Công năng, chủ trị của thuốc thanh nhiệt trong YHCT

Một phần của tài liệu Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt (Trang 128 - 183)

- Thanh nhiệt giải thử, điều trị các chứng khi bị thử tà xâm nhập gây đau đầu, choáng váng, ngã bất tỉnh, mồ hôi nhiều, miệng khát tâm phiền. Vị thuốc có công năng này gồm hà diệp, dưa hấu.

- Thanh nhiệt giải độc, điều trị các bệnh do nhiệt độc, hỏa độc gây ra như ban sởi, mụn nhọt, đinh độc, viêm tấy đau nhức, viêm đường hô hấp, mồm lưỡi loét, nôn ra máu, nước tiểu đỏ, táo bón… Vị thuốc có công năng này gồm kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, xạ can.

- Thanh nhiệt tả hỏa, điều trị các chứng sốt cao, phát cuồng mê man. Vị thuốc có công năng này gồm thạch cao, chi tử, huyền sâm, hạ khô thảo, tri mẫu.

- Thanh nhiệt táo thấp, điều trị bệnh thấp nhiệt như can đởm thấp nhiệt, tỳ vị thấp nhiệt, bàng quang thấp nhiệt… Vị thuốc có công năng này như hoàng liên tác dụng ở trung tiêu, hoàng bá ở hạ tiêu, hoàng cầm thượng tiêu, nhân trần, thảo quyết minh.

- Thanh nhiệt lương huyết, điều trị các bệnh do huyết nhiệt gây ra như mặt đỏ, nước tiểu đỏ, mê sảng, co giật, mụn nhọt lở ngứa, đau các khớp, sốt cao do mất tân dịch… Vị thuốc có công năng này gồm sinh địa, địa cốt bì, mẫu đơn bì, bạch mao căn.

Ngoài công năng thanh nhiệt, các vị thuốc thanh nhiệt còn có công năng khác như:

- Lợi niệu, điều trị các chứng như đại tiện bí kết, phù thũng, bụng trướng… Vị thuốc có công năng này gồm bạch mao căn, dưa hấu, hạ khô thảo, xạ can.

- Hạ áp, điều trị chứng huyết áp cao. Vị thuốc có công năng này gồm hạ khô thảo, thảo quyết minh.

- Nhuận tràng, điều trị chứng đại tiện táo kết. Vị thuốc có công năng này gồm thảo quyết minh, tri mẫu.

- Trừ cốt chưng, điều trị chứng xương đau âm ỉ. Vị thuốc có công năng này gồm địa cốt bì, hoàng bá.

- Chỉ huyết, điều trị các chứng như chảy máu cam, nôn ra máu, xuất huyết… Vị thuốc có công năng này như hoàng liên, bạch mao căn, hà diệp, hoàng cầm.

- Tán kết, điều trị bệnh tràng nhạc (bệnh loa lịch). Vị thuốc có công năng này gồm liên kiều, huyền sâm, hạ khô thảo.

- Chỉ khát, điều trị bệnh đái tháo đường. Vị thuốc có công năng này như huyền sâm, sinh địa, địa cốt bì, tri mẫu.

- Thanh giải biểu nhiệt, điều trị chứng cảm mạo phong nhiệt. Vị thuốc có công năng này gồm kim ngân hoa, nhân trần, liên kiều.

3.6.3. Thành phần hóa học

Thuốc thanh nhiệt thường có thành phần chính thuộc một số nhóm chất sau:

- Flavonoid, chủ yếu trong nhóm thanh nhiệt giải độc như bồ công anh, kim ngân hoa, xạ can. Một số vị thuốc khác có chứa Flavonoid như hoàng cầm, nhân trần, hà diệp, địa cốt bì. Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tốt nên có công năng thanh nhiệt giải độc.

