KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
* Tình hình thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý môi trường của các cơ sở
chăn nuôi lợn huyện Tân Yên.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tất cả các cơ sở chăn nuôi tập trung phải thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, tiến hành quan trắc giám sát môi trường và xây dựng các công trình xử lý chất thải. Hiện nay, tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Yên thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường chỉ chiếm 21,79% (17/78 cơ sở), trong đó tỷ lệ này là 25,42% (15/59 trang trại) đối với các trang trại chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trong số các trang trại thực hiện cam kết bảo vệ môi trường thì chỉ có duy nhất 01 trang trại tiến hành giám sát chất lượng môi trường định kỳ hàng năm (chiếm 1,69%) còn lại tất cả các trang trại khác chưa tiến hành quan trắc và giám sát môi trường theo quy định. Về tình hình xây dựng các công trình xử lý chất thải 100% các trang trại chăn nuôi lợn của huyện Tân Yên có các công trình xử lý chất thải. Tuy nhiên chất lượng các công trình này chưa cao và chưa đáp ứng được việc xử lý hết lượng chất thải phát sinh hàng ngày tại các trang trại (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Tình hình tuân thủ các quy định pháp lý về BVMT tại các trang trại chăn nuôi lợn huyện Tân Yên.
Hạng mục Tổng Trang
trại
Gia trại
Số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung Số lượng 78 59 19 Tỷ lệ (%) 100 75,64 32,20 Thực hiện thủ tục pháp lý về MT Số lượng 17 15 2
Tỷ lệ (%) 21,79 25,42 10,53
Giám sát môi trường Số lượng 1 1 0
Tỷ lệ (%) 1,28 1,69 0 Xây dựng công trình xử lý Số lượng 69 59 10
Tỷ lệ (%) 88,46 100 52,63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Từ thực trạng trên có thể thấy việc thực hiện các thủ tục pháp lý về BVMT của các trang trại chăn nuôi lợn huyện Tân Yên còn rất hạn chế và không hiệu quả. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do:
Ý thức bảo vệ môi trường của các chủ trang trại chưa cao: Hầu hết các chủ
trang trại chăn nuôi chưa nhận thức đúng trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường. Nhiều chủ cơ sở thậm trí không quan tâm hoặc không biết tới các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động chăn nuôi.
Các chủ trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các quy định luật pháp về bảo vệ môi trường. Các chủ trang trại chăn nuôi lợn hầu hết là người nông dân nên việc tiếp cận với các quy định pháp còn hạn chế, hệ thông luật môi trường liên tục thay đổi, bổ sung và ban hành mới nên khó có thể cập nhật đủ.
Công tác quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện còn hạn chế do lực lượng mỏng, các nội dung quản lý môi trường còn mới, kinh phí hạn chế và hoạt động tuyên truyền chưa được đẩy mạnh.
Do mâu thuẫn giữa lợi nhuận kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường. Chi phí môi trường thường khá cao dẫn tới việc làm gia tăng chi phí sản xuất cho các trang trại chăn nuôi do đó nhiều chủ trang trại thường không thực hiện các biện pháp quản lý môi trường nhằm tiết kiệm chi phí.
* Tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi huyện Tân Yên
Theo kết quả Bảng 3.6 cho thấy 100% các trang trại chăn nuôi lợn của huyện Tân Yên đều có xây dựng các công trình xử lý chất thải. Các công trình này chủ yếu thuộc 2 nhóm là: Hầm biogas và các hồ sinh học (Ao tiếp nhận nước thải và chất thải). Tỷ lệ các trang trại áp dụng hình thức xử lý bằng bể Biogas và hồ sinh học
được chỉ ra trong Bảng 3.7. Theo đó việc sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải
được áp dụng hầu hết tại các trang trại ở cả ba quy mô nhỏ, trung bình và lớn với tỷ
lệ áp dụng lên tới 91,53%. Trong khi đó việc sử dụng các hồ sinh học ít được các trang trại lựa chọn do các hồ này thường tốn diện tích và làm thu hẹp diện tích sản xuất của trang trại. Tỷ lệ áp dụng các hồ sinh học chỉđạt 11,86% (7/59 trang trại), các trang trại áp dụng hình thức này thuộc 2 nhóm là quy mô nhỏ (2/37 chiếm 5,41%) và quy mô trung bình (5/20 chiếm 25%).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 3.7: Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trên địa bàn huyện Tân Yên
Quy mô (Con/trang trại) Biogas Hồ sinh học Áp dụng (Trang trại) Tỷ lệ (%) Áp dụng (Trang trại) Tỷ lệ (%) < 500 34/37 91,89 2/37 5,41 500 – 1000 18/20 90,00 5/20 25,00 > 1000 2/2 100 0/20 0 Tổng số 54/59 91,53 7,0/59 11,86 Nguồn: Tổng hợp kết quảđiều tra * Hầm Biogas:
Theo kết quảđiều tra hiện các trang trại trên địa bàn huyện áp dụng 2 loại bể
biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi. Biện pháp hầm ủ thường được sử dụng ở các trang trại quy mô nhỏ với dung tích bể từ 10 – 30 m3/hầm. Hình thức thứ hai là sử
dụng biogas dạng bạt được sử dụng phổ biến tại các trang trại có quy mô vừa và lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá của hầu hết các chủ trang trại thì biogas không thể xử
lý hết lượng chất thải phát sinh của trang trại. Mặt khác nước thải sau biogas vấn có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nên vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn. Kết quả phân tích nước thải đầu vào và đầu ra tại một số bể biogas của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Yên được chỉ ra trong Bảng 3.8. Theo đó, mặc dù nồng độ các chất ô nhiễm sau bể biogas đã được giảm đi đáng kể nhưng vẫn còn rất cao và không đạt QCVN40 cột B đểđược phép xả thải ra ngoài môi trường.
Bảng 3.8: Đặc trưng nước thải chăn nuôi Lợn trước và sau xử lý biogas
Giá trị Trước Biogas (mg/L) Sau Biogas (mg/L)
COD BOD T-N T-P COD BOD T-N T-P
Nhỏ nhất 1.220 530 86 68 386 98 41 42
Lớn nhất 1.472 724 151 82 525 212 82 54
Trung Bình 1.352 650 117 75 475 145 63 47
Độ lệch chuẩn 128,28 83,90 33,90 5,97 62,71 54,09 19,45 5,26
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
* Hồ sinh học: Hồ sinh học của các trang trại thực chất là các ao chứa nước thải, phân thải. Biện pháp này ít được các trang trại áp dụng vì nó đòi hỏi diện tích rất lớn. Tuy nhiên, biện pháp hồ sinh học thường được các chủ trang trại kết hợp với việc nuôi cá để tận dụng chất thải chăn nuôi như là nguồn thức ăn cho cá. Tuy nhiên, nếu không tính toán tốt lượng phân đưa xuống hồ sẽ gây ô nhiễm nước và làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.