Khảo sát sự thay đổi kích thước tiểu phân của nhũ tương nano theo thờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac (Trang 45 - 64)

gian siêu âm

Do điều kiện phòng thí nghiệm thiếu hóa chất isopropyl myristat nên các nghiên cứu tiếp theo chỉ được thực hiện với NTN CT 3 và CT 4. Tiến hành bào chế NTN CT 3 và CT 4 bằng phương pháp siêu âm trình bày ở mục 2.3.1 kết hợp máy khuấy từ với thể tích 1 L, thời gian siêu âm 1 giờ. Mỗi 5 phút lấy mẫu một lần, đem đo KTTP theo phương pháp trình bày ở mục 2.3.2.1. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.6.

Bảng 3.10: Kết quả sự thay đổi KTTP theo thời gian siêu âm của các mẫu NTN bào chế ở quy mô 1 lít

Thời gian siêu âm (phút) CT 3 CT 4 KTTP (d.nm) PdI KTTP (d.nm) PdI 5 352,12 0,45 335,10 0,43 10 286,70 0,35 271,00 0,38 15 240,20 0,24 222,70 0,27 20 209,10 0,21 209,97 0,22 25 192,13 0,20 181,47 0,24 30 178,87 0,21 180,97 0,23 35 152,37 0,22 170,15 0,22 40 159,10 0,21 161,37 0,21 45 148,95 0,18 152,17 0,23 50 145,20 0,22 146,00 0,24 55 138,00 0,22 139,03 0,24 60 133,00 0,21 133,53 0,24 Thế zeta của mẫu NTN SA 60 phút (mV) -37,90 -45,50

37

Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi KTTP theo thời gian siêu âm của mẫu NTN bào chế ở quy mô 1 lít

Nhận xét: Phân bố kích thước của NTN và mức độ đa phân tán của hệ phụ thuộc vào thời gian siêu âm. Độ giảm kích thước của giọt nhũ tương tỷ lệ thuận với thời gian siêu âm. Thời gian siêu âm càng lâu thì năng lượng sóng siêu âm tác động vào tiểu phân nano càng lớn dẫn tới kích thước của hệ càng giảm và hệ càng đồng nhất hơn (chỉ số đa phân tán giảm). Tuy nhiên, nếu siêu âm trong thời gian quá lâu có thể khiến hệ bị quá nhiệt dẫn tới làm phá hủy tiểu phân nano và DC.

Hai mẫu NTN siêu âm 60 phút đều có thế zeta với giá trị tuyệt đối lớn hơn 30 mV (mức bền của NTN) , thể hiện độ bền của mẫu NTN.

Kích thước của NTN giảm mạnh ở 30 phút siêu âm đầu (từ khoảng 350 d.nm xuống 180 d.nm), 30 phút siêu âm tiếp theo kích thước của hệ vẫn tiếp tục giảm nhưng mức độ giảm ít hơn (từ 180 d.nm xuống 133 d.nm).

So sánh KTTP của các NTN bào chế bằng phương pháp siêu âm ở quy mô 100 mL và 1 L thể hiện ở bảng 3.11. Đó là do khi siêu âm thể tích lớn, năng lượng siêu âm ít tác động vào các giọt nhũ tương ở xa đầu phát sóng dẫn tới kích thước của hệ lớn. Khi siêu âm thể tích nhỏ, sóng siêu âm dễ dàng truyền tới toàn bộ khối thể tích, mỗi tiểu phân nano đạt được năng lượng siêu âm lớn hơn, kích thước trở nên nhỏ hơn. Ngoài ra, hệ còn chịu sự tác động của sóng siêu âm khi phản xạ với thành cốc

0 50 100 150 200 250 300 350 400 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 K T T P ( d .n m )

thời gian siêu âm (phút)

CT 3 CT 4

38

thủy tinh, với thể tích cốc thủy tinh lớn thì năng lượng sóng siêu âm phản xạ nhỏ và ngược lại khi thể tích cốc thủy tinh nhỏ.