- Alcaloid, chủ yếu trong nhóm thanh nhiệt táo thấp như Berberin trong hoàng liên, hoàng bá, Palmatin trong hoàng liên. Alcaloid có trong một số vị thuốc khác như địa cốt bì, hà diệp, hạ khô thảo, huyền sâm, liên kiều, mẫu đơn bì. Berberin có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, lợi mật… nên có công năng thanh nhiệt táo thấp.

- Nhóm iridoid, chủ yếu có trong sinh địa, chi tử, huyền sâm. Các vị thuốc trong nhóm iridoid có tác dụng hạ đường huyết tốt.

Ngoài ra, còn có saponin trong tri mẫu, kim ngân hoa, mẫu đơn bì, anthranoid trong thảo quyết minh, đường trong bạch mao căn, huyền sâm; lignan và phenolglycosid trong liên kiều…

- Hạ sốt: tác dụng hạ nhiệt khi cơ thể bị sốt: TNGĐ (liên kiều), TNGH (thạch cao, tri mẫu, chi tử), TNLH (bạch mao căn, địa cốt bì), TNTT (hoàng cầm, hoàng liên).

- Kháng khuẩn: tác dụng trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).

+ Vi khuẩn Gram (+), các vi khuẩn nhóm Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus, Corynebacterium, Enterococcus: trị mụn nhọt, mẩn ngứa,dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, ho… TNGĐ (kim ngân hoa, liên kiều, xạ can), TNGH (chi tử, tri mẫu, hạ khô thảo), TNTT (hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, thảo quyết minh, nhân trần), mẫu đơn bì.

+ Vi khuẩn Gram (-), Shigella, Salmonella, Escherichia coli, Pneudomonas aeruginosa, Bordetella pertussis: trị viêm gan, viêm túi mật, viêm đại tràng, viêm bàng quang… TNGĐ (kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều), TNLH (địa cốt bì, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá), tri mẫu.

- Chống viêm: có tác dụng chống viêm nhiễm các tạng phủ trong cơ thể: TNGĐ (kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, xạ can), TNGH (chi tử, huyền sâm, hạ khô thảo), TNLH (địa cốt bì, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, nhân trần, thảo quyết minh).

- Kháng nấm: ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da: TNGĐ (kim ngân hoa, liên kiều, xạ can), TNGH (chi tử, hạ khô thảo, tri mẫu), TNTT (hoàng bá, hoàng liên, thảo quyết minh).

- Kháng virus: hạ khô thảo, mẫu đơn bì kháng virus HIV, virus herpes, bồ công anh kháng virus viêm gan B, hoàng liên, liên kiều ức chế virus cúm, hà diệp ức chế virus HIV.

- Chống dị ứng: tác dụng tốt đối với các triệu chứng do dị ứng gây ra như mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban… TNGĐ (kim ngân hoa, xạ can, liên kiều), huyền sâm.

- Hạ đường huyết: tác dụng tốt đối với bệnh nhân có glucose trong máu cao, bệnh đái tháo đường: TNGH (chi tử, huyền sâm, tri mẫu), TNLH (sinh địa, địa cốt bì, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng bá, hoàng liên, thảo quyết minh), bồ công anh, hà diệp.

- Hạ lipid máu, giảm chất béo: tác dụng tốt đối với bệnh nhân béo phì, có lipid máu cao, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, người có chế độ ăn giàu chất béo: TNTT (hoàng cầm, hoàng liên, thảo quyết minh), chi tử, hà diệp, liên kiều.

- Chống oxy hóa: có tác dụng dọn các gốc tự do trong cơ thể, do đó có thể làm tăng khả năng miễn dịch và chống lão hóa, bảo vệ màng tế bào, chống xơ vữa mạch máu, chống rối loạn chức năng tĩnh mạch, bảo vệ gan, chống viêm loét… TNGĐ (bồ công anh, kim ngân hoa, liên kiều, xạ can), TNGH (chi tử, hạ khô thảo), TNGT (dưa hấu, hà diệp), TNLH (sinh địa, mẫu đơn bì, địa cốt bì), TNTT (hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên, thảo quyết minh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chống ung thư: có tác dụng ức chế sự sinh sôi các tế bào ung thư, gây chết tế bào ung thư theo quá trình apoptosis: TNGH (hạ khô thảo, huyền sâm, tri mẫu), TNLH (sinh địa, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm, thảo quyết minh), liên kiều.

