Phương pháp hóa lý

Một phần của tài liệu bài giảng môn công nghệ môi trường chương 3: Công nghệ xử lý chất thải (Trang 43 - 46)

IV. Xử lý chất thải nguy hạ

c.Phương pháp hóa lý

* Nguyên tắc: làm thay đổi, giảm tính chất nguy hại của chất thải * Một số phương pháp

- Phương pháp trích ly: tách cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ hòa tan chọn lọc. Do đó, tách và thu hồi được chất hữu cơ có lẫn trong chất thải như dầu mỡ, hóa chất bảo vệ thực vật

- Phương pháp chưng cất: tách hỗn hợp chất thải nguy hại bay hơi thành những cấu tử riêng biệt dựa trên cơ sở độ bay hơi khác nhau ở nhiệt độ sôi khác nhau của mỗi cấu tử trong hỗn hợp đó.

- Phương pháp kết tủa: Dựa vào phản ứng với 1 chất hóa học được lựa chọn để chuyển CTNH thành sản phẩm kết tủa sau đó lắng và tách ra khỏi hỗn

hợp. Ứ/d : tách KL nặng ra khỏi chất thải lỏng dưới dạng hydroxit kết tủa. Dùng tác nhân oxy hóa khử để chuyển CTNH thành chất ít độc hoặc không độc như O3, H2O2, Cl2, KCr2O7 (chất oxy hóa mạnh), Na2S2O4, NaHSO3 (chất khử mạnh).

Ứ/d: phân hủy phenol, CN-, thuốc bảo vệ thực vật, Cr6+ thành chất ít độc

* Phương pháp cố dịnh và hóa rắn:

- Cố dịnh là quá trình thêm những chất khác vào chất thải để thay đổi tính chất vật lý, giảm độ hòa tan, giảm khả năng lan truyền những cấu tử nguy hại vào môi trường, thường áp dụng cho những chất thải không thể đốt. - Hóa rắn: chuyển chất thải sang dạng rắn: các chất phụ gia có tác dụng làm tăng sức bền, giảm độ nén, giảm độ thẩm thấu. Áp dụng để xử lý đất ô nhiễm, nước thải công nghiệp.

- Yêu cầu của phương pháp này: CTNH được cố định, đóng rắn ở dạng viên để an toàn khi chôn lấp. Vật liệu đóng rắn, các chất vô cơ có tác dụng ổn định kết cấu (xi măng) Xi măng/ CT = 1/3

Sau khi đóng rắn, phải kiểm tra khả năng hòa tan của các chất nguy hại trong mẫu. • Phương pháp ổn định và hóa rắn đang được sử dụng để quản lí CTNH áp

dụng trong các trường hợp sau:

• CTNH không được phép chôn lấp trực tiếp: chất oxy hóa, chất dễ cháy nổ. • Xử lý chất thải nguy hại ngay tại nơi giữ chất thải

• Xử lý chất thải từ các quá trình xử lý khác (tro của quá trình xử lý nhiệt) • Xử lý đất bị ô nhiễm khi đất chứa một lượng lớn chất nguy hại.

PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

• Tập trung xử lí hợp chất hữu cơ tự nhiên trong dầu mỏ bảng vi sinh vật có khả năng phân huỷ các hydrocacbon trong dầu

• Ví dụ Chế phẩm vi sinh Enreretech 1 • Ðặc tính

• Hấp thụ nhanh các hợp chất hydrocarbon ở mọi dạng nguyên, nhũ tương từng phần hay bị phân tán. Khả năng hấp thụ gấp 2-6 lần trọng lượng bản

• Cô lập các chất lỏng mà nó hấp thụ, không nhả lại môi trường, do đó không phát sinh nguồn ô nhiễm thứ hai.

• Phân hủy hydrocarbon bằng vi sinh tự nhiên có sẵn trong các xơ bông của Enretech-1.

