Thực trạng nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tp. cần thơ (Trang 48 - 53)

Thạnh

Bên cạnh việc mở rộng tín dụng, chất lƣợng tín dụng luôn đƣợc Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Và nợ xấu là một trong những rủi ro tín dụng, có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng. Nợ xấu làm cho nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm không tái đầu tƣ đƣợc, không có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng làm ảnh hƣởng đến thu nhập của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu chiếm quá cao trong tổng dƣ nợ thì có thể làm cho Ngân hàng mất khả năng cân đối trong thanh toán, ảnh hƣởng không tốt đến tâm lý của khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng cũng nhƣ làm giảm uy tín của Ngân hàng, nghiêm trọng hơn nữa là dẫn đến việc kinh doanh Ngân hàng thua lỗ và thậm chí có nguy cơ phá sản.

4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn

Ngắn hạn: Nhìn chung ta thấy, nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Lý do là Ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn nhiều hơn nên nợ xấu phát sinh ở ngắn hạn nhiều hơn trung và dài hạn. Dù vậy, điều này không đáng lo ngại do nợ xấu ngắn hạn có xu hƣớng giảm dần trong khi doanh số cho vay đối với loại hình này ngày càng tăng qua các năm. Các khoản cho vay ngắn hạn chủ yếu giúp bà con nông dân trên địa bàn huyện sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh nhỏ lẻ, có vòng quay vốn nhanh nên việc thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt.

Trung và dài hạn: Nợ xấu trung và dài hạn biến động tăng, giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014. Lý do là khách hàng gặp nhiều khó khăn trong thời buổi kinh tế cạnh tranh, giá cả các loại hàng hóa đều tăng, chi phí sinh hoạt tăng. Ngoài ra trong năm 2013 do tình hình kinh tế không ổn định, nên một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nên cũng không trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

39

Bảng 4.11: Nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012 Số dƣ TT % Số dƣ TT % Số dƣ TT % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Theo thời hạn 20.593 100 13.429 100 11.810 100 (7.164) (34,8) (1.619) (12,1) - Ngắn hạn 14.344 69,7 9.679 72,1 7.759 65,7 (4.665) (32,5) (1.920) (19,8) - Trung, dài hạn 6.249 30,3 3.750 27,9 4.051 34,3 (2.499) (40,0) 301 8,0 Theo thành phần KT 20.593 100 13.429 100 11.810 100 (7.164) (34,8) (1.619) (12,1) - Cá nhân 20.593 100 13.429 100 11.810 100 (7.164) (34,8) (1.619) (12,1) - DNTN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Theo ngành nghề KT 20.593 100 13.429 100 11.810 100 (7.164) (34,8) (1.619) (12,1) - Nông nghiệp 2.607 12,7 1.599 11,9 1.333 11,3 (1.008) (38,7) (266) (16,6) - Thủy sản 14.947 72,6 10.231 76,2 9.578 81,1 (4.716) (31,6) (653) (6,4) - Thƣơng mại và dịch vụ 1.730 8,4 1.175 8,7 580 4,9 (555) (32,1) (595) (50,6) - Ngành khác 1.309 6,3 424 3,2 319 2,7 (885) (67,6) (105) (24,8)

40

Bảng 4.12: Nợ xấu của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh 06 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

06 tháng đầu năm Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so 2013 Số dƣ TT % Số dƣ TT % Số tiền Tỷ lệ % Theo thời hạn 14.268 100 14.579 100 311 2,2 - Ngắn hạn 10.429 73,1 10.380 71,2 (49) (0,5) - Trung, dài hạn 3.839 26,9 4.199 28,8 360 9,4 Theo thành phần KT 14.268 100 14.579 100 311 2,2 - Cá nhân 14.268 100 14.579 100 311 2,2 - DNTN 0 0 0 0 0 0 Theo ngành nghề KT 14.268 100 14.579 100 311 2,2 - Nông nghiệp 1.847 12,9 2.227 15,3 380 20,6 - Thủy sản 10.688 74,9 9.528 65,4 (1.160) (10,9) - Thƣơng mại và dịch vụ 1.400 9,8 2.437 16,7 1.037 74,1 - Ngành khác 333 2,4 387 2,8 54 16,2

