Đánh giá khả năng giải phóng dược chất in vitro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac (Trang 42 - 44)

Trong khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học năm 2011, tác giả Vũ Ngọc Mai đã tiến hành đánh giá giải phóng DC in vitro của NTN nhỏ mắt diclofenac sử dụng màng cellulose acetat 0,2 µm [5]. Tuy nhiên, phương pháp đó có nhiều hạn chế vì kích thước lỗ màng (200 nm) lớn hơn giọt nhũ tương (bảng 3.5). Trong một số nghiên cứu về hệ NTN, các tác giả đã sử dụng màng thẩm tích có giới hạn KLPT từ 12000 – 14000 Dalton (kích thước lỗ màng cỡ 2,4 nm) để đánh giá giải phóng DC

34

Thị Phượng tiến hành so sánh mức độ giải phóng DC in vitro của NTN nhỏ mắt diclofenac sử dụng màng thẩm tích 12000 Dalton và màng cellulose acetat 0,2 µm thu được kết quả như sau: lượng DC giải phóng khi sử dụng màng cellulose acetat 0,2 µm đạt xấp xỉ 80% sau 2 giờ giải phóng, và sau đó lượng DC giải phóng tăng lên không nhiều ở 4 giờ tiếp theo; trong khi, lượng DC giải phóng khi sử dụng màng thẩm tích 12000 Dalton chỉ đạt khoảng 10% sau 4 giờ [6]. Từ kết quả đó cho thấy màng cellulose acetat với kích thước lỗ màng lớn hơn kích thước giọt nhũ tương nên có thể cả giọt nhũ tương đã chui qua lỗ màng xuống ngăn nhận bên dưới của bình Franz. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chỉ sử dụng màng thẩm tích 12000 Dalton để đánh giá mức độ giải phóng DC in vitro.

Các mẫu NTN được bào chế bằng phương pháp siêu âm mô tả ở mục 2.3.1 với thể tích 100 mL. Phương pháp đánh giá giải phóng DC in vitro được mô tả ở mục 2.3.5. Định lượng DC giải phóng bằng phương pháp HPLC trình bày ở mục 2.3.3. Kết quả tỷ lệ DC giải phóng được trình bày trong bảng 3.9 và hình 3.5.

Bảng 3.9: Kết quả tỷ lệ DC giải phóng từ NTN trong 4 giờ sử dụng màng thẩm tích 12000 Dalton

Thời gian thử giải phóng (giờ)

Tỷ lệ DC giải phóng tại các thời điểm (%)

CT 2* CT 3 CT 4 0,5 2,83 1,31 1,62 1,0 6,17 2,76 3,75 1,5 9,38 4,41 5,80 2,0 12,78 5,93 8,01 2,5 15,63 7,44 10,01 3,0 18,10 8,88 11,94 3,5 20,21 10,01 13,86 4,0 21,71 11,41 15,80 *

Do điều kiện phòng thí nghiệm thiếu hóa chất nên không tiến hành bào chế và thử giải phóng in vitro với CT 1.

35

Hình 3.5: Đồ thị so sánh tỷ lệ DC giải phóng từ NTN sử dụng màng thẩm tích 12000 Dalton

Nhận xét: Tỷ lệ DC giải phóng in vitro của 3 mẫu NTN tăng gần như tuyến tính theo thời gian thử giải phóng. Tỷ lệ DC giải phóng tại các thời điểm của NTN CT 2 cao nhất. Điều đó phù hợp với tỷ lệ DC trong pha nước của các mẫu NTN trình bày ở bảng 3.8 và KTTP của các mẫu NTN trình bày ở bảng 3.5. Lượng DC nằm trong pha nước của NTN có thể dễ dàng khuếch tán thụ động qua màng thẩm tích xuống ngăn nhận bên dưới của bình Franz, còn lượng DC nằm trong giọt nhũ tương thì cần có thời gian khuếch tán từ giọt nhũ tương ra pha nước rồi sau đó mới khuếch tán qua màng thẩm tích. Ngoài ra, CT 2 có KTTP nhỏ nhất nên có diện tích tiếp xúc giữa các giọt nhũ tương và màng thẩm tích là lớn nhất, vì vậy tỷ lệ DC giải phóng qua màng lớn nhất. Ngoài ra, tỷ lệ DC giải phóng có thể còn do ảnh hưởng của các thành phần trong NTN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac (Trang 42 - 44)