Thực trạng áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân huyện DiLinh – tỉnh Lâm Đồng về giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Một phần của tài liệu Tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con sau khi ly hôn (Trang 30 - 32)

Trong những năm gần đây, Tòa án nhân dân huyện Di Linh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đa số các vụ án ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con đều đã được giải quyết, trong đó đa số vụ án đã được Thẩm phán và cán bộ của Tòa án hòa giải thành công. Những bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những sai sót, bất cập như vi phạm thủ tục tố tụng, chậm trễ trong việc thụ lý vụ án, sai sót trong việc xác minh và thu thập chứng cứ.

Trong phần này, để hiểu rõ hơn về thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án ly hôn về tranh chấp quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân huyện Di Linh, em xin đưa ra một số vụ án điển hình, đó là:

VÍ DỤ[26]: Vụ án tranh chấp tranh chấp thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau

khi ly hôn

Nội dung vụ án:

Nguyên đơn chị Đào Thị H và bị đơn anh Dương Văn T đã thống nhất trình bày như sau:

Theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự số 23/2018/QĐST-HNGĐ ngày 23/5/2018 của Tòa án nhân dân huyện Di Linh, với nội dung chị H và anh T thuận tình ly hôn và hai bên thỏa thuận anh T sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu Dương Văn C sinh ngày 15/7/ 2011 và chị H có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu C mỗi tháng là 1.500.000 đồng.

Chị H trình bày: khi hai bên thuận tình ly hôn, anh T cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để cho cho hai mẹ con được gặp nhau hàng tuần và nếu như sau này cháu C có nguyện vọng về ở với mẹ, thì anh T sẽ đáp ứng nguyện vọng cho cháu. Sau khi ly hôn, anh T ko thực hiện được như lời đã nói, chị bị hạn chế thời gian được gặp cháu C. Nay cháu C muốn về với ở với mẹ và dựa trên cam kết trước đây của anh T, chị H yêu cầu khởi kiện: đề nghị được thay đổi người được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể là được trực tiếp nuôi cháu Dương Văn C sinh ngày 15/7/2011. Về cấp dưỡng đề nghị anh T cấp dưỡng cho cháu C hàng tháng số tiền là 1.500.000 cho đến khi con trưởng thành.

Anh T trình bày: khoảng thời gian anh trực tiêp nuôi cháu C, anh luôn tạo mọi điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và việc học tập của cháu. Anh T hiện đang làm chủ một quán Café nên có nhiều thời gian chăm sóc cháu cũng như vững chắc về tài chính. Những ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần anh đều cho cháu C về thăm mẹ để giúp cho cháu không cảm thấy tủi thân vì không được gặp mẹ. Anh T cam đoan cuộc sống sinh hoạt và học tập của cháu C là rất tốt. Chị T hiện tại đang ở nhà thuê, công việc thì chưa ổn định, trong thời gian vừa qua chị đã thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, do chau C còn nhỏ nên quyết định con chưa chín chắn, hôm nay thế này, mai thế kia nên anh T không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị H.

Tại bản án số 24/2019/HNGĐ-ST ngày 27/6/2019 của Tòa án nhân dân Huyện Di Linh căn cứ vào điều 81, 84 Luật hôn nhân gia đình và điều 28, 38, 39, 147, 273 Bộ luật tố tụng dân sự quyết định:

- Giao cho chị Đào Thị H trực tiếp nuôi con là cháu Dương Văn C cho đến khi cháu đủ 18 tuổi.

Ngày 8/10/2019 anh Dương Văn T kháng cáo đề nghị Tòa cấp phúc thẩm không chấp nhận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị Đào Thị H.

Anh T cho rằng, Tòa cấp sơ thẩm đã vi phạm thủ tục tố tụng, trong khi làm việc với cháu đã gây áp lực cho cháu áp đặt cho cháu phải ở với bố hay mẹ mà không xác minh tìm hiểu rõ điều kiện sống hiện tại của cháu C. Hiện tại anh đang nuôi dưỡng và giáo dục cháu trong một trường rất tốt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cháu được phát triển, ngoài ra anh không hề cản trở việc để cho hai mẹ con gặp nhau và việc thực hiện nghĩa vụ của chị H.

Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn chị Đào Thị H giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Bị đơn anh Dương Văn T giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Qua nhận định và xem xét về các yếu tố cũng như tham khảo ý kiến của Viện Kiểm sát Tòa án nhân nhân tỉnh Lâm Đồng quyết định căn cứ khoản 2 điều 308 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, chấp nhận yêu cầu kháng cáo của anh Dương Văn T , sửa bản án sơ thẩm số 24/2019/HNGĐ-ST ngày 27/6/2019 của Tòa án nhân dân Huyện Di Linh.

Căn cứ khoản 3 Điều 28, Điều 35, 39, 147, khoản 2 điều 148, Điều 270 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 áp dụng điều 81, 84 Luật hôn nhân gia đình. Xử:

- Không chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của chị Đào Thị Hương về việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.

- Anh Dương Văn T tiếp tục quyền trực tiếp nuôi dưỡng con chung Dương Văn C sinh ngày 17/5/2011 cho đến khi con đủ 18 tuổi và chị H có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu 1.000.000 hàng tháng cho đến khi cháu đủ 18 tuổi.

Nhận xét: qua vụ việc trên nhận thấy trong quá trình giải quyết vụ việc Tòa án nhân dân Huyện Di Linh đã không xác minh đầy đủ về điều kiện sống của con chung cũng như điều kiện , khả năng cấp dưỡng của người bố và người mẹ. Trong quá trình làm việc gây áp lực tâm lý cho người con nhỏ tuổi, chỉ quan tâm đến nguyện vọng của con và để xem xét đến điều kiện chăm sóc, giáo dục, học tập của con khi về ở với người mẹ. Quyết định của tòa cấp sơ thẩm còn máy móc và không sát với đời sống thực tế.

Kết luận chương 2:

Qua thực trạng giải quyết tại Tòa án Nhân dân huyện Di linh thấy rằng số lượng vụ việc hôn nhân và gia đình trong đó có các vụ tranh về tài sản và quyền nuôi con chiếm số lượng không nhỏ so với tổng số vụ việc dân sự( dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, lao động). Tỷ lệ giải quyết vụ việc này cao chiếm trên 85%.

Những tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn chủ yếu là tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về khoản nợ ngân hàng, …trong đó đặc biệt là tranh chấp quyền sử dụng đất. Tranh chấp về quyền nuôi con đa số được hòa giải thành.

Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền quyền nuôi con sau khi ly hôn của Tòa án các cấp cho thấy bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc giải quyết vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần phải khắc phục thì mới có thể nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng giải quyết án.

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN VÀ QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN:

Một phần của tài liệu Tranh chấp về tài sản và quyền nuôi con sau khi ly hôn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w