Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tp. cần thơ (Trang 33 - 39)

Cho vay là một hoạt động chính yếu và quan trọng của bất kỳ một NHTM. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ mang lại ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn đối với cả bản thân Ngân hàng. Vì nhờ cho vay sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng.

Từ khi đi vào hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh đã xác định đƣợc nhiệm vụ của mình là phải nỗ lực, góp phần cho sự nghiệp phát triển của địa bàn huyện Vĩnh Thạnh và Ngân hàng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngân hàng đã mở rộng lĩnh vực hoạt động và không ngừng phát triển về quy mô và chất lƣợng. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng tuy có gặp nhiều khó khăn, do ảnh hƣởng của lạm phát, sự biến động không ngừng về lãi suất và việc cạnh tranh gay gắt của các NHTM,… Nhƣng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng đã cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần tạo sự phát triển kinh tế của huyện. NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh đƣợc xem là Ngân hàng trọng điểm của huyện, là chỗ dựa vững chắc của các hộ nông dân và nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó tình hình tín dụng của Ngân hàng cũng diễn biến theo chiều hƣớng khả quan, lƣợng khách hàng tìm đến Ngân hàng ngày càng nhiều, thể hiện cụ thể ở doanh số cho vay.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 83%) và luôn tăng trƣởng qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 328.745 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,4% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 399.055 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,6% trên tổng doanh số cho vay. Năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 412.556 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,7% trên tổng doanh số cho vay. 06 tháng đầu

24

năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 259.192 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90.9% trên tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn dân cƣ trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh chủ yếu sống bằng nghề nông, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ theo thời vụ, nhất là nuôi trồng thủy sản mang tính chu kỳ nên đa số ngƣời dân chỉ cần vốn để đầu tƣ sản xuất trong một thời gian ngắn. Một số doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trên địa bàn làm ăn khá hiệu quả, đặc biệt là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Vì thế họ tiếp tục đầu tƣ sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, đòi phải có một số vốn nhất định mà thời gian đầu tƣ thƣờng là ngắn hạn nên nhu cầu vốn ngắn hạn tăng cao. Hơn nữa, do tâm lý ngƣời dân, đặc biệt là những ngƣời làm nghề nông thƣờng không muốn các khoản vay của mình kéo dài quá lâu vì phải tốn kém thêm chi phí. Mặt khác, dùng vốn tín dụng để tài trợ cho các nhu cầu vay vốn ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản cho đồng vốn, và đe m lại an toàn hơn trong hoạt động cho vay.

Doanh số cho vay trung và dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh chủ yếu là khoản vay mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị, nhà xƣởng, tập trung vào một số doanh nghiệp lớn sản xuất và xuất khẩu cũng nhƣ phục vụ tiêu dùng cho ngƣời dân. Cụ thể, năm 2011 đạt 27.175 triệu đồng. Năm 2012 đạt 78.338 triệu đồng, tăng 51.163 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 188,3% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 42.499 triệu đồng, giảm 35.839 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 45,7% so với năm 2012. 06 tháng đầu năm 2014 đạt 25.820 triệu đồng, tăng 10.981 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 74,0% so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay.

25

Bảng 4.5: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012 so 2011 2013 so 2012 Số dƣ TT % Số dƣ TT % Số dƣ TT % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Theo thời hạn 355.920 100 477.393 100 455.055 100 121.473 34,1 (22.338) (4,7) - Ngắn hạn 328.745 92,4 399.055 83,6 412.556 90,7 70.310 21,4 13.501 3,4 - Trung, dài hạn 27.175 7,6 78.338 16,4 42.499 9,3 51.163 188,3 (35.839) (45,7) Theo thành phần KT 355.920 100 477.393 100 455.055 100 121.473 34,1 (22.338) (4.7) - Cá nhân 346.920 97,5 466.893 97,8 446.755 98,2 119.973 34,6 (20.138) (4,3) - DNTN 9000 2,5 10.500 2,2 8.300 1,8 1.500 16,7 (2.200) (21,0) Theo ngành nghề KT 355.920 100 477.393 100 455.055 100 121.473 34,1 (22.338) (4,7) - Nông nghiệp 104.222 29,3 166.049 34,8 158.763 34,9 61.827 59,3 (7.286) (4,4) - Thủy sản 80.419 22,6 121.881 25,5 49.350 10,8 41.462 51,6 (72.531) (59,5) - Thƣơng mại và dịch vụ 122.248 34,3 125.282 26,2 169.983 37,4 3.304 2,5 44.701 35,7 - Ngành khác 49.031 13,8 64.181 13,5 76.959 16,9 15.150 30,9 12.778 19,9

