Quan điểm, định hướng phát triển hệ thống siêu thị giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020 (Trang 37 - 44)

THỐNG SIÊU THỊ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2015, TẦM NHÌN 2020

3.1 Quan điểm, định hướng phát triển hệ thống siêu thị giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020. tầm nhìn 2020.

3.1.1 Dự báo nhu cầu phát triển hệ thống siêu thị tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020 2015, tầm nhìn 2020

Bắc Ninh có vị trí địa lý kinh tế và điều kiện tự nhiên thuận lợi được nhận định là một trung tâm kinh tế thương mại của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Dự báo trong những năm tới thương mại của tỉnh nói chung và hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng sẽ ngày càng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Theo dự báo trong giai đoạn 2012 – 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh sẽ đạt ở mức cao khoảng 13%. Cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu ngành dịch vụ chiếm khoảng 35,56 % GDP của tỉnh. Thêm vào đó, các chính sách phát triển của tỉnh sẽ tập trung xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng cùng với quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, trong những năm tới thương mại của tỉnh sẽ có những bước phát triển tương đối cả về quy mô và cơ cấu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội của tỉnh đến năm 2015 là khoảng 45.000 tỷ đồng và năm 2020 là khoảng 70.000 tỷ đồng. Các loại hình thương mại truyền thống sẽ dần được thay thế bằng các loại hình thương mại hiện đại.

Về quy mô dân số, theo dự báo dân số của tỉnh đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 1.085.000 người với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2012 – 2015 là 0,9%/năm và tầm nhìn năm 2020 dân số sẽ đạt khoảng 1.350.000 người. Trong đó số dân thành thị sẽ ngày càng tăng lên cùng với quá trình đô thị hóa. Như vậy, với quy mô dân số đông, sức mua của người dân cũng sẽ tăng lên.

Tóm lại, với điều kiện tự nhiên và kinh tế thuận lợi, dự báo nhu cầu xây dựng và phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ gia tăng trong giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020. Điều này đòi hỏi các cơ quan QLNN tại địa phương phải có các chính sách phát triển phù hợp với nhu cầu hiện nay.

3.1.2 Quan điểm, định hướng phát triển hệ thống siêu thị giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020 tầm nhìn 2020

Quan điểm phát triển hệ thống siêu thị

- Phát triển siêu thị theo quy luật kinh tế thị trường phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó sẽ là cơ sở tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy

sự phát triển của loại hình kinh doanh với phương thức bán lẻ văn minh, hiện đại và có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.

- Xây dựng hệ thống siêu thị phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với các hình thức thương mại khác như chợ, cửa hàng, cửa hiệu nhằm hình thành trên địa bàn tỉnh một hệ thống phân phối hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Sự phát triển hệ thống siêu thị phải đảm bảo hài hòa và dần thay thế các loại hình bán lẻ khác nhằm khắc phục những hạn chế của loại hình bán lẻ truyền thống về quy mô, phạm vi, vệ sinh an toàn thực phẩm, phương thức phục vụ…

- Hệ thống siêu thị phải được coi là một bộ phận quan trọng trong tổng thể kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về quy hoạch, định hướng đầu tư. Phát triển hệ thống siêu thị phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên toàn quốc.

- Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên con người thuận lợi cho phát triển ngành thương mại. Do vậy phải phát triển hệ thống siêu thị trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người…

Định hướng phát triển hệ thống siêu thị:

- Số lượng siêu thị trên địa bàn tỉnh cần tăng lên một cách hợp lý kết hợp mở rộng quy mô và cải thiện chất lượng hệ thống siêu thị. Trong giai đoạn từ nay tới 2020, tốc độ đô thị hóa tại Bắc Ninh sẽ diễn ra mạnh mẽ; sẽ có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp được hình thành. Mức sống của dân cư tăng lên dẫn đến nhu cầu mua sắm tại các siêu thị cũng tăng lên. Như vậy, cơ quan quản lý phải xem xét số lượng siêu thị sẽ tăng bao nhiêu, quy mô như thế nào là hợp lý để đảm bảo phát triển hệ thống siêu thị tỉnh hài hòa, hiệu quả kinh doanh cao.

- Đa dạng hóa các loại hàng hóa kinh doanh trong siêu thị. Trong thời gian tới siêu thị cần được bổ sung thêm các loại hàng hóa đặc biệt là thực phẩm tươi sống sản xuất theo phương pháp sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá cả hàng hóa cũng cần được đảm bảo hợp lý để cạnh tranh với các loại hình khác trong hệ thống phân phối bán lẻ của tỉnh.

