NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 47)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn xác định theo Thông tư 27/2011/BNNPTNT.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Phạm vi thời gian: 01/2014 – 04/2015.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cụ thể như sau:

2.3.1. Nghiên cu điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi huyn Tân Yên nh hưởng đến vic hình thành và phát trin các trang tri chăn nuôi ln tp trung. đến vic hình thành và phát trin các trang tri chăn nuôi ln tp trung.

Tìm hiểu điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tân Yên đến các trang trại chăn nuôi lợn.

2.3.2. Đặc đim và ngun phát sinh ti các trang tri chăn nuôi ln

Tình hình phát triển và đặc điểm chăn nuôi của các trang trại lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Hiện trạng phát sinh các nguồn chất thải (Rắn, lỏng, khí) tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

2.3.3 Thc trng công tác qun lý môi trường ti các trang tri chăn nuôi ln huyn Tân Yên, tnh Bc Giang. huyn Tân Yên, tnh Bc Giang.

Hiện trạng quản lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Những ưu điểm và tồn tại trong công tác quản lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

2.3.4. Nghiên cu đề xut các bin pháp bo v môi trường cho các trang tri chăn nuôi ln trên địa bàn huyn Tân Yên, tnh Bc Giang. chăn nuôi ln trên địa bàn huyn Tân Yên, tnh Bc Giang.

Đề tài tập trung phân tích các hạn chế hiện có để làm cơ sởđưa ra các giải pháp khắc phục, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp như:

Nhóm các giải pháp quản lý đối với các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm trong việc quản lý chất thải và bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Nhóm giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải phát sinh cho các trang trại chăn nuôi lợn huyện Tân Yên.

Nhóm các giải pháp khác có liên quan nhằm nâng cao năng lực, kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho các trang trại chăn nuôi của các bên liên quan.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thp s liu th cp:

Thu thập số liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu, các báo cáo, bài báo khoa học và các số liệu thống kê sẵn có liên quan tới đề tài nhằm:

Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu. Nắm rõ tình hình phát triển của các trang trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn nghiên cứu trong những năm qua.

Các tài liệu thứ cấp cần thu thập bao gồm:

Báo cáo phát triển kinh tế, xã hội huyện Tân Yên;

Các số liệu thống kê vềđặc điểm tự nhiên của huyện Tân Yên như: Nhiệt độ,

độ ẩm, lượng mưa, địa chất, thủy văn...;

Các báo cáo về tình hình phát triển chăn nuôi; số liệu thống kê về các trang trại chăn nuôi lợn theo TT27/2011/BNNPTNT trên địa bàn huyện;

Các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học...về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi của các nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước; Các nguồn tài liệu khác có liên quan tới đề tài.

2.4.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

* Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Tiến hành lập và phỏng vấn các chủ trang trại theo bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 lý chất thải của các trang trại nuôi Lợn. Quá trình phỏng vấn được tiến hành tại 15 trang trại Lợn trên tổng số 59 trang trại Lợn của huyện Tân Yên. Mẫu phiếu phỏng vấn được trình bày trong phần phụ lục 1.

* Phương pháp điu tra kho sát thc địa

Tiến hành khảo sát cơ sở hạ tầng, quy trình chăn nuôi, hệ thống quản lý chất thải tại một số trang trại (15 trang trại trong tổng số 59 trang trại, đại diện cho ba quy mô nhỏ,quy mô vừa và quy mô lớn ) trên địa bàn huyện Tân Yên nhằm:

Quan sát các cơ sở hạ tầng, quy trình sản xuất, công trình bảo vệ môi trường, ...của các trang trại chăn nuôi lợn.

Chụp ảnh các nguồn thải, hệ thống chuồng trại, hệ thống quản lý chất thải...của các trang trại nghiên cứu.