26

Bảng 4.6: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh 06 tháng đầu năm 2013 và 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

06 tháng đầu năm Chênh lệch 06 tháng đầu năm 2013 2014 2014 so 2013 Số dƣ TT % Số dƣ TT % Số tiền Tỷ lệ % Theo thời hạn 209.235 100 285.012 100 75.777 36,2 - Ngắn hạn 194.396 92,9 259.192 90,9 64.796 33,3 - Trung, dài hạn 14.839 7,1 25.820 9,1 10.981 74,0 Theo thành phần KT 209.235 100 285.012 100 75.777 36,2 - Cá nhân 205.735 98,3 280.262 98,3 74.527 36,2 - DNTN 3.500 1,7 4.750 1,7 1.250 35,7 Theo ngành nghề KT 209.235 100 285.012 100 75.777 36,2 - Nông nghiệp 70.199 33,6 60.053 21,1 (10.146) (14,5) - Thủy sản 13.464 6,4 59.182 20,8 45.718 339,6 - Thƣơng mại và dịch vụ 85.837 41,0 120.333 42,2 34.496 40,2 - Ngành khác 39.735 19,0 45.444 15,9 5.709 14,4

27

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Cá nhân: đây là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng, bởi huyện Vĩnh Thạnh là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng chủ yếu đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ,…Do đó, thị phần đầu tƣ mà Ngân hàng dành cho thành phần kinh tế này là rất lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế (luôn lớn hơn 97%). Theo bảng số liệu ta thấy đƣợc doanh số cho vay cá nhân đặc biệt tăng mạnh ở năm 2012, đạt 466.893 triệu đồng, tăng 119.973 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 34,6%. Nguyên nhân tăng lên là do sản xuất nông nghiệp đƣợc đẩy mạnh, tiềm năng thủy sản đƣợc phát huy mạnh mẽ, đặc biệt là diện tích nuôi cá không ngừng tăng lên, nhiều hộ nông dân xây dựng chuồng trại để nuôi gia súc, chủ yếu là nuôi heo và gà. Chính vì vậy mà nhiều ngƣời dân tìm đến Ngân hàng để vay vốn.

Ta nhận thấy tỷ trọng doanh số cho vay có sự dịch chuyển từ thành phần doanh nghiệp tƣ nhân sang cá nhân làm doanh số cho vay đối với thành phần cá nhân luôn chiếm tỷ trọng rất lớn là vì trong những năm qua tình hình kinh tế có nhiều bất ổn, Ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho vay nên nhắm đến những đối tƣợng khách hàng là cá nhân để giảm thiểu rủi ro vì thế cho vay đối với thành phần kinh tế cá nhân luôn tăng.

Doanh nghiệp tư nhân: Trên địa bàn huyện Vĩnh thạnh cũng có nhiều doanh nghiệp với những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhƣ: vật tƣ nông nghiệp, thức ăn gia súc, vật tƣ xây dựng, xe gắn máy, chế biến thủy sản,… nhƣng chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ nên nhu cầu cũng nhƣ lƣợng vốn cho vay đối với thành phần này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay.

