- Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn:
Đầu tiên, đi vào vấn đề chứng minh tài sản riêng. Theo Luật hôn nhân và gia
đình 2014, nếu không chứng minh được tài sản riêng thì là tài sản chung. Quy định này đồng thời đã trao cho Thẩm phán quyền được suy luận trong các vụ án ly hôn để phân định tài sản chung, riêng của vợ chồng. Nếu trong trường hợp vợ hoặc chồng không có chứng cứ chứng minh tài sản riêng của mình thì đương nhiên đó là tài sản chung. Thực chất thì nguyên tắc này chỉ có tính chất định hướng trong quá trình giải quyết các tranh chấp của vợ chồng về nguồn gốc tài sản. Những điểm bất cập của quy định này là Thẩm phán sẽ có quyền dùng phương pháp suy luận, loại trừ dựa trên cơ sở chứng cứ mà vợ, chồng có hoặc không có trước tòa, mà ở đây đã là suy luận thì chắc chắn sẽ có rủi ro, không thể nào chắc chắn là tuyệt đối chính xác được. Vì vậy, quy định này không những gây khó khăn cho vợ hoặc chồng trong việc chứng minh tài sản riêng trước tòa trong vụ án ly hôn mà bên cạnh đó có thể sẽ gây khó khăn cản trở cho người thứ ba có liên quan trong giao dịch về tài sản. Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ căn cứ vào chứng cứ để xác định tài sản chung riêng của vợ chồng mà chưa căn cứ vào ý chí thể hiện của các bên. Do đó, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn, tòa án các cấp còn gặp nhiều khó khăn do những diễn biến phức tạp của các giao dịch tài sản. Chính vì vậy, cần phải có những thẩm phẩm được đào tạo, huấn luyện bài bản, có trình độ chuyên môn vững vàng đồng thời quy định pháp luật rõ ràng về vấn đề này.
Thứ hai, vấn đề về hợp đồng tặng cho bất động sản. Đây là một trong những
tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khá phổ biến hiện nay. Tài sản tranh chấp thường là nhà, đất mà bố mẹ của vợ hoặc chồng cho con của mình. Khi ly hôn thì họ cho rằng số tài sản đó là họ chỉ cho mượn hoặc cho con để của mình chứ không cho con dâu hoặc con rể. Trên thực tế thì việc tặng cho này chủ yếu chỉ được thực hiện bằng miệng nên rất khó khăn cho Tòa án có thể phân định là bố mẹ đã cho hay chưa. Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào quy định về vấn đề này. Vì vậy cần phải có một văn bản chính thức để quy định về vấn đề đất bố mẹ mua để cho hai vợ chồng và cho con mình đứng tên trong hợp đồng mua đất, hai vợ chồng đã sử dụng đất trong một khoản thời gian dài, trong quá trình sử dụng dụng đất đã kê khai đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc vợ chồng chưa đứng tên trong sổ
địa chính nhưng đã sử dụng một khoản thời gian lâu dài, trong quá trình sử dụng cả hai vợ chồng đã cùng nhau đóng góp, xây dựng trên đất của bố mẹ nhưng bố mẹ không có ý kiến gì chỉ đến khi ly hôn thì bố mẹ mới khai báo là đất của mình chưa cho thì đây là tài sản chung của vợ chồng nếu bố mẹ không có chứng cứ để chứng minh.
- Tranh chấp quyền nuôi con:
Trong quá trình thực tập tại địa phương cũng như tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này đã đúc kết ra một số vấn đề và đưa ra những kiến nghị như sau:
Đầu tiên, căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định
cụ thể như sau: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án giao con cho một bên trực tiếp tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”[2]. Ở đây, nhận thấy pháp luật vẫn chưa có quy định rõ ràng, bởi lẽ “căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con” nó còn quá chung chung và không đi vào cụ thể. Chính vì vậy, Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành nên đưa ra những quy định để khi Tòa án quyết định giao con chưa thành niên cho cha, mẹ trực tiếp nuôi con thì phải xem xét thêm các điều kiện khác như: thuận lợi cho việc thăm nom cháu của những người thân thích khác nhằm duy trì mối quan hệ huyết thống và mối quan hệ bạn bè ở khu dân cư, trường học của người con trong trường hợp này. Tóm lại, các văn bản pháp luật điều chỉnh luật hôn nhân gia đình nói chung và giải quyết quyền nuôi con nói riêng nên đưa các yếu tố nêu trên để đảm bảo tốt nhất về vật chất và cả tinh thần cho trẻ từ ngay sau khi cha mẹ ly hôn và cả tương lai sau này.
Thứ hai, như đã nói ở trên khoản 2 điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy
định “…nếu con từ đủ 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con”[2]. Trước tiên chúng ta cần xem xét đến tâm lý của trẻ con hoàn toàn không ổn định, ở độ tuổi nhỏ chúng chưa thể nào phát triển hết được tư duy cũng như suy nghĩ của mình,có thể ngày hôm nay cha đáp ứng được cho con cái này con đòi về ở với cha, nhưng sau đó lại đòi về ở với mẹ. Vì thế, chúng ta nên giữ nguyên độ tuổi để tham khảo nguyện vọng của Luật hôn nhân gia đình 2000 là 9 tuổi, hoặc có thể tăng độ tuổi này lên thêm nửa. Tuy nhiên, thì phải ở độ tuổi này trở lên thì các người con mới phân nào nhận thức được rõ hơn về việc cha mẹ của mình ly hôn và tự bản thân có thể quyết định mình nên ở với ai, ai là người tốt với mình hơn. Đồng thời, trẻ cũng cần có một trợ giúp viên pháp lý để có thể hỗ trợ cho trẻ để quan để và sự lựa chọn của người con là độc lập, sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ ai hay bất kì yếu tố nào khác, đảm bảo cho người con có một sự lựa chọn tối ưu nhất. Việc này sẽ quan trọng vì nó ảnh hưởng sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cũng như ảnh hưởng đến tương lai sau này.