Bảng 3.11: So sánh KTTP của các NTN bào chế bằng phương pháp siêu âm ở quy mô 100 mL và 1 L (n =3) CT 3 CT 4 Thể tích 100 mL Thể tích 1 L Thể tích 100 mL Thể tích 1 L Thời gian siêu

âm (phút) 5 60 5 60

KTTP (d.nm) 125,40±2,35 133,00±1,89 123,75±3,35 135,17±1,47

PdI 0,21±0,03 0,21±0,01 0,24±0,02 0,24±0,00

Do KTTP của NTN giảm mạnh ở 30 phút đầu và giảm ít hơn ở 30 phút sau của quá trình siêu âm nên ở các thí nghiệm tiếp theo tiến hành đánh giá sự thay đổi một số thông số của các mẫu NTN ở các thời điểm 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60 phút của quá trình siêu âm. Đồng thời, việc tăng quy mô bào chế lên 10 lần làm hóa chất không đủ để bào chế cả hai mẫu NTN CT 3 và CT 4. Vì vậy, các thí nghiệm tiếp theo chỉ tiến hành nghiên cứu với NTN CT 4.

3.5.2. Khảo sát sự thay đổi tỷ lệ dược chất được nhũ tương hóa theo thời gian siêu âm

Tiến hành bào chế NTN CT 4 bằng phương pháp siêu âm trình bày ở mục 2.3.1 kết hợp máy khuấy từ với thể tích 1 lít, thời gian siêu âm là 1 giờ. Lấy mẫu (40 mL) tại các thời điểm 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60 phút của quá trình siêu âm. Xác định tỷ lệ DC được nhũ tương hóa theo phương pháp trình bày ở mục 2.3.4. Định lượng DC trong pha nước bằng phương pháp HPLC trình bày ở mục 2.3.3. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.12.

Nhận xét: Các mẫu NTN ở các thời điểm siêu âm khác nhau có tỷ lệ DC được nhũ tương hóa dao động ở khoảng 98% (kết quả tương tự cũng thu được ở mẫu NTN bào chế bằng phương pháp siêu âm quy mô 100 mL), cho thấy việc nâng bào

39

chế lên 10 lần không ảnh hưởng đến tỷ lệ DC được nhũ tương hóa. Mẫu NTN siêu âm 45 phút có tỷ lệ DC được nhũ tương hóa cao nhất.

Bảng 3.12: Kết quả tỷ lệ DC được nhũ tương hóa của các mẫu NTN có thời gian siêu âm khác nhau, bào chế ở quy mô 1 lít (n = 4)

Thời gian siêu âm (phút)

Tỷ lệ DC trong pha nước (%)

Tỷ lệ DC được nhũ tương hóa (%) 30 1,61 ± 0,32 98,39 ± 0,32 35 1,84 ± 0,45 98,16 ± 0,45 40 1,84 ± 0,49 98,16 ± 0,49 45 1,30 ± 0,04 98,70 ± 0,04 50 1,84 ± 0,75 98,16 ± 0,75 55 2,00 ± 0,68 98,00 ± 0,68 60 2,05 ± 0,43 97,95 ± 0,43

3.5.3. Khảo sát sự thay đổi mức độ giải phóng dược chất in vitro theo thời gian siêu âm

Tiến hành đánh giá giải phóng DC in vitro theo phương pháp được mô tả ở mục 2.3.5 với các NTN đã được lấy mẫu ở mục 3.5.2. Định lượng DC giải phóng bằng phương pháp HPLC trình bày ở mục 2.3.3. Kết quả tỷ lệ DC giải phóng được trình bày trong bảng 3.13 và hình 3.7. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.13: Kết quả tỷ lệ DC giải phóng trong 4 giờ qua màng thẩm tích 12000 Dalton của các mẫu NTN bào chế ở quy mô 1 lít có thời gian siêu âm khác nhau