- Hạ huyết áp: dùng điều trị bệnh tăng huyết áp: TNGH (chi tử, hạ khô thảo, huyền sâm), TNLH (sinh địa, địa cốt bì, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng bá, hoàng liên, thảo quyết minh), liên kiều.

- Chống loét đường tiêu hóa: có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa tránh các yếu tố gây loét: chi tử, hoàng liên, mẫu đơn bì, sinh địa.

- Kích thích miễn dịch: tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật: sinh địa, hạ khô thảo.

- Giảm đau: chi tử, mẫu đơn bì, xạ can.

- Bảo vệ tế bào thần kinh: có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa thần kinh, cải thiện trí nhớ, khả năng nhận thức… TNGH (chi tử, huyền sâm), TNLH (sinh địa, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên).

Ngoài ra, các vị thuốc thanh nhiệt còn có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan, chống loãng xương…

3.6.5. Mối liên quan giữa công năng và tác dụng sinh học của thuốc thanh nhiệt.

Y học hiện đại đã chứng minh công năng thanh nhiệt của các vị thuốc thanh nhiệt:

- Hạ sốt: TNGĐ (liên kiều), TNGH (thạch cao, chi tử, tri mẫu), TNLH (địa cốt bì, bạch mao căn), TNTT (hoàng cầm, hoàng liên).

- Kháng khuẩn: TNGĐ (kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, xạ can), TNGH (chi tử, huyền sâm, hạ khô thảo, tri mẫu), TNLH (địa cốt bì, mẫu đơn bì, bạch mao căn), TNTT (hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, nhân trần, thảo quyết minh).

- Chống viêm: TNGĐ (kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, xạ can), TNGH (chi tử, huyền sâm, hạ khô thảo), TNLH (địa cốt bì, mẫu đơn bì), TNTT (hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, nhân trần, thảo quyết minh).

- An thần: TNGH (thạch cao, chi tử), TNLH (mẫu đơn bì, bạch mao căn), TNTT (hoàng liên, thảo quyết minh).

- Chống dị ứng: TNGĐ (kim ngân hoa, liên kiều, xạ can), huyền sâm.

- Cầm máu: TNLH (sinh địa, bạch mao căn).

- Lợi mật: TNGH (chi tử), TNTT (hoàng liên, nhân trần).

- Lợi tiểu: TNGH (hạ khô thảo, tri mẫu), TNLH (bạch mao căn).

 8 tác dụng sinh học: hạ sốt, kháng khuẩn, an thần, chống viêm, chống dị ứng, cầm máu, lợi mật, lợi tiểu phù hợp với công năng thanh nhiệt của các vị thuốc thanh nhiệt trong YHCT. Trong đó:

+ Tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng phù hợp với công năng TNGĐ.

+ Tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, an thần, lợi tiểu, lợi mật phù hợp với công năng TNGH.

+ Tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm, cầm máu, an thần, lợi tiểu phù hợp với công năng TNLH.

+ Tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, chống viêm, lợi mật, an thần phù hợp với công năng TNTT.

Ngoài các tác dụng sinh học đã chứng minh công năng thanh nhiệt thì một số tác dụng sinh học khác cũng đã chứng minh được một số công năng khác của các vị thuốc thanh nhiệt trong YHCT như:

- Chống đông máu phù hợp với công năng hoạt huyết khứ ứ trong YHCT : mẫu đơn bì.

- Hạ đường huyết phù hợp với công dụng chữa bệnh đái tháo đường trong YHCT: địa cốt bì, huyền sâm, sinh địa, tri mẫu.

- Hạ huyết áp phù hợp với công dụng chữa bệnh cao huyết áp trong YHCT: hạ khô thảo, thảo quyết minh, địa cốt bì.

