VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
2.3.3.1. Thời vụ và mật độ
- Thời vụ: vụ hè thu, gieo hạt ngày 10/7/2013 - Mật độ:
Thí nghiệm : mật độ 25cây/m2, khoảng cách 40 cm x 10 cm (1 cây). Thí nghiệm 2: mật độđược bố trí theo các công thức thí nghiệm đã thiết kế
2.3.3.2. Phương pháp bón phân
Bón 8 tấn phân chuồng hoai mục + 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 300 kg vôi bột/1 ha
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
+ Bón vôi lúc cày bừa để vôi được đảo đều trong đất
+ Bón lót, bón toàn bộ phân chuồng + phân lân + 1/4 đạm, trước khi gieo hạt cần lấp đất sơ qua để lấp kín phân, tránh gieo hạt trực tiếp vào phân
+ Bón thúc làm 2 đợt; đợt 1 khi cây có 2 – 3 lá thật bón 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali kết hợp xới xáo phá váng; đợt 2 sử dụng đạm và kali còn lại bón khi cây
được 5 - 6 lá kết hợp với vun cao gốc.
2.3.3.3 Chăm sóc
- Làm cỏ xới xáo 2 lần
+ Lần 1: xới phá váng kết hợp làm cỏ khi cây 2-3 lá thật, xới xáo tạo
điều kiện cho đất tơi xốp, kết hợp vun xới lần 1 với làm cỏ và bón thúc đạm + Lần 2: sau lần 1 từ 12 - 15 ngày (khi cây có 5 – 6 lá thật), xới xáo sâu từ 5 – 7 cm bón thúc lần 2 kết hợp vun cao gốc chống đổ, diệt trừ cỏ dại.
- Tưới tiêu nước: cần đảm bảo tưới nước đủ ẩm cho cây ở thời kỳ cây con, thời kỳ ra hoa đậu quả. Có biện pháp thoát nước nhanh khi ngập úng.
- Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, cần phát hiện sâu bệnh sớm và diệt trừ dứt điểm bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục