dồi dào và vô cùng hữu ích cho các doanh nghiệp tham khảo và sử dụng nhằm tăng cường kiến thức về CISG.

3.3.1.3. Tăng cường s dng và vn động các đối tác thương mi nước ngoài cũng như các doanh nghip, cơ quan t chc trong nước áp dng các quy định Công ước Viên năm 1980

Bên cạnh việc trang bị những kiến thức liên quan đến việc áp dụng CISG, các doanh nghiệp cũng có thể tăng cường sử dụng và vận động các đối tác thương mại nước ngoài cũng như các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức khác trong nước áp dụng CISG.

Có thể thấy, CISG đã và đang được một bộ phận các doanh nghiệp trong nước ủng hộ và áp dụng rộng rãi trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc lựa chọn nguồn luật áp dụng trong giao dịch có bạn hàng thuộc nước đã là thành viên Công ước hay là bày tỏ quan điểm chủ quan trước việc Việt Nam gia nhập Công ước, việc ủng hộ và áp dụng còn

được thể hiện qua việc chính bản thân các doanh nghiệp tăng cường vận động các đối tác thương mại nước ngoài – những đối tác thuộc các quốc gia chưa phải là thành viên Công ước, cũng như các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức trong nước áp dụng CISG trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.

Biện pháp này sẽ mang lại những lợi ích cụ thể sau:

Thứ nhất, CISG là một nỗ lực của việc thống nhất hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế giữa các nước trên thế giới. Hay nói cách khác, việc áp dụng CISG đã, đang và sẽ là một xu hướng mang tính toàn cầu. Do đó, việc chủ động áp dụng và vận động các tổ chức khác áp dụng CISG vừa có tác dụng giúp doanh nghiệp trong nước tận dụng được các lợi ích khi sử dụng các quy định của Công ước, vừa thể hiện sự tăng cường hội nhập của Việt Nam trong xu thế mở cửa nền kinh tế.

Thứ hai, hầu hết những vận động gia nhập đều chủ yếu xuất phát từ các chuyên gia, học giả... Trong khi đó, doanh nghiệp – những người có lợi ích liên quan trực tiếp nếu Việt Nam gia nhập CISG, chỉ thể hiện ý kiến thông qua các phản hồi trước các điều tra, báo cáo… của các nhà nghiên cứu trên. Do đó, việc chủ động áp dụng và vận động các tổ chức khác áp dụng Công ước Viên năm 1980 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc vận động Chính phủ Việt Nam gia nhập Công ước.

3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện thêm các quy định pháp luật của Việt Nam về vấn đề hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)