1. Hội đồng đánh giá: Gồm các chuyên gia am hiểu về sản xuất, xử lý, giảm thiểu
Yêu cầu: khách quan, khoa học
2. Thiết lập hồ sơ về công nghệ đánh giá (ở mức độ rất chi tiết, đầy đủ theo tiêu chí
đưa ra)
3. Khảo sát hiện trường
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN và CHẤT THẢI NGUY HẠI
I. Chất thải rắn (CTR)
1. Định nghĩa: Tất cả phần vật chất dạng rắn bị loại trong hoạt động kinh tế xã hội,
đời sống sản xuẩt, thường dùng.
2. Phân loại
a. Theo nguồn gốc
- CRT sinh hoạt trong quá trình sản xuất của con người : rau, củ, quả, bao bì, nilon, than xỉ, chai lọ, nhưạ, giấy... (chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy ít chất thải nguy hại)
- CTR công nghiệp là CTR phát sinh trong quá trình sản xuầt: phức tạp, độc hại. - Chất thải dịch vụ, thương mại: có trong quá trình sinh hoạt, sản xuất
- Chất thải nông nghiệp: bao bì, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lông, phân gia súc, trấu, tro…
- Chất thải y tế: bông băng, kim tiêm, máu, cơ thể người, thuốc có hại, bao bì… - Chất thải đô thị
- Chất thải nông thôn…
b. Phân theo tính chất
- CTR nguy hại: là chất thải + Có thể cháy, nổ, ăn mòn
+ Độc hại đến sinh vật sống + Có khả năng gây bệnh lan nhiễm Tác động có hại tới môi trường sống, sức khoẻ, con người
- Chất thải không nguy hại: những chất thải còn lại * Chất thải bệnh viện:
+ Chất thải không nguy hại: rác sinh hoạt, chất thải văn phòng, nhà ăn… + Chất thải nguy hại: bông băng, bệnh phẩm, thuốc…
c. Phân loại theo thành phần hóa học
+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy ==> sản xuất phân compost
+ Chất thải hữu cơ khó phân hủy: nhựa, dầu mỡ… ==> xử lý đặc biệt - Chất thải vô cơ: vật liệu xây dựng, gạch, sỏi, thủy tinh…
d. Phân loại theo khả năng cháy nổ
- Chất thải cháy được: gỗ, dầu, nhựa, bao bì (giấy, gỗ, nhựa), vải, đồ da, cao su… - Chất thải không cháy được: gạch, sắt, cát, thủy tinh, đồ hộp…
- Hỗn hợp chất thải cháy được và không cháy được: đá cuội, bao bì dính dầu mỡ… e. Phân loại theo trạng thái
- Chất thải rắn cứng: sắt, thép, bao bì, nhựa cứng, bê tông… Chất thải mềm: dầu mỡ đặc, bùn thải, nhựa dẻo…
3. Đặc trưng của chất thải rắn
* Đặc trưng vật lý: khối lượng riêng, kích thước, phân bố hạt theo kích thước… * Đặc trưng hóa học: thành phần hữu cơ dễ bay hơi, hàm lượng C còn lại sau khi cháy, hàm lượng các chất gây ô nhiễm, nhiệt trị, hàm lượng các chất dinh dưỡng… * Đặc trưng sinh học: khả năng phân hủy sinh học, đặc trưng bởi chỉ số BF
BF = 0,83 – 0,028 LC (trong đó: LC là thành phần Lignin trong chất thải rắn; chất thải rắn có LC càng cao, BF càng bé) 4. tác động chất thải rắn( hình vẽ ) II xử lý CTR 1. nguyên tắc ( hình vẽ) 2. Các phương pháp xử lý * Phương pháp cơ học:
- Giảm kích thước chất thải rắn: mục đích làm giảm thể tích vận chuyển, dễ xử lý
ở công đoạn sau (làm phân, phủ bề mặt…)
+ Mục đích: loại bỏ vật thể lớn có thể cản trở quá trình xử lý tiếp theo + Thiết bị: sàng rung (tách kim loại và thủy tinh kích thước lớn), sàng
chống quay (thổi khí vào tách nylon và nhựa)
- Phân loại theo khối lượng: Tách các chất thải rắn từ quy trình nghiền có khối
lượng nhẹ (giấy, nhựa, chất hữu cơ), kim loại nặng (gỗ, vật liệu vô cơ)
+ Thiết bị: bộ thổi khí từ dưới lên, vật có khối lượng nhẹ theo khí đi ra còn giữ lại vật có kim loại nặng.
- Phân loại theo điện trường, từ tính
+ Mục đích: Tách chất thải rắn vô cơ có từ tính khỏi chất thải rắn hữu cơ + Thiết bị: PSử dụng phương pháp tính điện để tách nhựa, giấy dựa vào khả năng nhiễm điện của chất thải
P Sử dụng phương pháp từ trường tách kim loại màu ra khỏi kim loại đen
- Phương pháp nén
+ Mục đích: nén thành hình khối để giảm thể tích khi vận chuyển, chôn lấp + Thiết bị: máy nén dựa trên nguyên tắc thủy lực tạo khối rác
* Phương pháp hóa lý: