Thuốc thanh nhiệt lương huyết

Một phần của tài liệu Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt (Trang 26)

Thuốc thanh nhiệt lương huyết là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh gây ra do huyết nhiệt. Các thuốc này có tác dụng lương huyết.

Huyết nhiệt gây ra các bệnh:

- Ở phần dinh và huyết (ôn bệnh) gây các chứng mặt đỏ, mắt đỏ, nước tiểu đỏ, phiền táo không ngủ, mê sảng hoặc hôn mê co giật, khát, gây chảy máu, chảy máu cam, thổ ra máu, ban chuẩn (nhiệt nhập huyết phận).

- Các trường hợp mụn nhọt lở ngứa, đau các khớp do tạng nhiệt (tình trạng dị ứng nhiễm trùng).

- Các trường hợp sốt cao kéo dài do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm (giai đoạn âm hư, còn dư nhiệt).

Các vị thuốc TNLH thường có vị đắng, tính hàn, đa phần quy kinh tâm, can, thận, thể hiện một số tác dụng chính như:

- Tác dụng hạ sốt: khi cơ thể bị sốt cao do nhiệt tà đã xâm nhập vào phần dinh, phần huyết gây sốt cao phát cuồng mê sảng, tân dịch bị suy kiệt, YHCT thường sử dụng các vị thuốc TNLH: tê giác, sinh địa, mẫu đơn bì, địa cốt bì, bạch mao căn, xích thược… Trên thực tế, để có hiệu quả trị liệu cao, người ta thường dùng dưới dạng phối hợp giữa các vị thuốc trong nhóm như nhau, như phối hợp giữa tê giác với sinh địa hoàng trong phương “Tê giác địa hoàng hoàn” vừa có tác dụng hạ nhiệt khi sốt cao, vừa sinh tân dịch để làm mát huyết mà hạ nhiệt.

- Tác dụng chỉ huyết: một số vị thuốc TNLH có tác dụng chỉ huyết trên cơ sở có tác dụng lương huyết tốt. Tê giác dùng khi thổ huyết, chảy máu cam, xuất huyết dưới da. Sinh địa lương huyết, chỉ huyết khi huyết nhiệt, chảy máu cam, trĩ ra máu. Bạch mao căn (sao đen) có tác dụng cầm máu khi viêm đường tiết niệu, đái ra máu.

- Tác dụng chỉ thống: trong YHCT có nhiều vị thuốc có tác dụng chỉ thống (tác dụng giảm đau), như cẩu tích, cốt toái bổ… có tác dụng trị đau xương, tục đoạn, rễ cơm cháy… trị đau xương khi gãy xương. Còn các vị thuốc trong nhóm TNLH là chỉ thống do bệnh “cốt chưng” gây ra.

Như ta đã biết, bệnh cốt chưng là bệnh thuộc chứng thấp nhiệt, biểu hiện các triệu chứng vừa đau vừa nóng âm ỉ ở trong xương. Và chính chứng bệnh này lại thể hiện ra ở hai triệu chứng đặc biệt, một là đau nóng song mồ hôi không thoát ra được. Do đó tạo nên cảm giác buồn bực, bứt rứt, khó chịu cho người bệnh. Trường hợp này có thể sử dụng vị mẫu đơn bì để trị. Vì mẫu đơn bì vừa có tác dụng chỉ thống, lại vừa có tác dụng phát hãn để thanh nhiệt lương huyết. Trường hợp thứ hai cũng có triệu chứng đau nóng song lại ra rất nhiều mồ hôi khiến cho cơ thể mất nhiều tân dịch. Và như vậy cơ thể một mặt đã bị huyết nhiệt, lại thêm mất tân dịch. Do đó cơ thể càng bị suy kiệt. Trường hợp này có thể sử dụng vị địa cốt bì để trị. Vì địa cốt bì vừa có tác dụng chỉ thống, lại vừa có tác dụng chỉ hãn.

