Phương pháp tuyển chất thả

Một phần của tài liệu bài giảng môn công nghệ môi trường chương 3: Công nghệ xử lý chất thải (Trang 35 - 38)

+ Mục đích: Thu hồi những kim loại có ích trong chất thải rắn công nghiệp + Thiết bị: P Thiết bị tuyển chất thải bằng trọng lực: tác chất thải dựa theo vận tốc lắng khác nhau. Trong môi trường lỏng, khí của các chất thải có kích thước, khối lượng riêng khác nhau.

P Đãi chất thải rắn trong dung môi hóa học, nước có nhiệt độ cao: loại bỏ đất cát, khoáng hòa tan trong chất thải để thu lại chất thải rắn cho tái sử dụng

– Tuyển nổi: phân loại chất thải rắn có khối lượng riêng khác nhau. Độ lớn của chất thải rắn được tuyển không vượt quá 0,5 mm

– Tuyển điện, tuyển từ

- Phương pháp trích ly: sử dụng khả năng hòa tan khác nhau của chất thải

rắn trong dung môi (nước) để phân loại, lựa chọn các thành phần có ích

+ Thiết bị: Thiết bị trích ly hòa tan, phân tầng, phân lớp đơn giản, thiết bị trích lý hòa tan có chất hóa học trợ giúp quá trình phân lớp.

- Phương pháp kết tinh: tách chất thải rắn ở dạng tinh thể từ một dung

dịch bão hòa hoặc từ dạng nóng chảy + Kết tinh nhờ trợ giúp của các chất hóa học

+ Kết tinh nhờ cách làm lạnh, đun nóng dung dịch + Kết tinh nhờ chân không, sự bay hơi

- Phương pháp ôxy hóa khử: Sử dụng hóa chất có tính ôxy hóa

Hoặc khử để chuyển chất thải rắn sang dạng dễ xử lý, không độc hại. * Phương pháp nhiệt trong xử lý chất thải rắn

- Nguyên tắc: Dùng nhiệt để chuyển hóa chất thải rắn thành các thành phần CO2, H2O và một số loại khí khác cùng một lượng nhỏ tro, xỉ

CTR hữu cơ + O2 không khí CTR hữu cơ + O2 không khí (vẽ lại)

- Thiết bị đốt + Thiết bị đốt tĩnh:

– Lò có vỉ sắt phía dưới (Hình vẽ thiết bị đốt từng bậc)

Gồm vỉ sắt từng bậc nối tiếp nhau. Chất thải rắn được cung cấp từ bậc này sang bậc kia của thiết bị đốt. Xỉ được tháo ra phía dưới. Khí thải được đưa đi xử lý tiếp.

+ Thiết bị có vỉ lăn (là loại thiết bị tĩnh có thể điều chỉnh được)

– Cấu tạo: trục xếp nhiều lớp, giảm dần theo độ cao. Các trục được điều chỉnh hướng, tốc độ quay trong quá trình cháy. Vật liệu cháy được đảo trộn tạo độ rỗng xốp cho quá trình cháy đốt. Thiết bị này thích hợp cho quá trình cháy, năng suất vừa, nhỏ. Ngoài ra có một số lò đốt công nghiệp khác. ( Hình vẽ thiết bị có vỉ lăn)

+ Lò tầng: Gồm nhiều tầng, chia làm 3 vùng: vùng sấy, vùng đốt, vùng làm sạch Vùng sấy: tách hơi nước khỏi chất thải rắn

Vùng cháy: đốt chất thải rắn Vùng làm sạch: Chỉ còn CO2

Chất thải rắn đi từ trên xuống, lần lượt qua 3 vùng. Không khí nóng được vận chuyển từ dưới lên. Chất thải đốt chuyển xuống tầng dưới. Trục quay ở giữa có chức năng gạt chất thải xuống. Lò tầng thích hợp để xử lý những loại bã thải có độ ẩm cao, bùn thải, mùn rác. (hình vẽ)

+ Lò tầng sôi đốt chất thải rắn

– Ưu điểm: khả năng tiếp xúc với oxy rất tốt, quá trình cháy triệt để, nhiệt độ sinh ra lớn, tổn thất nhiệt ít, có hệ thống dẫn nhiệt đi sản xuất hơi quá nhiệt.

– Nhược điểm: hàm lượng bụi trong khí thải cao Thích hợp để xử lý chất thải rắn mịn, lỏng, bùn + Lò quay: thường quay nghiêng 3 - 50(hình vẽ)

Gồm 2 phần: Buống đốt CTR (đốt chất thải rắn cháy thành khí); buồng cháy (cháy tiếp khí sinh ra trong quá trình đốt). Xỉ thoát ra ở phía dưới và được làm lạnh.

Buồng đốt quay giúp trộn chất thải rắn, tạo điều kiện để tiếp xúc tốt với quá trình cháy.

Tốc độ quay: 1 vòng/ 1 phút

Chế độ làm việc liên tục, năng suất lớn, nhiệt độ cháy cao

– Đảm bảo thời gian lưu để cháy hoàn toàn

– Đảm bảo nhiệt độ cháy > 10500C (loại bỏ khả năng sinh dioxin) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Trộn lẫn tốt chất thải rắn và không khí.

Một phần của tài liệu bài giảng môn công nghệ môi trường chương 3: Công nghệ xử lý chất thải (Trang 35 - 38)