Gặp gỡ trao đổi và thu thập thông tin với các chủ trang trại, với các thành viên của trang trại để nắm rõ hơn các thông tin, tình hình sản xuất chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp ước tính ngun thi 2.4.3.1. Ước tính lượng cht thi rn (kg/ngày) 2.4.3.1. Ước tính lượng cht thi rn (kg/ngày)

Để ước tính khối lượng phân thải phát sinh của các trang trại chăn nuôi chúng tôi sử dụng định mức phát thải phân thải của Cục Chăn nuôi là 2,0kg/con/ngày (Cục Chăn nuôi, 2006) và số liệu thống kê đầu lợn nuôi tại các trang trại của huyện Tân Yên. Công thức ước tính như sau:

mphân thải = N*Fphân thải/1000

Trong đó:

mphân thải : Khối lượng phân thải phát sinh của các trang trại (Tấn/ngày) N: Số lượng lợn nuôi của các trang trại (Con)

FPhân thải : Hệ số phát thải phân thải bình quân trên đầu lợn (kg/con/ngày) 1000: Hệ số chuyển đổi đơn vị từ kg sang tấn.

2.4.3.2. Ước tính lượng cht thi lng (m3/ngày)

Đối với hệ sốước tính nước thải, đề tài sử dụng hệ sốước tính của Cục Chăn nuôi 0,4 m3/con/ngày (bao gồm cả nước tiểu, nước tắm rửa cho lợn và nước rửa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 chuồng trại). Công thức ước tính:

Vnước thải = N*Fnước thải

Trong đó:

Vnước thải : Thể tích nước thải phát sinh của các trang trại lợn (m3/ngày). N: Số lượng lợn nuôi của các trang trại (Con)

Fnước thải : Hệ số phát sinh nước thải bình quân trên đầu lợn (m3/con/ngày)

2.4.3.2. Ước tính lượng khí thi phát sinh

Để ước tính khối lượng phát sinh của một số loại khí thải như: CH4, H2S, N2O và NH3 từ các trang trại chăn nuôi lợn chúng tôi sử dụng hệ số phát thải của một số nhà khoa học trên thế giới như Safley, Casada, Zhu, Osada...Chi tiết được trình bày trong Bảng số 2.1.

Bảng 2.1. Hệ số phát thải khí thải bình quân trên đầu lợn

STT Loại khí thải Đơn vị Hệ số Nguồn

1 CH4 g/con/ngày 54,79 Safley và Casada, 1992

2 H2S g/con/ngày 5,0 Zhu et. Al, 2000

3 N2O g/con/ngày 1,45 Osada, 1998

4 NH3 g/con/ngày 30 Osada, 1998

2.4.4. Phương pháp đánh giá cht lượng môi trường

Đểđánh giá chất lượng các thành phần môi trường của các trang trại chăn nuôi lợn chúng tôi tiến hành so sánh các số liệu về các thông số chất lượng môi trường được kế thừa từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tân Yên và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang với các giới hạn cho phép trong các Quy chuẩn môi trường tương ứng, cụ thể:

QCVN08:2008/BTNMT Cột A2 và Cột B1, Trong đó: Cột A2 – Chất lượng nước mặt đảm bảo đời sống cho các sinh vật thủy sinh; Cột B1 – Chất lượng nước mặt sử dụng cho tưới tiêu thủy lợi.

QCVN40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải công nghiệp.

2.4.5. Phương pháp đánh giá mùi và tiếng n

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 khoảng cách 50m, 100m và 150m trong quá trình điều tra tại các trang trại. Phương pháp này đã được Phùng Đức Tiến và cộng sự sử dụng để đánh giá tác động của tiếng ồn và mùi của các trang trại chăn nuôi trên địa bàng cả

nước (Phùng Đức Tiến và cs, 2009).

Mức độ mùi và tiếng ồn được chúng tôi phân thành 4 mức theo Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn

Mức độ ồn Mô tả

Không có Không nghe thấy tiếng ồn từ các chuồng nuôi Lợn

Hơi ồn Có nghe thấy tiếng ồn nhưng ở mức độ vừa phải không khó chịu

Ồn Tiếng ồn nghe rõ và gây cảm giác khó chịu Rất ồn Tiếng ồn to, liên tục và gây đau đầu

Mức độ mùi Mô tả

Không có mùi Hoàn toàn không gửi thấy mùi hôi

Mùi nhẹ Có mùi thoang thoảng nhưng không khó chịu Mùi khó chịu Gửi rõ mùi hôi thối, có cảm giác khó chịu Mùi nặng Mùi nồng nặc, gây cảm giác khó chịu, nhức đầu

Phùng Đức Tiến và cs, 2009

2.4.6. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu của đề tài được tổng hợp, xử lý và trình bày bảng biểu trên phần mềm Excel 2010.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Chương 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)