- Tác dụng kháng khuẩn: Mẫu đơn bì có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi), phó thương hàn (Salmonella paratyphi), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), trực khuẩn đại tràng (Escherichia coli), trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn (Streptococcus) và một số nấm ngoài ra. Xích thược có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ (Shigella dysenteriae), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus). Sinh địa có tác dụng ức chế một số nấm ngoài da.

- Tác dụng khác: tác dụng hạ đường huyết (sinh địa, địa cốt bì) [4]. Khi dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết cần chú ý:

+ Phối hợp với thuốc bổ âm để bồi bổ tăng tân dịch trong các trường hợp sốt cao mất nước.

+ Phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc trong các bệnh nhiễm khuẩn truyền nhiễm.

+ Phối hợp với các thuốc khu phong tiêu viêm trong bệnh đau nhức các khớp, dị ứng.

+ Không dùng thuốc TNLH trong các trường hợp:

 Ỉa chảy do tỳ hư.

1. Bạch mao căn (Rhizoma Imperatae cylindricae)

2. Bồ công anh (Herba Lactucae indicae)

3. Chi tử (Fructus Gardeniae)

4. Dưa hấu (Endocarpirum Citrulli hoặc Pericarpium Citruli)

7. Hạ khô thảo (Spica Prunellae) 8. Hoàng bá (Cortex Phellodendri)

9. Hoàng cầm (Radix Scutellariae) 10. Hoàng liên (Rhizoma Coptidis)

13. Liên kiều (Fructus Forsythiae suspensae)

14. Mẫu đơn bì (Cortex Paeoniae suffruticosae)

15. Nhân trần

(Herba Adenosmatis caerulei)

16. Sinh địa

17. Thạch cao (Gymsum fibrosum)

18.Thảo quyết minh (Semen Sennae torae)

19. Tri mẫu (Rhizoma Anemarrhenae) 20. Xạ can (Rhizoma Belamcandae) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 1.1: Hình ảnh các vị thuốc thanh nhiệt. Nguồn: - Yhoccotruyen.org ( 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20) - Duoclieu.net (5) - Duoclieudonghan.com.vn (6) - Namthaoduoc.com (4) - Alobacsi.vn (15)

PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 2.1. ĐỐI TƯỢNG

20 vị thuốc trong danh mục thuốc thanh nhiệt.

2.2. NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN

- Tên khoa học, bộ phận dùng - Tính, vị, công năng, chủ trị - Thành phần hóa học - Tác dụng sinh học - Cách dùng, liều dùng - Kiêng kỵ

2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN

- Thu thập thông tin từ các nguồn: + Dược điển Việt Nam.

+ Sách: Dược học cổ truyền, Y học cổ truyền, Dược liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở việt nam, Những cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam…

+ Các bài báo, báo cáo khoa học của Việt Nam và quốc tế.

- Xử lý thông tin: Sắp xếp, hệ thống hóa các dữ liệu thu thập được theo bố cục chặt chẽ, hợp lý, logic, theo nhóm vấn đề, thông qua một số bảng biểu.

PHẦN III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC

KIM NGÂN HOA

(Flos Lonicerae)

Vị thuốc là nụ hoa có lẫn một số hoa phơi hay sấy khô của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và một số loài khác cùng chi như L. dasystyla Rehd.;

L. confusa DC. và L. cambodiana Pierre. Họ kim ngân (Caprifoliaceae) (KNH). - Tính vị, quy kinh: vị ngọt, tính hàn, vào 3 kinh phế, vị, tâm [2], [3]. - Công năng: thanh nhiệt giải độc, phong nhiệt [2], [3], sát khuẩn [2].

- Chủ trị: ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lỵ [3], sưng đau hầu họng, viêm amiđan, đau mắt đỏ [2].

Thành phần hóa học

- Nụ hoa có nhóm hợp chất: các dẫn chất cafeoyl quinic, flavonoid, irioid và saponin.

- Acid chlorogenic và các đồng phân: acid crytochlorogenic, acid neochlorogenic và các acid isochlorogenic a, b, c (3,4-,3,5- và 4,5-di-O-cafeoyl quinic). Hàm lượng trong nụ hoa có thể tới 6% [5].