- Phát triển hệ thống siêu thị với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó đặc biệt chú trọng sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và sự liên kết giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

- Định hướng cụ thể phát triển hệ thống siêu thị tỉnh Bắc Ninh thời gian tới với mục tiêu đến năm 2015 toàn tỉnh có 18 siêu thị và năm 2020 là 36 siêu thị với tổng diện tích 98.000m2, nhu cầu vốn là 658 tỷ đồng. Trong đó có 1 siêu thị hạng I, 4 siêu thị hạng II và 31 siêu thị hạng III.Các siêu thị này được phân bố đồng đều tới các huyện, thị xã

trong tỉnh. Siêu thị hạng I sẽ được xây dựng tại thành phố Bắc Ninh và 2 siêu thị hạng II sẽ được xây mới tại thành phố Bắc Ninh và huyện Gia Bình. Các siêu thị hạng III sẽ được phân bố đồng đều tại các huyện trong tỉnh.

3.2 Các giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 – 2015, tầm nhìn 2020

3.2.1 Giải pháp từ phía cơ quan quản lý tại địa phương

Sở Công thương Bắc Ninh cần kết hợp với các sở, ban, ngành khác thực hiện một số giải pháp như:

- Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh siêu thị.

Các cơ quan quản lý cần tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về loại hình kinh doanh siêu thị. Trước hết là tuyên truyền, phổ biến về pháp luật liên quan và nhận thức sự cần thiết khách quan của việc hình thành, phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền, giáo dục nhận thức của người dân và doanh nghiệp có thể thông qua giáo dục cộng đồng, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các lớp tập huấn…Các biện pháp tuyên truyền phải thể hiện rõ quan điểm phát triển hệ thống siêu thị là động lực phát triển kinh tế của tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH ngành thương mại Bắc Ninh.

- Hoàn thiện và triển khai quy hoạch phát triển thương mại chung và quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhằm hạn chế tình trạng phát triển tự phát của các siêu thị, phân bố chưa hợp lý, cơ quan quản lý địa phương cần xây dựng các quy hoạch phát triển. Các quy hoạch này sẽ trở thành căn cứ để tổ chức thực hiện việc phát triển hệ thống siêu thị. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh đã có quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị đến năm 2020. Tuy nhiên quy hoạch đã được xây dựng từ lâu không phù hợp với điều kiện thực tế và gặp nhiều bất cập trong quá trình thực thi. Do vậy cần phải nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu dân cư của từng địa bàn, quy hoạch giao thông, đô thị hóa của từng địa phương. Theo đó, quy hoạch phát triển siêu thị phải dựa trên cơ cấu sản xuất, tiêu thụ của từng khu vực và đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa siêu thị và các loại hình kinh doanh khác. Sở Công thương Bắc Ninh cần kết hợp với các ngành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển siêu thị trình UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn cụ thể các chủ đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị của tỉnh.

- Thực hiện tốt chức năng QLNN đối với việc phát triển hệ thống siêu thị và hoạt động kinh doanh của các siêu thị thông qua việc hoàn thiện các chính sách, cơ chế phát triển theo định hướng của tỉnh. Cơ quan QLNN tại địa phương có trách nhiệm ban hành các quyết định của địa phương thông qua các sở, ban, ngành và UBND tỉnh.

+, UBND tỉnh Bắc Ninh: tiếp tục duy trì và bổ sung chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh siêu thị; tăng cường công tác quản lý về thuế, tài chính, vệ sinh môi trường...đối với các siêu thị; có chính sách ưu đãi thu hút nhân tài đặc biệt là các nhà quản lý giỏi…

+, Sở Công thương: có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị mới thay thế quy hoạch cũ trình UBND tỉnh đồng thời chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và các tầng lớp dân cư tổ chức quản lý việc thực hiện quy hoạch. Sở Công thương khuyến khích việc thành lập Hiệp hội các nhà phân phối của Bắc Ninh để liên kết các nhà phân phối trong tỉnh thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển ngành.

+, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+, Sở Giao thông vận tải: Có kế hoạch triển khai hoặc điều chỉnh bổ sung quy hoạch giao thông của tỉnh thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại và lưu chuyển hàng hóa trên thị trường; đặc biệt chú trọng giao thông ở các khu vực nông thôn.

+, Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất cho phát triển hệ thống siêu thị theo quy hoạch. Phối hợp với Sở Công Thương để tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách sử dụng đất cho phát triển siêu thị. Ngoài ra tăng cường công tác QLNN về vệ sinh môi trường ở các siêu thị.

