- Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn:
Thứ nhất, pháp luật tố tụng dân sự chưa có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với tranh chấp hôn nhân gia đình. Đấy là một điểm trừ lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến các công tác giải quyết vụ án. Vì vậy, cần có những quy định riêng về giải quyết hôn nhân gia đình bởi Bộ luật tố tụng dân sự không có những quy định về trình tự, thủ tục đối với những tranh chấp được xem là đặc thù như hôn nhân gia đình.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về hòa giải các tranh chấp hôn nhân gia đình. Việc hòa luôn đóng một vai trò quan trong trong những vụ việc tranh chấp hôn nhân gia đình. Giúp giải quyết tranh chấp một cách êm đẹp không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của đôi bên cũng như hạnh phúc của gia đình, để đạt được những điều như thế cần phải có một Thẩm phán có tâm với nghề, trình độ chuyên môn vững vàng.
- Tranh chấp quyền nuôi con:
Trong quá trình làm việc nên tạo không khí thoải mái cho các đương sự, đặc biệt là trong khi làm việc với đương sự là con nhỏ của các cặp vợ chồng ly hôn, tránh gây áp lực cho người con có độ tuổi nhỏ chưa phát triển đầy đủ về nhân thức cũng như tinh thần khiến cho chúng có những quyết định bị ép buộc. Bên cạnh đó, cần cẩn thận, tỉ mỹ trong việc xác minh hoàn cảnh gia đinh, điều kiện sống, công ăn việc làm của người cha và người mẹ, để có thể đưa ra được cái nhìn tốt nhất cho việc quyết định ai là người sẽ trực tiếp nuôi con. Hạn chế việc kháng cáo của đương
sự gây mất thời gian cũng như mất sự uy tín của Tòa do những sai sót trong quá trình tố tụng.