- Các flavonoid: rutin, luteo-7-O-β-D-galactosid, lonicerin, hyperosid, luteolin-7-O-neohesperidosid, tricin-7-O-β-D-glucospyranosid, ochna-flavon L, chrisoeirol-7-O-β-D-hesperi-dosid, tricin-7-O- β-D-neohesperidosid, chrysoeriol- 7-O-β-D-neohesperi-dosid, avicularin, quercetin [5], ochnaflavon [226].

- Saponin triterpen nhóm hederagenin (lonicerosid A-C, macranthoidin B), một số chất carotenoid như ξ-caroten, β-cryptoxanthin và auroxanthin [5].

- 20 hợp chất được phân lập: sophoraricosid, luteolin-7-O-beta-D- glucopyranosid, rutin, quercetin, acid 3,5-O-dicaffeoyl quinic methyl ester, acid 4,5-O-dicaffeoyl quinic methyl ester, acid 3,4-O-dicaffeoyl quinic methyl ester, acid 4,5-dicaffeoyl quinic, acid 3,4-dicaffeoyl quinic, acid chlorogenic, epi- vogelosid, swerosid, vogelosid, secoxyloganin, macranthoidin A, macranthoidin B, lonicerosid A, lonicerosid B, lonicerosid C, dipsacosid B [246].

Tác dụng sinh học

- Tác dụng kháng khuẩn: Kim ngân hoa có tác dụng ức chế Shigella dysenteria, Salmonella typhi, Bordetella pertussis, Pneudomonasaeruginosa, Corynebacterium diphteriae, Mycobacterium tuberculosis, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Diplococcus pneumonia [4]. Nước sắc cô đặc 100% của KNH có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.coli, phế cầu, tụ cầu khuẩn vàng [9]. Tác dụng kháng khuẩn của KNH được nghiên cứu trên các vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Kết quả cho thấy 73,9% vi khuẩn gây bệnh được thử nghiệm bị ức chế ở nồng độ dưới 6.25 mg/ml, trong đó Streptococci mutants,

actinomyces viscosusvà bacteroides melaninogenicus tương đối nhạy cảm với KNH [229]. KNH có tác dụng ức chế Porphyromonas gingivalis [253],

Hyliocobater pylori [56].

- Tác dụng chống viêm: Acid chlorogenic (CGA) và đồng phân của nó ức chế NF-κB, sản xuất NO kích thích bởi LPS trong các đại thực bào phúc mạc, có

tác dụng kháng viêm làm giảm tỷ lệ tử vong ở chuột bị nhiễm trùng gây ra bởi LPS [205]. Luteolin ức chế các cytokine gây viêm như TNF-α, IL-8, IL-6. Ngoài ra Luteolin còn ức chế COX-2, MAPK p38, ERK ½, NF-κB, suy giảm IkappaB [108]. Trên mô hình chuột bị sưng gan bàn chân gây ra bởi Candida albicans, được tiêm lonicerin màng bụng 1 hoặc 2 g/lần, ngày 3 lần trong 20 ngày, cho thấy lonicerin làm giảm phù nề mọi liều [149]. Ochnaflavon ức chế COX-2 và PGD2 trong tế bào mast bắt nguồn từ tủy xương với IC50 là 0,6 microM. Ngoài ra, hợp chất này ức chế sản xuất leukotriene C4 phụ thuộc vào liều, với IC50 là 6.56 microM [226].

- Tác dụng chống dị ứng: Dịch chiết ethanol 35% của KNH có tác dụng phòng ngừa dị ứng. Loganin, morronisid, catalpol là những hợp chất cho thấy tác dụng phòng ngừa dị ứng hiệu quả [201]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tác dụng chống oxy hóa: Dịch chiết methanol và ethanol của KNH có tác dụng dọn gốc tự do DPPH. Acid chlorogenic là hợp chất có tác dụng chống oxy chính [138]. Luteolin, acid caffeic, acid protocatechuic, isorhamnetin 3-O- beta-D-glucopyranosid, quercetin 3-O-beta-D-glucopyranosid, luteolin 7-O-beta- D-glucopyranosid có tác dụng dọn gốc tự do với giá trị IC50 là 2,08-11,76 microM đối với gốc DPPH và 1,47-6,98 microM đối với ONOO- [42]. 14 hợp chất trong dịch chiết KNH đã được tìm thấy có tác dụng chống oxy hóa đó là acid chlorogenic, acid 1-O-caffeoylquinic, acid caffeic, 4-O- caffeoylquinic, rutin, isoquercitrin, luteolin-7-O-glucosid, lonicerin, acid 4,5-O-dicaffeoylquinic, 3,5-O-dicaffeoylquinic, 1, 3-O-dicaffeoylquinic, 3,4-O-dicaffeoylquinic, 1,4-O- dicaffeoylquinic và luteolin [235].