• Không độc hại đối với sức khoẻ con người, động thực vật và môi trường. • Hỗn hợp Enretech-1 và bùn cặn nhiễm dầu sau khi phân hủy từ 3-6 tháng là

chất thải thông thường, có thể chôn lấp như chất thải không nguy hại do đạt các tiêu chuẩn an toàn của Bộ môi trường Mỹ (USA EPA TCLP 1311, 9095A & 9096).

• Ðơn giản và an toàn khi sử dụng, ko cần chuyên gia or huấn luyện đặc biệt. • Phạm vi sử dụng

• Enretech-1 được sử dụng cho ứng cứu khẩn cấp các sự cố tràn dầu trên đất, xử lý tại chỗ đất cát bị nhiễm dầu.

• Enretech-1 được sử dụng để xử lý đất, cát nhiễm dầu; bùn cặn súc rửa bể chứa, vệ sinh các hố ga, thiết bị xử lý nước thải tại các kho xăng dầu.

* Phương pháp chôn lấp

• Phương pháp chôn kín, bãi chôn lấp hợp vệ sinh (có lớp phủ đáy, phủ bên cạnh, đảm bảo không có sự lan truyền sang vùng lân cận).

• Chôn chìm dưới đất nơi có mực nước ngầm thấp, diện tích rộng, không bị ảnh hưởng của nước mặt

• - Phương pháp phân chia bãi chôn lấp thành các ô vuông đẻ chôn theo phương thức cuốn chiếu hoặc chôn lấp theo từng loại chất thải.

• - Có trường hợp xây đường hào chôn lấp chất thải

Danh mục chất thải có thể được tiếp nhận vào bãi chôn lấp chất thải nguy hại bao gồm: Tro, xỉ từ lò chất thải; cặn, bụi từ hệ thống xử lý khí.

• Bùn thải từ hệ thống xử lý chất thải có chứa kim loại nặng. • Pin, ắc qui có chứa chì, thủy ngân, niken, lithium. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Bùn cặn: giẻ lau, nhựa, giấy dính sơn hoặc mực dung môi hữu cơ từ nhà máy lắp ráp xe, nhà máy sản xuất điện tử hoặc chất bán dẫn, từ nhà máy in hoặc bao bì.

• Bùn từ quá trình tái chế dầu cặn có chứa axit và hợp chất chì.

• Bùn, cặn phát sinh từ nhà máy lắp ráp xe máy, thiết bị điều hòa ko khí và điện tử.

• Chất thải, bao bì có chứa bụi amiăng từ nhà máy sản xuất hoặc amiăng. • Cặn bã hợp chất Isocianua từ quá trình sản xuất chất tạo bọt.

• Bùn, cặn thải, chất thải rắn phát sinh từ nhà máy chế biến cao su.

Bùn, cặn, chất xúc tác đã sử dụng phát sinh từ nhà máy sản xuất xà phòng Quá trình chôn lấp:

+ CTNH được cẩu bằng hệ thống cẩu di động có mái che, điều kiện hoạt động trong mọi thời tiết, không để nước mưa, nước mặt tràn vào.

Tại ô chôn lấp, CTNH được nén bằng con lăn cơ khí hoặc dùng máy đầm để giảm thể tích.

Sau mỗi lớp CTNH dày tối đã đa 2m, phương pháp che phủ bằng 1 lớp tro, xỉ thích hợp, phương pháp đầm chặt với độ dày 15 – 2m sau đó làm thủ tục đóng bãi, các hợp đồng giám sát môi trường phải được tiến hành liên tục trong thời gian 20-25 năm kể từ ngày đóng bãi.

Các chất thải không được phép chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp bao gồm:

• Dung dịch hoặc vật liệu chứa chất lỏng.

• Bao bì rỗng trừ phi đã được ép, cắt nhỏ hoặc các biện pháp tương tự nhằm giảm thể tích.

• Chất có thể gây nổ, chất rắn dễ bắt cháy, các chất có thể phản ứng với nước, các chất oxy hóa và peroxit hữu cơ.

Một phần của tài liệu bài giảng môn công nghệ môi trường chương 3: Công nghệ xử lý chất thải (Trang 43 - 46)