41

4.2.4.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Cá nhân: Ta thấy nợ xấu của thành phần kinh tế này chiếm 100% tổng nợ xấu và có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Năm 2012 nợ xấu của cá nhân là 13.429 triệu đồng, giảm 7.164 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 34,8% so với năm 2011. Năm 2013 nợ xấu là 11.810 triệu đồng, giảm 1.619 triệu đồng, tƣơng ứng 12,1% so với năm 2012. Đến 06 tháng đầu năm 2014 tuy nợ xấu của phần này có tăng so với cùng kỳ năm 2013 nhƣng tăng không đáng kể (tăng 2,2%). Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do hoạt động sản xuất của ngƣời dân ngày càng đạt kết quả tốt, có phƣơng án sản xuất hiệu quả, vốn vay Ngân hàng đƣợc sử dụng đúng mục đích và do thiện chí trả nợ của ngƣời dân ngày càng cao. Tuy vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu cũng nhƣ trong công tác thu hồi nợ đối với thành phần này, từ đó giúp Ngân hàng giảm đƣợc thêm nhiều nợ xấu và làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp tư nhân: Ta thấy nợ xấu đối với thành phần kinh tế này là 0, đây là một điều đáng mừng cho Ngân hàng. Nguyên nhân là do chính sách phát triển của Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên các doanh nghiệp đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

4.2.4.3 Nợ xấu theo ngành nghề kinh doanh

Nông nghiệp: Nợ xấu ngành nông nghiệp giảm dần qua năm 2012 và 2013. Cụ thể năm 2012 giảm 1.008 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 38,7% so với năm 2011 và sang năm 2013 tiếp tục giảm 266 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 16,6% so với năm 2012. Kết quả nhƣ vậy là do ngƣời dân đã có những phƣơng án sản xuất thích hợp, tuy giá nguyên liệu đầu vào nhƣ cây và phân bón,…tăng mạnh nhƣng qua nhiều năm kỹ thuật canh tác của bà con nông dân ngày một nâng cao nên kết quả thu về khá khả quan. 06 tháng đầu năm 2014 thì nợ xấu của ngành này lại tăng 380 triệu đồng, tƣơng ứng 20,6%. Nguyên nhân nợ xấu tăng là do mùa vụ Đông Xuân năm 2014 giá lúa giảm mạnh làm cho những hộ nông dân không có khả năng trả nợ đúng hạn.

Thủy sản: Qua bảng số liệu ta nhận thấy nợ xấu của ngành thủy sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ xấu (trên 65% tổng nợ xấu). Nguyên nhân là do khí hậu thời tiết thay đổi, nguồn nƣớc ô nhiễm, dịch bệnh làm cho cá chết, giá cả vật tƣ tăng cao nên làm cho một số hộ nuôi thủy sản làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy nhiên, ta nhận thấy nợ xấu của ngành này có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Điều này thể hiện sự nỗ lực cố

42

gắng hơn của Ngân hàng trong việc đƣa ra các biện pháp, giải pháp hữu hiệu, xử lý kịp thời, hạn chế thấp nhất nợ xấu tồn đọng tại Ngân hàng.

Thương mại và dịch vụ: Ta nhận thấy đƣợc nợ xấu của ngành thƣơng mại và dịch vụ có biến động tăng giảm giống ngành nông nghiệp. Giảm vào năm 2012 và 2013 nhƣng lại tăng vào 06 tháng đầu năm 2014. Đây là ngành có triển vọng cao, đang trên đà phát triển mạnh, nguyên nhân nợ xấu tăng trong 06 tháng đầu năm 2014 là do ngành đang đƣợc mở rộng đầu tƣ theo chính sách phát triển kinh tế huyện, nhu cầu vốn tăng nên doanh số cho vay của Ngân hàng cho ngành này cũng tăng lên. Tuy nhiên do qui mô ngành chƣa lớn, chƣa đa dạng, chƣa đi vào chiều sâu và vẫn còn một số bộ phận khách hàng kinh doanh kém hiệu quả nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

Ngành khác: Cũng giống nhƣ ngành nông nghiệp và thủy sản nợ quá hạn của khoản mục này cũng giảm vào năm 2012 và 2013 nhƣng lại tăng vào 06 tháng đầu năm 2014. Nhƣ ta đã biết, nợ xấu là tín hiệu báo động thực trạng hoạt động kinh doanh của khách hàng. Từ đó Ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể nhằm can thiệp kịp thời và tƣ vấn cho khách hàng đi đúng hƣớng, sử dụng đúng mục đích để làm ăn có hiệu quả hơn và thể hiện vai trò của ngƣời bạn đồng hành đắc lực của khách hàng.

43

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tp. cần thơ (Trang 48 - 53)