2. Qúa trình thực tập tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
2.4. Phòng Bảo quản
Tài liệu sau 03 năm mới nhất phục vụ bạn đọc ở Phòng Tự chọn được chuyển về lưu giữ ở Phòng Bảo quản (Tổng kho). Tức là hiện giờ những tài liệu ở tổng kho là những tài liệu từ năm 2008 trở về trước.
Sách trong Tổng kho được dán Số đăng ký cá biệt có in mã vạch, dán chỉ từ được sắp xếp theo các năm, số đăng ký cá biệt và theo khổ cỡ.
Kho sách Ngoại văn, sách Đông Dương, sách Việt trước năm 1954 được xếp vào kho riêng.
Đối với Luận án được đóng hộp bảo quản, cũng được dán nhãn đăng ký cá biệt in mã vạch và sắp xếp theo năm, số đăng ký cá biệt và khổ cỡ.
Phòng có nhiệm vụ lấy sách theo yêu cầu của bạn đọc và phân phiếu theo 02 ô để phân biệt sách thường và tài liệu quý hiếm.
Mỗi khi lấy sách ra kho hoặc vào kho thì CBTV sẽ phải quét mã vạch, số lượng tài liệu mượn – trả được ghi lại đầy đủ để thống kê mỗi ngày, giúp cho thư viện quản lý tình trạng sách bảo quản, lượt bạn đọc và lượt tài liệu được mượn, giúp luuw thông nhanh chóng, dễ dàng. ( riêng với Luận án khi lấy ra hoặc vào kho chưa cần phải quet mã vạch vì mới được xử lý lại nên chưa có trên CSDL.)
Ngoài ra, Phòng còn thực hiện dán chỉ từ và dán nhãn cho những tài liệu mới nhập về để chuyển 02 bản đến Phòng đọc tự chọn để phục vụ bạn đọc nhanh chóng, kịp thời.
Trong thời gian thực tập ở Phòng Bảo quản, tôi đã được làm những công việc như: Tìm, rút sách theo phiếu yêu cầu của bạn đọc, dán nhãn có mã vạch, dán chỉ từ, quét sách ra, vào kho, sắp xếp, cất sách vào kho…
2.5. Phòng Đọc
Thư viện thực hiện công việc theo một chu trình khép kín, khoa học, nghiêm túc. Và Phòng đọc nằm trong khâu công tác cuối cùng (phổ biến thông tin) trong chu trình đường đi của tài liệu, rất quan trọng – là mục tiêu cuối cùng thư viện hướng đến.
Về hình thức kho, TVQG VN có 04 Phòng đọc được phân chia làm 02 loại kho. Đó là: Kho đóng và Kho mở. Có 02 loại Phòng đọc: Phòng đọc theo yêu cầu
(Tổ chức sắp xếp và phục vụ theo hình thức kho đóng) và Phòng Đọc tự chọn (Tổ chức sắp xếp và phục vụ theo hình thức kho mở).