Tỷ lệ DC giải phóng tại các thời điểm (%) 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 SA 30 phút 2,63 5,50 8,14 10,60 12,98 15,19 16,91 18,34 SA 35 phút 2,63 5,34 7,92 10,27 13,12 14,90 16,38 18,47 SA 40 phút 2,60 5,84 9,02 12,41 15,31 18,03 20,66 23,21 SA 45 phút 4,04 8,48 12,27 15,94 19,71 23,01 25,43 27,71 SA 50 phút 3,83 7,29 11,26 14,54 17,91 20,94 23,63 26,25 SA 55 phút 3,45 7,68 11,59 15,74 19,04 22,34 24,97 27,75 SA 60 phút 2,58 6,01 9,67 12,89 15,87 18,85 21,44 24,14

40

Hình 3.7: Đồ thị thể hiện tỷ lệ DC giải phóng qua màng thẩm tích 12000 Dalton của các mẫu NTN bào chế ở quy mô 1 lít có thời gian siêu âm khác nhau

Nhận xét: Các mẫu NTN siêu âm 30 phút và 35 phút có tỷ lệ DC giải phóng thấp nhất. Tỷ lệ DC giải phóng tăng lên cao nhất ở mẫu NTN siêu âm 45 phút, sau đó lại giảm ở các mẫu NTN siêu âm 50, 55, 60 phút.

3.6. Đánh giá sự thay đổi một số thông số của nhũ tương nano trong điều kiện lão hóa cấp tốc 1 tháng

Do không đủ thời gian nên chúng tôi chưa đánh giá được độ ổn định của các mẫu NTN bào chế ở quy mô 1 L, mà chỉ đánh giá mẫu NTN bào chế ở quy mô 100 mL. Bào chế các mẫu NTN CT 3 và CT 4 bằng phương pháp siêu âm trình bày ở mục 2.3.1 ở quy mô 100 mL. Bảo quản 2 mẫu NTN trong tủ vi khí hậu ở nhiệt độ 40±2ºC, độ ẩm 75±5%, thời gian 1 tháng; sau đó, tiến hành đánh giá một số thông số của NTN. Xác định KTTP của các mẫu NTN theo phương pháp ở mục 2.3.2.1. Xác định tỷ lệ DC được nhũ tương hóa theo phương pháp ở mục 2.3.4. Đánh giá giải phóng DC in vitro theo phương pháp được mô tả ở mục 2.3.5. Định lượng DC

0 5 10 15 20 25 30 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 tỷ l D C g iả i p h ó n g ( % )

thời gian thử giải phóng (giờ)

SA 30 phút SA 35 phút SA 40 phút SA 45 phút SA 50 phút SA 55 phút SA 60 phút

41

trong NTN, DC giải phóng và DC trong pha nước bằng phương pháp HPLC trình bày ở mục 2.3.3. Kết quả thể hiện ở bảng 3.14 và hình 3.8.

Nhận xét: Sau 1 tháng bảo quản ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như trên, cả 2 mẫu NTN đều có chiều hướng thay đổi các thông số tương tự nhau: tỷ lệ DC trong NTN giảm, pH tăng, KTTP tăng nhưng không đáng kể, chỉ số đa phân tán (PdI) không thay đổi, tỷ lệ DC được nhũ tương hóa thay đổi không đáng kể. Các mẫu NTN đều có trên 98% DC nằm trong pha dầu, do đó NTN vẫn có khả năng kéo dài thời gian tác dụng. Tỷ lệ DC giải phóng in vitro tại các thời điểm đều tăng ở mẫu NTN bảo quản sau 1 tháng. Thế zeta của 2 mẫu sau 1 tháng bảo quản vẫn có giá trị tuyệt đối lớn hơn 30 mV, thể hiện độ bền của mẫu NTN.

