Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tp. cần thơ (Trang 59 - 63)

Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Tăng cƣờng đào tạo cho cán bộ tín dụng về nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ thái độ của cán bộ tín dụng đối với khách hàng, tăng cƣờng số lƣợng cán bộ tín dụng để dễ dàng hơn trong việc quản lí khách hàng vay.

Ngân hàng nên tăng cƣờng thêm nguồn nhân lực. Cụ thể là tăng nguồn lực cán bộ tín dụng nên giao 2 cán bộ tín dụng phụ trách trên một xã, trong đó một cán bộ chuyên thực hiện công tác thẩm định, kiểm tra quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, thu hồi nợ, một cán bộ chuyên công tác ở văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, hoàn thành thủ tục hồ sơ vay vốn cho khách hàng nhƣ vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi ngƣời, công việc đƣợc giải quyết nhanh hơn, cán bộ làm công tác thẩm định sẽ nắm rõ địa bàn hơn. Nếu nhƣ một cán bộ tín dụng phụ trách một xã nhƣ ở NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thạnh nhƣ hiện nay thì sẽ gặp nhiều phiền hà khi cán bộ này đi thẩm định, hoặc nghỉ

50

phép nếu có khách hàng đến liên hệ công việc sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần.

Cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác đƣợc tôn trọng mỗi khi đến Ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hƣớng dẫn khách hàng lần đầu tiên giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tƣ vấn, giới thiệu về các sản phẩm của Ngân hàng.

Công tác cho vay

Thủ tục giấy tờ cần đơn giản, gọn nhẹ nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn cho Ngân hàng cũng nhƣ khách hàng.

Tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng một cách cụ thể, rõ ràng về phƣơng thức cũng nhƣ điều kiện vay vốn.

Ngân hàng cần chú ý đến công tác quảng cáo, tiếp thị để khách hàng thấy đƣợc mặt tích cực của việc vay vốn ở NHNo&PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh.

Khi bắt đầu một món vay nào đó Ngân hàng nên thẩm định xem xét thận trọng đối với tất cả khách hàng. Vì, là khách hàng mới chƣa có giao dịch với Ngân hàng thì việc thẩm định kỹ lƣỡng là đƣơng nhiên, còn đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tuy đã tạo đƣợc sự tin cậy, uy tín với Ngân hàng nhƣng Ngân hàng cũng nên thẩm định kỹ kế hoạch kinh doanh của họ là do không phải dự án nào của họ cũng khả thi, vốn cho họ vay không phải lúc nào cũng thu hồi đúng thời hạn đƣợc. Nói chung, công tác thẩm định rất quan trọng tác động trực tiếp đến việc hình thành nợ xấu cho Ngân hàng.

Tìm hiểu nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần tìm hiểu xem khách hàng đó vay vốn để làm gì? Trồng trọt, chăn nuôi hay buôn bán?... Tránh tình trạng hộ này vay thừa, hộ kia vay thiếu vốn. Từ đó có cơ sở để đƣa ra kết luận chính xác nhất để giúp cho công tác tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả, nâng cao doanh số cho vay đồng thời hạn chế rủi ro trong cho vay.

Cho vay để nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn: nhà kho, sân phơi, nƣớc sạch, đƣờng giao thông, thủy lợi,… nhằm từng bƣớc nâng cấp bộ mặt nông thôn, rút dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa trong công tác cho vay đối với thành phần kinh tế là doanh nghiệp tƣ nhân. Vì cho vay đối với thành phần này trong giai đoạn 2011 đến 06 tháng đầu năm 2014 không có nợ xấu.

51 Công tác thu nợ

Thƣờng xuyên giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu đƣợc nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm đƣợc những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tƣ vấn hỗ trợ giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn đảm bảo có thể trả nợ khi đến hạn. Để làm đƣợc điều đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thƣởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng nhƣ kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ lệ cao.

Đôn đốc việc trả nợ của khách hàng, không để dây dƣa, nên gửi giấy báo nợ đến khách hàng trƣớc thời hạn thu nợ để họ có thời gian chuẩn bị.

Ngân hàng nên tiến hành phân loại khách hàng theo khả năng tài chính hoặc theo đạo đức tín dụng để kịp thời có những chính sách ƣu đãi đối với khách hàng đƣợc đánh giá là tốt và không cho vay đối với khách hàng trễ hạn trả vốn và lãi.

Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trƣớc khi cho vay để tránh trƣờng hợp khi tới hạn khách hàng chƣa thu hồi vốn nên không trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.

Xử lý nợ xấu

Qua phân tích nợ xấu theo ngành cho thấy nợ xấu phát sinh nhiều ở ngành thủy sản, do đó cần lƣu ý khi cho vay đối với ngành này. Cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên giám sát diễn biến thị trƣờng, thẩm định kỹ tình hình tài chính, mục đích vay vốn của khách hàng trong khâu thu thập thông tin khách hàng. Mặt khác đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng do gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhƣ: sản phẩm chƣa tiêu thụ đƣợc, thiên tai,…nhƣng có thể khắc phục đƣợc trong thời gian gần thì Ngân hàng nên xem xét gia hạn nợ nhằm giúp cho khách hàng khắc phục đƣợc khó khăn trƣớc mắt.

Thực hiện tốt trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo qui định của NHNN, giúp xử lý kịp thời các rủi ro tín dụng có thể xảy ra và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Đối với nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ trong tƣơng lai thì nên tiến hành các biện pháp xử lý. Nếu khách hàng cố tình không trả nợ

52

cho Ngân hàng thì phối hợp với chính quyền địa phƣơng nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp phù hợp với thực trạng và từng trƣờng hợp cụ thể.

Cán bộ tín dụng phải kiên trì bám sát khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ quá hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ.

53

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tp. cần thơ (Trang 59 - 63)