Sự phân bố các siêu thị của tỉnh:
Bảng 2.1: Phân bố các siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến năm 2011
STT Tên siêu thị Địa chỉ Phân
loại Tên doanh nghiệp quản lý 1 Siêu thị Từ Sơn 105 Phố Mới, Đông Ngàn,
Từ Sơn, Bắc Ninh
II Công ty TNHH TM Huy Hùng
2 Siêu thị Mạnh Đức KCN Tân Hồng, Hoàn Sơn,
Từ Sơn, Bắc Ninh III Công ty TNHH Mạnh Đức 3 Siêu thị Anh Đức Số 45 đường Lý Thánh
Tông, Từ Sơn, Bắc Ninh III Công ty CPTM Anh Đức 4 Siêu thị Kinh Bắc Dốc Suối Hoa, Thành phố
Bắc Ninh
III Công ty TNHH Đức Minh
5 Siêu thị Minh Anh Cầu Ngà, Vân Dương,
Thành phố Bắc Ninh III Công ty CP Minh Anh 6 Siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ, Thành phố Bắc
Ninh
II Công ty TNHH DVTM Bắc Ninh 7 Siêu thị Dabaco Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh III Công ty TNHH
DVTM Bắc Ninh 8 Trí Đức Mart Đức Hiệp, Xuân Lâm, Thuận
Thành, Bắc Ninh III Công ty TNHH Trí Đức
(Nguồn: Sở Công thương Bắc Ninh)
Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại mới xuất hiện ở Bắc Ninh. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh có tất cả 8 siêu thị đang hoạt động. Trong đó có 2 siêu thị loại II và 6 siêu thị loại III với tổng diện tích xây dựng là 22.600 m2; diện tích kinh doanh 22.310 m2, tổng vốn đầu tư là 161 tỷ đồng. Sự phân bố của các siêu thị chưa đồng đều, chưa hợp lý để phù hợp với sự phân bố dân cư và bán kính phục vụ trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 8 siêu thị có 6 siêu thị tập trung trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn. Các siêu thị trên địa bàn tỉnh đều nhỏ về quy mô và số lượng; cảnh quan, không gian, kiến trúc chưa phát triển. Tất cả các siêu thị đều do các doanh nghiệp tư nhân quản lý. Hầu hết các siêu thị là các siêu thị tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ bản của người dân.
Bảng 2.2: Diện tích đất của các siêu thị tỉnh Bắc Ninh tính đến năm 2011
STT Tên siêu thị Diện tích đất xây
dựng(m2)
Diện tích kinh doanh(m2)
1 Siêu thị Từ Sơn 6.000 5.200
2 Siêu thị Mạnh Đức 2.000 5.000
3 Siêu thị điện máy Anh Đức 2.000 4.000
4 Siêu thị Kinh Bắc 400 350
5 Siêu thị Minh Anh 500 900
6 Siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ 10.650 5.910
7 Siêu thị Dabaco Lạc Vệ 500 450
8 Trí Đức Mart 550 500
Tổng cộng 22.600 22.310
(Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công thương Bắc Ninh)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, các siêu thị trên địa bàn tỉnh phần lớn có diện tích nhỏ. Diện tích đất xây dựng chỉ dưới 10.000m2 và diện tích kinh doanh chỉ dưới 6.000 m2.
Diện tích của các siêu thị có sự tương đồng với diện tích trung bình là 2.825 m2/1 siêu thị; trong đó diện tích kinh doanh trung bình của một siêu thị là 2.788 m2. Siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ có diện tích xây dựng lớn nhất(10.650 m2) và siêu thị Trí Đức Mart có diện tích xây dựng và diện tích kinh doanh nhỏ nhất(550 m2 và 450 m2). Như vậy, cả 8 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều có diện tích nhỏ nên cảnh quan và không gian kiến trúc sẽ chưa phát triển.