Bảng 3.14: Kết quả xác định một số thông số của các NTN sau thời gian bảo quản 1 tháng ở 40±2ºC, độ ẩm 75±5% và so sánh với NTN mới bào chế (n = 3)

CT 3 CT 4

Mới bào chế 1 tháng Mới bào chế 1 tháng Tỷ lệ DC trong NTN (%) 105,94 95,20 107,83 88,15 pH 7,50 7,86 7,50 7,77 Thế zeta (mV) -- -32,20±1,27 -- -38,35±1,63 KTTP (d.nm) 125,40±2,35 130,30±1,83 123,75±3,35 124,50±2,80 PdI 0,21±0,03 0,21±0,01 0,24±0,02 0,25±0,01 Tỷ lệ DC được nhũ tương hóa (%) 99,53±0,16 98,99±0,24 98,33±0,05 98,77±0,09

Thời gian (giờ) Tỷ lệ DC giải phóng in vitro (%)

0,5 1,31 2,16 1,62 3,14 1,0 2,76 3,98 3,75 5,53 1,5 4,41 6,43 5,80 8,49 2,0 5,93 7,85 8,01 10,93 2,5 7,44 9,75 10,01 13,85 3,0 8,88 11,31 11,94 17,45 3,5 10,01 13,12 13,86 18,70 4,0 11,41 14,40 15,80 20,91

42

Hình 3.8: Đồ thị so sánh tỷ lệ DC giải phóng in vitro của NTN sau thời gian bảo

quản 1 tháng ở 40±2ºC, độ ẩm 75±5% và NTN mới bào chế.

0 5 10 15 20 25 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 tỷ l D C g iả i p h ó n g ( % )

thời gian (giờ)

CT 3 CT 4

CT 3 (1 tháng) CT 4 (1 tháng)

43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac” chúng tôi rút ra các kết luận sau:

1. Bào chế được NTN diclofenac bằng phương pháp siêu âm, phương pháp siêu âm kết hợp phân cắt tốc độ cao hoặc ĐNH áp suất cao và xác định được thời gian ĐNH thích hợp, cụ thể: CT 1 (6 phút), CT 2 (8 phút), CT 3 (8 phút), CT 4 (6 phút).

2. Xác định hàm lượng DC trong NTN, tỷ lệ DC được nhũ tương hóa và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá giải phóng DC in vitro của các mẫu NTN bào chế bằng phương pháp siêu âm.

- Hàm lượng DC trong NTN đạt 104% - 107%.

- Tỷ lệ DC được nhũ tương hóa đạt trên 98%, cho thấy khả năng kéo dài thời gian tác dụng của NTN.

- Tỷ lệ DC giải phóng in vitro qua màng thẩm tích 12000 Dalton sau 4 giờ là 15% – 21%.

3. Bước đầu bào chế và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của mẫu NTN

CT 4 ở quy mô thể tích 1 lít.

- Siêu âm trong 60 phút, khảo sát thấy KTTP và chỉ số đa phân tán (PdI) đều giảm dần theo thời gian siêu âm nhưng vẫn chưa ổn định.

- Tỷ lệ DC được nhũ tương hóa của các mẫu NTN có thời gian siêu âm khác nhau đều trên 98%. Mẫu NTN siêu âm 45 phút có tỷ lệ DC được nhũ tương hóa cao nhất. - Tỷ lệ DC giải phóng qua màng thẩm tích 12000 Dalton sau 4 giờ là 18% - 24%. Mẫu NTN siêu âm 45 phút có tỷ lệ DC giải phóng cao nhất.

4. Bước đầu đánh giá độ ổn định của mẫu NTN CT 3 và CT 4 bào chế bằng phương pháp siêu âm ở quy mô 100 mL trong điều kiện nhiệt độ 40±2ºC,

44

- Tỷ lệ DC trong NTN giảm, pH tăng, KTTP tăng nhưng không đáng kể, chỉ số đa phân tán (PdI) không thay đổi, tỷ lệ DC được nhũ tương hóa thay đổi không đáng kể.

- Tỷ lệ DC được nhũ tương hóa đạt trên 98%, do đó NTN vẫn có khả năng kéo dài thời gian tác dụng.

