KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật quản lý chất thải chăn nuô
* Cải tiến hệ thống Biogas
Hiện nay, tỷ lệ các trang trại chăn nuôi lợn huyện Tân Yên áp dụng hệ thống biogas để xử lý chất thải này là rất cao. Biện pháp này trên thực tế đã góp phần giảm thiểu đáng kể lượng chất ô nhiễm có trong chất thải chăn nuôi, mặt khác lại tại ra khí gas
để phục vụ sản xuất cho các trang trại. Vấn đề chính hiện nay là nước thải sau biogas vẫn còn có nồng độ chất ô nhiễm cao không bảo đảm để thải bỏ ra ngoài môi trường.
Do đó, chúng tôi đề xuất cải tiến hệ thống biogas hiện có của các trang trại lợn huyện Việt Yên bằng cách phối hợp biogas với hệ thống xử lý nước thải sau biogas như: Hồ sinh học hoặc bãi lọc sinh học.
Đối tượng áp dụng: Các trang trại đã có hệ thống biogas, có diện tích sản xuất đủ lớn để xây dựng hồ sinh học hoặc bãi lọc sinh học.
Về bản chất cả hồ sinh học và bãi lọc sinh học đều sử dụng vi sinh và thực vật tự nhiên để xử lý chất thải do đó khá thân thiện với môi trường, chi phí xử lý không cao. Các trang trại có thể tận dụng các hệ thống này để nuôi cá hoặc trồng cây tạo thêm thu nhập. Một ví dụ về sự kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi giữa hệ
thống biogas và Bãi lọc sinh học được mô tả như trong Hình 3.3.
Gas Điện Nhiệt Hệ thệng bãi lệc sinh hệc Đệng ruệng P Phân bón P P 軽 石 Lau, sậy Tái sệ dệng P ra
Nước sau biogas
Biogas
Chất thải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
* Quản lý chất thải chăn nuôi theo quy trình khép kín
Áp dụng các nguyên lý sinh thái vào trong quản lý chất thải chăn nuôi lợn. Củ thể bố trí trang trại theo mô hình VAC và thiết lập nhiều biện pháp xử lý chất thải đồng bộ tạo ra nhiều chuỗi thức ăn trong trang trại. Thông qua các chuỗi thức
ăn để tạo ra một mạng lưới thức ăn. Trong mạng lưới này chất thải chăn nuôi được sử dụng như một nguồn thức ăn cơ bản.
Ví dụ trong hình 3.4 chất thải chuồng nuôi lợn được xử lý tại chuồng bằng công nghệ “Đệm lót sinh học”, nước thải, phân thải sau khi xử lý bằng đệm lót có thể dùng làm phân bón cho cây trông trong trang trại hoặc đưa xuống Hồ sinh học (Ao nuôi cá) để làm thức ăn cho cá. Các sản phầm từ vườn cây, ao cá có thểđược sử dụng ngược lại để hỗ trợ hoạt động chăn nuôi lợn.
Biện pháp này có thể áp dụng với các trang trại hiện đang sử dụng các hồ
sinh học trên địa bàn huyện Tân Yên bằng cách thiết lập thêm hệ thống vườn cây và
đưa công nghệ xử lý “Đệm lót sinh học” vào chuồng nuôi. Hoặc có thể áp dụng cho các trang trại được thiết kế mới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 * Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật mới trong xử lý chất thải
Sử dụng công nghệ Đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi. Công nghệ này đã được Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng thành công tại một số tỉnh như: Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Giang…
Sử dụng chế phẩm EM để khử mùi tại các chuồng trại chăn nuôi.
Thay đổi khẩu phần ăn của lợn hoặc thiết kế bố trí chuồng trại một cách hợp lý nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải và thuận tiện hơn cho việc quản lý các nguồn thải.