Kết quả nghiên cứu các yếu tốc ấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển một số giống đậu tương rau tại thắng mố yên minh hà giang (Trang 69 - 71)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.1.Kết quả nghiên cứu các yếu tốc ấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống

dòng, giống DT08 (2,29%), AGS 398 (2,39%), AGS 399 (2,33%) AGS 359 (2,14%) đều có hàm lượng đường tổng số cao hơn. Trong đó giống AGS 398 có hàm lượng đường tổng số cao nhất. Các dòng, giống còn lại có hàm lượng đường tổng số thấp hơn giống đối chứng.

Axit tổng số của các dòng, giống đạt từ 0,16 – 0,22% trong đó cao nhất là giống AGS 399 đạt (0,22%), thấp nhất là giống DT02 ĐC (0,16%).

Hàm lượng protein giữa các dòng, giống không có sự chênh lệch nhiều, biến

động trong khoảng 13,25 – 14,94%, trong đó cao nhất là AGS 359 đạt (14,94%) và thấp nhất là dòng AGS 380 (13,26%).

Lipit là một chỉ tiêu quan trọng của đậu tương nói chung và đậu tương rau nói riêng, qua kết quả phân tích cho thấy các dòng, giống có khoảng biến động Lipit không nhiều từ 6,81 – 9,88%. Giống có hàm lượng lipit cao nhất là Đ/C DT 02 (9,88%), thấp nhất là dòng AGS 399 (6,81%)

Vitamin C đối với các loại sản phẩm rau, quả là chỉ tiêu phải có, theo kết quả

phân tích sự chênh lệch giữa các dòng, giống không nhiều với độ biến động từ 9,59 – 11,90%, hàm lượng Vitamin C thấp nhất là dòng AGS 399 (9,59%) và cao nhất là giống Đ/C DT 02 (11,90%).

Nhìn chung các dòng, giống đều có thành phần dinh dưỡng khá và cân đối, Giống AGS 398 có hàm lượng đường tổng số cao nhất, cao hơn giống Đ/C DT 02 và các dòng, giống còn lại.

3.3. Một số yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống đậu tương rau

3.3.1. Kết qu nghiên cu các yếu t cu thành năng sut ht khô ca các dòng, ging ging

Năng suất hạt khô là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp mối quan hệ giữa các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương rau. Nó cũng là chỉ tiêu đểđánh giá, so sánh và khẳng định tính ưu việt của dòng, giống trong cùng điều kiện sản xuất. Đối với đậu tương rau sản phẩm được sử dụng chủ yếu dưới dạng quả xanh ở giai đoạn quả chắc hoàn toàn (R6). Nhưng công tác sản xuất hạt giống đậu tương rau tại Việt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Nam đang là mục tiêu rất được chú trọng trong sản xuất vì nó góp phần làm giảm chi phí sản xuất, làm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, chủđộng trong sản xuất.

Năng suất hạt khô được xác định từ nhiều yếu tố cấu thành năng suất, trong đó khối lượng 100 hạt khô là một chỉ tiêu có tương quan rất chặt với năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tương rau. Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống được thể hiện ở bảng 3.13 như sau: Bảng 3.13: Một số yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống đậu tương rau TT Dòng, giống Số quả chắc/cây (quả) Số quả 3 hạt/cây (quả) Khối lượng hạt khô/cây (g) Khối lượng 100 hạt khô (g) 1 DT 02 (Đ/C) 23,80 2,70 14,22 35,50 2 DT 08 29,50 2,80 17,37 30,90 3 AGS 398 33,20 4,50 18,15 34,80 4 AGS 399 25,40 2,70 13,67 30,50 5 AGS 359 21,40 1,60 11,43 30,50 6 AGS 358 23,60 2,40 12,74 31,10 7 AGS 380 24,30 2,60 13,24 30,20 CV% 6,80 7,40 LSD0,05 1,04 0,23

Số quả chắc/cây giao động từ 21,40 – 33,20 quả, trong đó giống AGS 398

đạt 33,20 quả/cây và DT 08 đạt 29,50 quả/cây cao hơn giống DT 02 (23,80 quả/cây)

ở mức có ý nghĩa . Các dòng, giống còn lại có số quả/ hạt tương đương hoặc thấp hơn giống đối chứng DT 02 ở mức ý nghĩa 5%

Số quả 3 hạt/cây giao động từ 1,60 quả/cây – 4,5 quả/cây, trong đó giống AGS có số quả 3 hạt/cây cao nhất đạt (4,50 quả), giống DT08 đạt 2,80 quả, cao hơn giống Đ/C DT 02 đạt (2,7 quả). Các dòng, giống còn lại đều có số quả 3 hạt/cây tương ứng hoặc thấp hơn giống Đ/C ở mức ý nghĩa 5%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Khối lượng hạt khô/cây giao động từ 11,43g – 18,15g, trong giống AGS 398

đạt cao nhất 18,15g/cây, giống DT08 đạt 17,37 g/cây, cao hơn giống đối chứng DT02 (14,22 g/cây) ở mức có ý nghĩa. Các dòng, giống còn lại đều có khối lượng hạt khô/cây tương đương hoặc nhỏ hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa.

Khối lượng 100 hạt khô: khối lượng 100 hạt khô ≥ 30 g được sử dụng như

một trong số các chuẩn chọn lọc, trong việc sàng lọc nguồn gen đậu tương rau tại AVRDC. Số liệu bảng 3.13 cho thấy các dòng, giống đều có khối lượng 100 hạt khô

≥ 30 g và giao động từ 30,1 đến 35,5g. Không có dòng, giống nào có khối lượng 100 hạt khô lớn hơn giống Đ/C DT02 đạt (35,6g)

Như vậy so giống Đ/C DT 02, giống AGS398 có số quả chắc, số quả 3 hạt và khối lượng hạt khô/cây cao hơn. Khối lượng 100 hạt khô của tất cả các dòng, giống

đều lớn hơn 30g đạt (30,1 – 35,5 g).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển một số giống đậu tương rau tại thắng mố yên minh hà giang (Trang 69 - 71)