Bảng 9: LỢI NHUẬN KHÁC QUA CÁC NĂM
(Đơn vị tính: ngàn Đông)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch
2009/2008 Giá trị % Giá trị % Thu nhập khác 166.578 257.927 122.920 91.349 35| - 135.007 - 32 Chi phí khác 45.413 327.486 119.493 282.073 621| -207.993| -63.5 Lợi nhuận khác 121.165 - 69.559 3.427 - 190.724 -157 72.986 105
( Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh)
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cà Mau
4.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIỂU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẢM CHÍNH
4.5.1. Số lượng tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của công ty
Bảng 10: SÓ LƯỢNG TIÊU THỤ CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA
CÔNG TY
Chỉ tiêu | Đơn vị Năm Chênh lệch tính 2007 2008 2009 | 2008/2007 | 2009/2008 Xăng Dâu Lí 44.844.404 | 49.328,005 | 54.813.178 | 4,483.601 | 5.485.173 Dâu Mỡ
Nhờn Lon 213628| 369.701| 163.121| 156.073| -206.580
Gas Kg 218.845| 1684486| 135.299| -50.359| -33.187
(Nguồn: Báo cáo tiêu thụ năm 2007, 2008, 2009 )
Qua ba năm 2007 - 2008 - 2009 thì lượng xăng dầu công ty bán ra đều
tăng, ngược lại với mặt hàng Xăng Dầu là mặt hàng Gas có số lượng bán ra giảm liên tục trong thời gian này, còn mặt hàng Dầu Mỡ Nhờn thì tăng vào năm 2008
và giảm vào năm 20009.
Năm 2008 số lượng Xăng Dầu bán ra là 49.328.005 lít, tăng 4.483.601 lít so
với năm 2007 tương đương tăng 10%. Đến năm 2009 thì số lượng bán mặt hàng
này tiếp tục tăng và tăng 5.485.173 lít so với năm 2008, mặt hàng Xăng Dầu tăng qua mọi năm nguyên nhân là do nhu cầu của người dân tăng qua mọi năm, tuy nhiên số lượng tăng năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn số lượng tăng của năm 2009 so với năm 2008 là do giá Xăng Dầu năm 2008 cao hơn năm 2009 nên làm hạn chế phần nào nhu cầu sử dụng của người dân ngoài ra công ty không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ nên cũng kéo theo số lượng bán tăng.
Mặt hàng Dầu Mỡ Nhờn tăng cao vào năm 2008, năm 2008 số lượng bán
mặt hàng này là 369.701 (lon) tăng 73% so với năm 2007 và tương đương tăng
156.073 (lon). Đến năm 2009 mặt hàng này bán với số lượng là 163.121 lon
giảm mạnh so với năm 2008 (giảm 56%).
Do giá Gas tăng và sự phát triển của các mặt hàng thay thế làm cho nhu cầu
tiêu dùng của người dân giảm đi. Năm 2007 doanh số bán là 218.845 kg thì đến
năm 2008 doanh số bán giảm 50.359 kg còn 168.486 kg. Năm 2009 doanh số bán
tiếp tục giảm 33.187 kg so với năm 2008.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng Dầu Cà Mau
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do công ty tập trung vào việc kinh doanh mặt hàng Xăng Dầu nhiều hơn so với mặt hàng khác và đặc biệt trong giai
đoạn này nên kinh tế có nhiều biến động, thị trường thì có nhiều đối thủ cạnh
tranh cho nên sự không tập trung nhiều vào mặt hàng Gas và Dầu Mỡ Nhờn đã dẫn đến những thay đổi trên. Công ty cần tập trung nhiều hơn cho mặt hàng Gas và Dầu Mỡ Nhờn, hai mặt hàng này còn nhiều thị trường tiềm năng chưa được
khai thác hết.
4.5.2. Giá trị tiêu thụ của các mặt hàng
Nhìn chung mặt hàng Xăng Dầu và Dầu Mỡ Nhờn đạt giá trị cao nhất vào
năm 2008 và thấp nhất vào năm 2007. Năm 2008 mặt hàng Xăng Dầu đem lại
khoản doanh thu là 601.678.225 (ngàn đồng) tăng khoản 55% so với năm 2007,
tương đương tăng 213.850.612 (ngàn đồng), còn mặt hàng Dầu Mỡ Nhờn năm
2008 mang lại cho công ty khoản doanh thu 7.024.193 (ngàn đồng) tăng 46% so
với năm 2007. Sang năm 2009 doanh thu từ mặt hang Xăng Dầu giảm 3.5%, Dầu
Mỡ nhơn giảm 15% so với năm 2008.
Sự biến động của doanh thu từ mặt hàng xăng Dầu chủ yếu là do sự thay đổi của giá của mặt hàng này, nhu cầu đối với mặt hàng này tăng qua mọi năm nhưng do sự thay đổi của giá làm cho doanh thu từ mặt hàng này vào năm 2009 g1iảm so với năm 2008.
Về mặt hàng Gas liên tục giảm, năm 2008 giá trị tiêu thụ của mặt hàng này
mang lại 3.148.481 (ngàn đồng) giảm 105.472 (ngàn đồng) so với năm 2007 và tương đương giảm 3.3%. Năm 2009 giảm so với năm 2008 khoản 27%, tương đương giảm 846.055 (ngàn đồng). Giá trị tiêu thụ của mặt hàng Gas giảm là do số lượng tiêu thụ của mặt hàng này liên tục giảm, tuy nhiên năm 2008 số lượng tiêu thụ giảm 23% so với năm 2007 khi đó giá trị tiêu thụ chỉ giảm 3%, năm
2009 số lượng tiêu giảm 17% so với năm 2007 khi đó giá trị tiêu thụ giảm đến 27%, cho thấy 1 phần sự biển động về giá trị tiêu thụ của mặt hàng này là do sự thay đổi của giá.