- Tỷ lệ DC giải phóng in vitro tăng.

B. KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả đạt được trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, chúng tôi có một số đề xuất như sau:

1. Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano chứa diclofenac ở quy mô pilot.

2.Nghiên cứu đánh giá khả năng giải phóng dược chất in vivo của nhũ tương nano chứa diclofenac bằng phương pháp thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Môn Bào Chế (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 180 - 271.

2. Bộ Môn Bào Chế (2004), Sinh dược học bào chế, Nhà xuất bản Y học, tr. 52 - 66. 3. Bộ Môn Hóa Dược (2007), Hóa Dược - Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 110 - 111. 4. Bộ Y Tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, tr. 222 - 225, PL - 221.

5. Vũ Ngọc Mai (2011), Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Phượng (2012), Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 7. Vũ Thị Phương (2012), Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa vitamin K1 bằng phương pháp đồng nhất hóa nhờ lực phân cắt lớn và siêu âm, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

8. Nguyễn Hồng Vân (2012), Nghiên cứu bào chế và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nhũ tương nano nhỏ mắt diclofenac, Luận văn Thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

9. Vidal Việt Nam 2009, tr. 727 - 728.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

10. Aboofazeli R., Lawrence C., Wicks S., et al. (1994), "Investigations into the formation and characterization of phospholipid microemulsions. III. Pseudo-ternary phase diagrams of systems containing water-lecithin-isopropyl myristate and either an alkanoic acid, amine, alkanediol, polyethylene glycol alkyl ether or alcohol as cosurfactant", International journal of pharmaceutics, 111(1), pp. 63-72.

11. Ahuja M., Sharma S. K., Majumdar D. K. (2007), "In vitro corneal permeation of diclofenac from oil drops", Yakugaku Zasshi, 127(10), pp. 1739-1745.

12. Ammar H. O., Salama H., Ghorab M., et al. (2009), "Nanoemulsion as a potential ophthalmic delivery system for dorzolamide hydrochloride", AAPS PharmSciTech, 10(3), pp. 808-819.

13. Azeem A., Rizwan M., Ahmad F. J., et al. (2009), "Nanoemulsion components screening and selection: a technical note", AAPS PharmSciTech, 10(1), pp. 69-76. 14. Badawi A. A., El-Laithy H. M., El Qidra R. K., et al. (2008), "Chitosan based nanocarriers for indomethacin ocular delivery", Archives of pharmacal research, 31(8), pp. 1040-1049.

15. Bhatt P., Madhav S. (2011), "A detailed review on nanoemulsion drug delivery system", IJPSR, 2(9), pp. 2292-8. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Calvo P., Vila-Jato J. L., Alonso M. J. (1996), "Comparative in vitro evaluation of several colloidal systems, nanoparticles, nanocapsules, and nanoemulsions, as ocular drug carriers", Journal of pharmaceutical sciences, 85(5), pp. 530-536. 17. Capek I. (2004), "Degradation of kinetically-stable o/w emulsions", Advances in colloid and interface science, 107(2), pp. 125-155.

18. Cortes-Munoz M., Chevalier-Lucia D., Dumay E. (2009), "Characteristics of submicron emulsions prepared by ultra-high pressure homogenisation: Effect of chilled or frozen storage", Food hydrocolloids, 23(3), pp. 640-654.

19. De La Fuente M., Raviña M., Paolicelli P., et al. (2010), "Chitosan-based nanostructures: a delivery platform for ocular therapeutics", Advanced drug delivery reviews, 62(1), pp. 100-117.

20. Fernández-Campos F., Clares Naveros B., López Serrano O., et al. (2013), "Evaluation of novel nystatin nanoemulsion for skin candidosis infections",

Mycoses, 56(1), pp. 70-81.

21. Gallarate M., Chirio D., Bussano R., et al. (2012), "Development of O/W

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt chứa diclofenac (Trang 45 - 64)