Các trang thiết bị phục vụ trong siêu thị: Cơ sở vật chất và các trang thiết bị được sử dụng trong các siêu thị cơ bản như : hệ thống máy vi tính quản lý thông tin, hệ thống máy tính tiền, hệ thống máy lạnh, hệ thống ánh sáng, âm thanh, hệ thống kệ trưng bày hàng hóa, camera…đã đáp ứng yêu cầu cơ bản cần thiết của siêu thị theo quy định của Nhà Nước. Tuy nhiên các thiết bị này còn chưa thực sự hiện đại đem lại sự tối ưu phục vụ hoạt động bán hàng trong siêu thị.
Cơ cấu hàng hóa kinh doanh trong siêu thị: Các siêu thị hầu hết đều là các siêu thị tổng hợp phục vụ nhu cầu tiêu dùng cơ bản của người dân. Do đó mặt hàng kinh doanh chủ yếu là mặt hàng thực phẩm và hàng gia dụng.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu hàng hóa kinh doanh trong các siêu thị năm 2011
(Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – sở Công thương Bắc Ninh)
Theo thống kê, mặt hàng thực phẩm chiếm từ 30 – 35% hàng hóa bày bán của siêu thị. Ngành hàng gia dụng cũng chiếm từ 20 – 25%; ngành hàng thực phẩm tươi sống (rau, quả, cá, thịt…) chiếm tỷ trọng thấp từ 5 – 10%. Hàng điện tử, điện lạnh
chiếm 20 – 30 % do một siêu thị chuyên doanh mặt hàng điện máy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Còn lại là một số nhóm mặt hàng khác.
Những hàng hóa kinh doanh trong các siêu thị được đánh giá ban đầu là tương đối có uy tín và đảm bảo chất lượng. Trong đó, tỷ trọng hảng Việt Nam trong các siêu thị chiếm tới 80 – 90%. Các doanh nghiệp trưng bày bán hàng hóa trong siêu thị thường là các doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, nguồn hàng đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng đáng tin cậy.
Thực trạng nguồn nhân lực trong các siêu thị
Siêu thị là một loại hình phân phối hiện đại với phương thức bán hàng văn minh, tiện lợi. Điều này đòi hỏi đội ngũ lao động chuyên nghiệp từ nhà quản trị cho đến nhân viên phục vụ. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh các siêu thị luôn cần có những lao động được đào tạo, có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên cơ cấu lao động trong hệ thống siêu thị tỉnh Bắc Ninh còn chưa đáp ứng được yêu cẩu này. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn trong siêu thị tính đến năm 2011 được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn trong các siêu thị tính đến 2011
Đơn vị: người STT Tên siêu thị Tổng số lao động Trong đó
Lao động đã qua đào tạo Lao động phổ thông Đại học và cao đẳng Trung cấp 1 Siêu thị Từ Sơn 60 14 22 24 2 Siêu thị Mạnh Đức 50 6 30 4 3 Siêu thị Anh Đức 65 12 36 17 4 Siêu thị Kinh Bắc 20 1 6 13
5 Siêu thị Minh Anh 22 1 5 16
6 Siêu thị Dabaco Lý Thái Tổ 55 6 34 15
7 Siêu thị Dabaco Lạc Vệ 20 8 10 12
8 Trí Đức Mart 42 8 26 8
Tổng cộng 334 56 169 109
(Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công thương Bắc Ninh)
Từ bảng trên ta thấy: Trong tổng số 334 lao động đang làm việc trong các siêu thị thì số lao động đã qua đào tạo là 225 lao động(chiếm 67,36%), số lao động phổ thông là 32,64 %. Như vậy, tỷ lệ lao động phổ thông còn khá cao. Những lao động làm việc trong siêu thị cũng đã có những kỹ năng ban đầu đáp ứng yêu cầu của kinh doanh siêu thị như kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng bán hàng và các nghiệp vụ cơ bản.
đào tạo nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao và đáp ứng chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Nhìn chung hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới được hình thành nên vẫn còn là loại hình khá mới mẻ. Những năm qua, hệ thống các siêu thị đã bước đầu có những bước phát triển về quy mô, hoạt động, hiệu quả kinh doanh được nâng cao. Tuy nhiên các siêu thị này vẫn còn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng đòi hỏi các giải pháp phát triển hơn nữa trong thời gian tới.