- Tác dụng kháng nấm: KNH có tác dụng ức chế một số nấm ngoài da [2]. Lonicerin có tác dụng kháng nấm Candida albicans [149].

- Tác dụng kháng virus: Chito-oligosaccharid ở liều 25 mg/kg có hiệu quả làm tăng cường hấp thu để cải thiện sinh khả dụng của acid phenolic và hoạt tính kháng virus của dịch chiết KNH in vitro [305], [306].

- Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa chất béo [9], ngăn cản sự tích tụ mỡ ở bụng [5].

- Tác dụng khác: Nước sắc KNH dùng đường uống làm tăng lượng đường huyết trên thỏ tác dụng kéo dài 5-6 giờ [9]. Loganin là một iridoid glycosid có trong KNH, ở liều 20 và 40 mg/kg loganin cải thiện tình trạng giảm trí nhớ và ức chế các hoạt động do scopolamin gây ra. Ngoài ra, loganin còn ức chế hoạt động của acetylcholinesterase trong vùng hippocampus và vùng trán của vỏ não [137].

- Độc tính: Chuột nhắt trắng sau khi được cho uống nước sắc kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thấy có thay đổi gì đặc biệt [9].

Cách dùng, liều dùng

Ngày dùng từ 12g đến 16g, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Có thể ngâm rượu làm hoàn tán [3]. Một số người uống kim ngân đi ỉa lỏng, chỉ cần giảm liều xuống hoặc nghỉ uống là hết [9], [10].

Kiêng kỵ

Tỳ vị hư hàn ỉa chảy, hoặc vết thương, mụn nhọt có mủ loãng do khí hư, mụn nhọt đã có mủ, vỡ loét không nên dùng [2], [3], [12].

Kim ngân hoa có tác dụng kháng khuẩn rộng, chống viêm và dị ứng phù hợp với công năng thanh nhiệt giải độc trong YHCT.

Ngoài ra kim ngân hoa còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng nấm, virus. Acid chlorogenic và lonicerin là những chất có hoạt tính sinh học quan trọng trong kim ngân hoa.

BỒ CÔNG ANH

(Herba Lactucae indicae)

Vị thuốc là thân mang lá đã phơi hay sấy khô của cây bồ công anh (Lactuca indica L.). Họ cúc (Asteraceae).

- Tính vị, quy kinh: vị đắng, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can, vị [3].

- Công năng: thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết [3].

- Chủ trị: mụn nhọt, sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu [3].

Thành phần hóa học

- Bồ công anh chứa 91,8% nước, 3,4% protid, 1,1% glucid, 2,9% xơ, 1,2% tro, 3,4mg% caroten, 25mg% vitamin C, 2 chất đắng chính là lactucin và lactucopicrin, β-amyrin, taraxasterol, germanicol [8].

- Flavonoid và các glycosid của nó: luteolin (0,0024%), luteolin-7-O- glucuronid, apigenin, quercetin, rutin (0,001%), isoquercitrin, các triterpenoid (β-amyrin, germanicol…), sesquiterpen lacton (lactucain A-C), acid clorogenic (0,0033%) và dẫn chất của acid quinic, lactucasid, stigmasterol, β-sitosterol [37].

- 7 Terpen và 5 phenolic [120].

- Tác dụng kháng khuẩn: Ức chế lỵ trực khuẩn Shigella flexneri

Shigella shiga [2]. Ức chế vi khuẩn Escherichia coli trong các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu [173].

