hệ thống siêu thị trên địa bàn
2.3.1 Đánh giá chung về thực trạng hệ thống siêu thị
Những thành tựu đạt được
- Hệ thống siêu thị tỉnh Bắc Ninh đã góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Những năm gần đây, thu nhập và nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng hàng hóa, xuất xứ của hàng hóa mà còn quan tâm đến văn minh thương nghiệp, đến không gian mua sắm,
cách trưng bày sản phẩm và các dịch vụ đi kèm khi mua hàng…Đó là sự thể hiện của phương thức mua hàng ngày càng văn minh và hiện đại hơn. Các siêu thị ra đời đã đáp ưng được nhu cầu này của người tiêu dùng.
- Sự xuất hiện của loại hình bán lẻ siêu thị đã dần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì mua sắm tại các chợ truyền thống hay các của hàng , người tiêu dùng Bắc Ninh đã dần quan tâm hơn đến việc mua sắm tại các siêu thị. Loại hình siêu thị đã phát triển hài hòa cùng với các loại hình kinh doanh truyền thống và dần thay thế các loại hình này trong tương lai.
- Các siêu thị hình thành và phát triển đã đặt nền tảng cho một hệ thống bán lẻ hiện đại trong tương lai. Siêu thị Bắc Ninh ra đời là sự khởi đầu cho các loại hình bán lẻ hiện đại như cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại…
- Các siêu thị đã có những đóng góp ngày càng nhiều hơn vào hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Doanh thu bán hàng qua siêu thị đang tăng lên qua từng năm, đóng góp vào tổng mức bán lẻ hàng hóa của tỉnh và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.
- Các cơ quan QLNN và doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư phát triển siêu thị. Doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực đảm bảo cho các siêu thị nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững trong tương lai.
Những hạn chế và tồn tại
- Sự phân bố các siêu thị trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, chưa hợp lý. Các siêu thị tập trung ở thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn trong khi các huyện thuần nông hầu như chưa có siêu thị nào. Nguyên nhân là vì thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn tập trung nhiều dân cư có mức thu nhập ổn định còn các huyện khác phần lớn dân cư canh tác nông nghiệp nên thu nhập thấp, chưa có thói quen mua sắm tại các siêu thị.
- Các siêu thị còn nhỏ về quy mô, cơ sở vật chất còn chưa đảm bảo do các doanh nghiệp tổ chức đầu tư kinh doanh siêu thị phần lớn đều hoạt động từ các ngành khác, chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại. Các doanh nghiệp này đa số là các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, năng lực cạnh tranh kém, chưa có chiến lược quảng bá thương hiệu, chiến lược marketing… dẫn đến kết quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng.
- Số lượng khách hàng đến với các siêu thị chưa cao do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, người tiêu dùng vẫn yêu thích việc mua sắm tại các chợ truyền thống, các cửa hàng bán lẻ thay vì mua sắm tại các siêu thị. Thứ hai, các siêu thị chưa thực sự quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường và các chính sách thu hút khách hàng. Thứ ba, số lượng hàng hóa trong siêu thị còn ít, chưa phong phú và đa dạng trong khi tại các chợ truyền thống, các cửa hàng luôn có số lượng, mẫu mà, chủng loại hàng hóa đa dạng.
- Doanh thu, lợi nhuận của các siêu thị còn thấp, chưa thực sự tương xứng với khả năng. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị cần có các chính sách kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận của siêu thị.
- Hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa quan tâm đến các dịch vụ đi kèm bán hàng như: giao hàng, bảo hành sản phẩm, tư vấn và chăm sóc khách hàng...
- Các siêu thị phát triển mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch phát triển của tỉnh. Do vậy sự phân bổ không đồng đều và hiệu quả kinh doanh không cao. Thời gian tới đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của cơ quan quản lý Nhà Nước, các doanh nghiệp để phát triển hệ thống siêu thị đồng bộ và bền vững.
2.3.2 Đánh giá chung các biện pháp chủ yếu địa phương đã áp dụng để phát triển hệ thống siêu thị
Các chính sách quy hoạch đất đai nhằm phát triển hệ thống siêu thị
Tỉnh đã có các chính sách quy hoạch đất đai phù hợp với cơ chế của bộ Công Thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng siêu thị trên địa bàn tỉnh. Các quy định về ưu đãi đất đai đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng tham gia đầu tư xây dựng siêu thị trong thời gian qua và tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Các biện pháp về đầu tư, tài chính, công nghệ và môi trường
Các chính sách đầu tư được đưa ra nhằm thu hút các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ giúp hiện đại hóa ngành thương mại Bắc Ninh. Các chính sách này đã mang lại những kết quả ban đầu, thu hút được các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư phát triển hệ thống siêu thị. Tuy nhiên hiện nay việc phát triển các siêu thị trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh hiện tại chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối hàng hóa vì đây là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, ít vốn và lĩnh vực hoạt động chính không phải là kinh doanh siêu thị. Điều này đã dẫn đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị không cao.
Đối với công tác QLNN về công nghệ và môi trường: Các biện pháp sở Công thương đưa ra đã có những tác động mạnh mẽ đến ngành thương mại tỉnh nói chung và kinh doanh siêu thị nói riêng đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển công nghệ và bảo vệ môi trường của các siêu thị.
Các chính sách khuyến khích phát triển siêu thị
- Chính sách phát triển hệ thống giao thông: Các biện pháp phát triển hệ thống giao thông của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng đi đến các siêu thị mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, đối với các vùng nông thôn trong tỉnh hệ thống giao thông vẫn còn chưa được quy hoạch rõ ràng gây trở ngại cho người dân trong việc đi lại và mua sắm tại các siêu thị.
- Chính sách phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh: Các biện pháp ứng dụng thương mại điện tử thời gian qua đã góp phần nâng cao sự văn minh, hiện đại trong loại hình kinh doanh siêu thị. Các thông tin về mẫu mã, giá cả sản phẩm được quản lý chặt chẽ hơn thông qua các thiết bị quản trị điện tử. Mặc dù các ứng dụng này mới được tỉnh triển khai vài năm gần đây nhưng đã mang lại những hiệu quả thiết thực đảm bảo phát triển hệ thống siêu thị thích ứng với quá trình phát triển công nghệ thông tin.
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực: Với việc mở các lớp học đào tạo, sở Công Thương Bắc Ninh đã thu hút và đào tạo được một số lượng lớn lao động đảm bảo nâng cao trình độ, năng lực phục vụ trong ngành thương mại và kinh doanh siêu thị. Ngoài ra, trong thời gian tới, sở sẽ kết hợp với các sở, ban, ngành khác thực hiện các biện pháp nâng cao trình độ lao động trong tất cả các ngành nghề kinh tế của tỉnh. Đây là một dấu hiệu tốt đẹp thể hiện sự quan tâm của cơ quan quản lý đối với chất lượng nguồn lao động tỉnh hiện nay.
Đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh tại các siêu thị: cơ quan QLNN đã có những quy định rõ ràng về hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, vệ sinh an toàn thực phẩm trong siêu thị,…Các biện pháp này đã mang lại những hiệu quả ban đầu. Theo thống kê, trong năm 2011 không có siêu thị nào trên địa bàn tỉnh vi phạm các quy định của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái…Trong khi ở các chợ và cửa hàng cá nhân việc vi phạm diễn ra rất nhiều.
CHƯƠNG 3