Tình hình doanh số cho vay đối với thành phần là doanh nghiệp tƣ nhân biến động tăng rồi lại giảm qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay đạt 10.500 triệu đồng, tăng 1.500 triệu đồng, tƣơng ứng 16,7% so với năm 2011. Năm 2013 thì khoản mục này lại giảm còn 8.300 triệu đồng, giảm 21% so với năm 2012. 06 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đạt 4.750, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trƣởng bất ổn này là do số lƣợng doanh nghiệp không nhiều, tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc ổn định. Trong thời gian tới Ngân hàng cần quan tâm, tăng cƣờng hơn nữa công tác tiếp cận các doanh nghiệp nhằm nâng cao tỷ trọng cho vay đối tƣợng này để góp phần tăng lợi nhuận của chi nhánh và đồng thời góp phần phát triển kinh tế của huyện Vĩnh Thạnh.

28

4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

Nông nghiệp: Phần lớn diện tích trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh là đất nông nghiệp, ngƣời dân chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa. Do đó nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Để cải thiện nguồn thu nhập nông nghiệp cho ngƣời dân, nâng cao và phát triển ngành kinh tế trọng điểm của vùng, Ngân hàng luôn tạo điều kiện vay vốn cho nông dân tham gia lao động sản xuất, áp dụng mức lãi suất cho phù hợp đúng quy định Nhà nƣớc đƣa ra, nguồn vốn cho vay đối với ngành nông nghiệp luôn đƣợc chú trọng nâng cao. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014 thì doanh số cho vay đối với ngành này tăng mạnh ở năm 2012 ( tăng 59,3%), năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 thì giao động không nhiều. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và cho cả ngành sản xuất nông nghiệp.

Thủy sản: Ngoài những chính sách phát triển cho ngành nông nghiệp thì Nhà nƣớc cũng đƣa ra những chính sách phát triển cải tạo nhiều ao hồ, đầm mƣơng tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản. Do đó, nhu cầu vốn tín dụng của ngành này cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Doanh số cho vay tăng giảm không ổn định. Năm 2012 đạt 121.811 triệu đồng, tăng 41.462 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 51,6% so với năm 2011. Nhƣng năm 2013 chỉ đạt 49.350 triệu đồng, giảm 72.531 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 59,5% so với năm 2012. Đến 06 tháng đầu năm 2014 đạt 59.182 triệu đồng, tăng 339,6% so với cùng kỳ năm 2013. Do huyện Vĩnh Thạnh là vùng có nƣớc ngọt quanh năm vì thế rất thuận lợi cho việc đầu tƣ để phát triển thủy sản nƣớc ngọt nên cần có nguồn vốn của Ngân hàng để mở rộng đầu tƣ. Mặt khác, ngành thủy sản cũng là ngành then chốt của huyện nhƣng do điều kiện kinh tế bất lợi nên nhu cầu về vốn không ổn định. Do đó, doanh số cho vay của ngành thuỷ sản tăng giảm bất thƣờng.

Thương mại và dịch vụ: Sự đóng góp của ngành thƣơng mại và dịch vụ cũng chiếm một vị thế quan trọng cho sự phát triển của huyện nhà. Doanh số cho vay của ngành này luôn tăng trƣởng ổn định trong giai đoạn từ năm 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014. Năm 2013 đạt 169.983 triệu đồng, tăng 44.701 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 35,7% so với năm 2012. 06 tháng đầu năm 2014 đạt 120.333 triệu đồng, tăng 34.496 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2013. Do những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển, nhiều hộ nông dân đã dần chuyển qua buôn bán để tạo thêm nguồn thu nhập và làm giàu cho mình. NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh đã có định hƣớng phát triển tăng

29

doanh số cho vay đối với ngành này nên doanh số cho vay của ngành bán buôn bán lẻ ngày càng tăng mạnh.

Đối với ngành khác: Nhìn chung, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này có xu hƣớng tăng qua các năm. Ngoài việc cho vay các ngành then chốt chủ yếu của huyện, Ngân hàng còn cho vay một số ngành khác nhƣ: xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo,… Tuy nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay nhƣng nó cũng góp phần làm tăng thu nhập cho Ngân hàng và trong tƣơng lai Ngân hàng cần chú trọng nhiều hơn đến lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tp. cần thơ (Trang 33 - 39)