- Vướng mắc về cấp dưỡng nuôi con trong các vụ án ly hôn:
Cấp dưỡng theo quy định tại khoản 24 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thông hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác (khoản 1 Điều 107). Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110). Cụm từ “không có khả năng lao động” hiện nay không được pháp luật quy định cụ thể. Do vậy, khả năng lao động có thể hiểu là khả năng dùng sức lực của người đó để tham gia vào quá trình sản xuất lao động nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ trước hết là cho nhu cầu vật chất, tinh thần cho chính bản thân người đó. Người không có khả năng lao động là người vì bị bệnh tật hay khiếm khuyết bộ phận cơ thể… mà không thể tham gia lao động nhằm nuôi sống bản thân họ.
Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình thì mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nhưng trong thực tiễn hiện nay vấn đề cấp dưỡng này con gặp một số vướng mắc:
Thứ nhất, là vướng mắc về căn cứ xác định mức cấp dưỡng. Trong các vụ án
tranh chấp ly hôn hiện nay thì hầu như các đương sự chỉ quan tâm đến tranh chấp việc cấp dưỡng nuôi con. Hầu hết trong các vụ việc thì bên trực tiếp nuôi con sẽ yêu cầu bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng với một số tiền cụ thể hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án thì bên không trực tiếp có thể sẽ không đồng ý với mức cấp dưỡng hoặc có yêu cầu mức cấp dưỡng ít hơn so với yêu cầu hoặc họ muốn Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Thì trong trường hợp này Tòa án phải xem xét và quyết định mức cấp dưỡng.
Theo quy định tại Điều 116 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi quyết định mức cấp dưỡng nuôi con, Tòa án phải căn cứ vào hai yếu tố đó là việc cấp dưỡng phải đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nào về “thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng” và “nhu cầu thiết yếu của người cấp dưỡng” theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014. Trước đây, theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị định 70/2001/NĐ-CP ) thì “khả năng thực tế của người có nghĩa cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”. Còn theo khoản 2 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì: “Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các
chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”[27]. Với những quy định như thế này, gây khó khăn cho Tòa án trong việc tính toán được thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như tính toán nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Thứ hai, là vướng mắc về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật hôn
nhân gia đình 2014 chỉ quy định về thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng tại điều 114 mà không hề quy định thời điểm vợ hoặc chồng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn. Điều này khiến cho có nhiều quan điểm trái chiều về thời điểm thực hiện cấp dưỡng cho con.
Có quan điểm cho rằng, mặc dù luật hôn nhân gia đinh 2014 chưa có quy định cụ thể về thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp cho con khi ly hôn. Nhưng chúng ta có thể dựa theo quy định tại khoản 1 điều 482 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì “Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngày mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng,…”[4]. Theo quy định trên, có thể hiểu thời điểm bắt đầu nghĩa vụ cấp dưỡng là ngay sau khi Tòa án ban hành bản án hoặc có quyết định cấp dưỡng. Vì vậy, khi ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự hoặc ra bản án thì Tòa án cần thiết phải ghi rõ thời điểm cấp dưỡng nuôi con. Thời điểm cấp dưỡng nuôi con tính từ ngày Tòa án lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành hoặc tính từ ngày tuyên án.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng Vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn từ lúc nào nên Tòa án không cần phải ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con vào quyết định, bản án của Tòa án. Cho nên thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Thứ ba, là vướng mắc về nghĩa vụ của cha , mẹ khi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng. thực tiễn cho thấy không phải người cha người mẹ nào cũng có thể thực hiện được những thỏa thuận tại Tòa án hoặc theo quyết định của Tòa án. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người con. Nhưng có một câu hỏi được đặt ra là nếu cha, mẹ chậm nghĩa vụ cấp dưỡng thì có phải chịu tiền lãi chậm này hay không.
Có trường hợp Tòa án buộc người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 nhưng có trường hợp thì không. Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần”[2]. Còn theo quy định tại điều 282 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ”[4]. Như vậy, về bản chất chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (bằng tiền) cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên theo quy định tại Điều 357 BLDS năm 2015 thì người chậm thực người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều
này sẽ hạn chế người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình chậm trễ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong giai đoạn thi hành án.
Từ những vướng mắc trên, thiết nghĩ cần phải có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như giải quyết các vướng mắc trên, cụ thể:
Thứ nhất, thực sự là rất khó khăn để Tòa án có thể hài hòa hai yếu tố: thu nhập,
khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Vì trong thực tế nhu cầu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thì cao còn thu nhập khả năng thực tế của người cấp dưỡng thì lại thấp, thậm chí một số trường hợp người cấp dưỡng còn không đáp ứng được nhu cầu thiết yêu của họ do không có việc làm hoặc thu nhập quá thấp. Vì những lý do này đôi khi trên thực tế các quyết định về mức cấp dưỡng của tòa án không thể thực hiện được. chính vì vậy, Tòa án nên quyết định cho mức cấp dưỡng trong thực trạng hiện nay là không thấp hơn 2/3 mức lương cơ bản hoặc không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề.
Thứ hai, cần có hướng dẫn bản án, quyết định của Tòa án có quyết định về cấp