- Tác dụng chống viêm,chống oxy hóa: Flavonoid của bồ công anh có tác dụng ức chế men oxy hóa khử peroxidase và catalase máu chuột cống trắng. Những thí nghiệm tiến hành với huyết thanh người cũng cho những kết quả ức chế men oxy hóa khử rõ rệt [8]. Dịch chiết của bồ công anh có tác dụng chống oxy hóa do stress trong tế bào HL- 60 và ức chế các yếu tố gây viêm NO, mARN của iNOS gây ra bởi LPS kích thích trên đại thực bào RAW 264.7 với liều 100 µg/mL. 6 hợp chất phenolic: acid protocatechulic, methyl p-hydroxybenzoat, acid caffeic, acid 3,5-dicaffeoylquinic, luteolin 7-O-beta-glucopyranosid và quercetin 3-O-beta-glucopyranosid được tìm thấy trong bồ công anh có tác dụng chống oxy hóa [248].

- Tác dụng an thần: Bồ công anh được thử nghiệm với phương pháp lồng cử động đã thể hiện tác dụng an thần [8].

- Tác dụng hạ đường huyết: Latucain C và lactucasid có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường [37].

- Tác dụng hạ cholesterol máu: Dịch chiết methanol của bồ công anh làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol trong huyết thanh ở chuột. Triterpen acetat trong bồ công anh có tác dụng hạ cholesterol huyết thanh [121].

- Tác dụng kháng virus: Một số dẫn xuất của acid quinic và flavonoid có tác dụng chống lại virus viêm gan B [119].

- Tác dụng khác: Bồ công anh có tác dụng lợi mật, nhuận tràng, tăng cường loại trừ chất độc, chất gây ô nhiễm qua gan thận [2]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách dùng, liều dùng

- Ngày dùng từ 20g đến 40g cây tươi ép lấy nước hoặc 8g đến 30g dược liệu khô, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác, đắp ngoài trị mụn nhọt, sưng vú tắc tia sữa [3], [8].

- Chữa sưng vú, tắc tia sữa: hái 20 đến 40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau. Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ [10].

- Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: lá bồ công anh khô 10 đến 15g, nước 600ml (3 bát), sắc còn 200ml (1 bát). Uống liên tục trong 3 - 5 ngày, có thể kéo dài hơn [10].

Kiêng kị

Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng [3], [7], [8].

Nhận xét

Bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm phù hợp với công năng thanh nhiệt giải độc trong YHCT.

Ngoài ra bồ công anh còn có tác dụng an thần, chống oxy hóa, hạ cholesterol, hạ đường huyết, lợi sữa…

Các flavonoid có tác dụng sinh học chính trong bồ công anh.

LIÊN KIỀU

Vị thuốc là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây liên kiều (Forsythia suspensa (Thunb.) Vahl.). Họ nhài (Oleaceae).

- Tính vị, quy kinh: vị đắng, hơi hàn, vào các kinh tâm, đởm, tam tiêu, đại tràng [3].

- Công năng: thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết [3].

- Chủ trị: đinh nhọt, tràng nhạc, đờm hạch, nhũ ung, đan độc (viêm quầng đỏ), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh vào tâm bào sốt cao gây háo khát, tinh thần hôn ám (mê sảng), phát ban, lâm lậu kèm bí tiểu tiện [3].

Thành phần hóa học

- Nhóm lignan như philygenin, phillyrin (Forsythin), pinoresinol [9], syrigaresinol Sesamin và fargesin [30], 8-hydroxypinoresinol, 7’-epi-8- hydroxypinoresinol, lariciresinol, isolaraciresinol, olivil, cedrusin [27], glucosid, matairesinosid, arctigenin, arctiin [9].

- Các phenolglycosid là forsythosid A, forsythosid C, forsythosid D, forsythosid E, rutin 3,1% [9], isoforsythiasid [214], lianqiaoxinosid B, forsythosid H [135].

- Rengyol, các rengyosid A, B, C, rengyoxyd, rengyolon, cornosid,

Một phần của tài liệu Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt (Trang 26)