+, Sở Y Tế: phối hợp với Sở Công thương thực hiện công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại các siêu thị.

- Cơ quan QLNN tại địa phương có trách nhiệm thực thi chính sách, pháp luật của Nhà Nước về phát triển siêu thị.

+, Đối với các sở, ngành thuộc tỉnh: Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh phải phối hợp với Sở Công thương thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển siêu thị đồng thời phân cấp cho các phòng ban thuộc các huyện thực thi các nội dung liên quan. Phải đảm bảo tính thống nhất trong quá trình thực thi tránh những chồng chéo, sai sót, thiếu đồng bộ. Đặc biệt trong quá trình thực thi cần nêu rõ trách nhiệm của từng ban, ngành; lấy Sở Công thương làm đầu mối xây dựng và thực thi các chính sách.

+, Đối với các phòng, ban thuộc huyện: Nhận thức rõ nhiệm vụ của từng phòng, ban trong công tác quản lý siêu thị trên địa bàn mình. Hiện nay, chỉ có thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Thuận Thành và Tiên Du có các siêu thị đang hoạt động. Trong thời gian tới các siêu thị sẽ được xây mới ở tất cả các huyện trong tỉnh. Do vậy, các phòng, ban thuộc các huyện phải có trách nhiệm thực thi tốt hệ thống pháp luật,

chính sách phát triển siêu thị đảm bảo hiệu quản kinh doanh góp phần vào sự phát triển kinh tế toàn tỉnh.

- Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên địa bàn tỉnh.

+, Sở Công thương phải đảm bảo tạo lập môi trường kinh doanh siêu thị bình đẳng với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh thậm chí là các doanh nghiệp nước ngoài. Sở cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về quy định xây dựng siêu thị, tiêu chuẩn siêu thị để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.

+, Sở Công thương phải thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên địa bàn về đăng ký kinh doanh, hoạt động quảng cáo, khuyến mại, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái…Cần có các quy định rõ ràng đảm bảo cho siêu thị hoạt động đúng với bản chất mô hình bán lẻ văn minh, hiện đại. Đặc biệt phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong các siêu thị vì phần lớn hàng hóa bày bán trong siêu thị là các mặt hàng thực phẩm. Những biện pháp này nhằm tạo uy tín cho các siêu thị và đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.

- Quy hoạch phát triển nguồn hàng, kiểm soát nguồn cung cấp hàng hóa cho siêu thị Theo đó cần phải có các chính sách đưa hàng hóa của địa phương vào siêu thị. Đặc biệt là đối với các loại mặt hàng nông sản của tỉnh. Sự liên kết giữa các siêu thị và các nhà cung cấp hàng hóa trong tỉnh vừa đảm bảo chất lượng của hàng hóa vừa đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Thay vì thu mua hàng hóa của tỉnh bạn, của nước ngoài, các siêu thị tập trung thu mua sản phẩm trên chính địa bàn của mình nhằm giảm thiểu chi phí và quảng bá thương hiệu các sản phẩm Bắc Ninh.

- Cơ quan QLNN tại địa phương cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh thông qua các chính sách hỗ trợ cụ thể:

+, Chính sách hỗ trợ về mặt bằng xây dựng các siêu thị: Cần dành một quỹ đất phù hợp cho việc xây dựng siêu thị ở những vị trí thuận lợi có lợi thế thương mại như giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc…Diện tích đất phải đủ lớn để siêu thị có mặt bằng kinh doanh đồng thời có diện tích xây dựng khu vực đỗ xe cho khách. Tỉnh cũng phải có các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư về giá thuê mặt bằng kinh doanh đảm bảo thu hút những nhà đầu tư ngày càng nhiều hơn.

+, Chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng: cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Tỉnh phải hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các siêu thị bao gồm xây dựng hệ thống giao thông dẫn vào siêu thị, hệ thống điện nước, công trình xử lý chất thải, hệ thống phòng chống cháy nổ, hệ thống thông tin liên lạc…

+, Chính sách hỗ trợ về tài chính: Cho đến nay, tỉnh chưa có chính sách tài chính tín dụng ưu tiên phát triển siêu thị trong khi đặc thù của kinh doanh siêu thị là vốn đầu tư lớn và lợi nhuận ban đầu không cao. Do vậy trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần có các chính sách giúp doanh nghiệp kinh doanh siêu thị huy động nguồn tài chính dễ dàng hơn.

+, Chính sách hỗ trợ lãi suất: Phát triển hệ thống siêu thị là thể hiện hình ảnh văn minh thương mại, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Tuy nhiên kinh doanh siêu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020 (Trang 37 - 44)