- Chống ung thư phù hợp với công năng tán kết trong YHCT: huyền sâm, hạ khô thảo, liên kiều.

- Giảm đau phù hợp với công dụng chữa đau lưng, đau khớp, đau bụng kinh trong YHCT:xạ can, mẫu đơn bì.

Bảng 3.2: Tổng hợp một số tác dụng sinh học của 20 vị thuốc thanh nhiệt.

STT Tác dụng sinh học Vị thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Hạ sốt Bạch mao căn, chi tử, địa cốt bì, hoàng cầm, hoàng

liên, liên kiều, thạch cao, tri mẫu

2 Kháng khuẩn - Gram (+): kim ngân hoa, liên kiều, xạ can, tri mẫu, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, mẫu đơn bì, hạ khô thảo, thảo quyết minh, nhân trần, chi tử - Gram (-): hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, mẫu đơn bì, kim ngân hoa, liên kiều, tri mẫu, bồ công anh, địa cốt bì

3 Chống viêm Bồ công anh, chi tử, địa cốt bì, hạ khô thảo, hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên, huyền sâm, kim ngân hoa, liên kiều, mẫu đơn bì, nhân trần, thảo quyết minh, xạ can

4 Kháng nấm Chi tử, hạ khô thảo, hoàng bá, hoàng liên, kim ngân hoa, liên kiều, thảo quyết minh, tri mẫu, xạ can 5 Kháng virus Hạ khô thảo, mẫu đơn bì, bồ công anh, hoàng liên,

liên kiều, hà diệp

7 Hạ đường huyết Bồ công anh, chi tử, địa cốt bì, hà diệp, hoàng bá, hoàng liên, huyền sâm, mẫu bơn bì, sinh địa, thảo quyết minh, tri mẫu

8 Hạ lipid máu Chi tử, hà diệp, hoàng cầm, hoàng liên, liên kiều, thảo quyết minh

9 Chống oxy hóa Bồ công anh, chi tử, dưa hấu, địa cốt bì, hà diệp, hạ khô thảo, hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên, kim ngân hoa, liên kiều, mẫu đơn bì, sinh địa, thảo quyết minh, xạ can

10 Chống ung thư Hạ khô thảo, hoàng bá, hoàng liên, hoàng cầm, huyền sâm, liên kiều, mẫu đơn bì, sinh địa, thảo quyết minh, tri mẫu

11 Hạ huyết áp Chi tử, địa cốt bì, hạ khô thảo, hoàng bá, hoàng liên, huyền sâm, liên kiều, mẫu đơn bì, sinh địa, thảo quyết minh

12 Chống loét đường tiêu hóa

Chi tử, hoàng liên, mẫu đơn bì, sinh địa

13 Kích thích miễn

dịch

Sinh địa, hạ khô thảo

14 Giảm đau Chi tử, mẫu đơn bì, xạ can

15 Bảo vệ tế bào thần kinh

Chi tử, hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên, huyền sâm, mẫu đơn bì, sinh địa

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Tổng hợp thông tin của 20 vị thuốc thanh nhiệt từ 12 cuốn sách và 296 bài báo:

- Tính vị: Thuốc thanh nhiệt thường có tính hàn, vị đắng.

- Thành phần hóa học: Chủ yếu 3 nhóm chất là flavonoid, alcaloid, iridoid.

- Tác dụng sinh học: Hầu hết các vị thuốc thanh nhiệt có tác dụng hạ sốt, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Ngoài ra các vị thuốc thanh nhiệt có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, hạ đường huyết, hạ lipid máu, hạ huyết áp…

- Công năng chủ trị: Thuốc thanh nhiệt chủ yếu có công năng thanh nhiệt, loại trừ nhiệt độc ra khỏi cơ thể, dùng trong các chứng như sốt cao, khát nước, nhiều mồ hôi, mặt đỏ, chảy máu xuất huyết, mụn nhọt, rôm sảy, sưng loét…

- Mối liên quan giữa công năng và tác dụng sinh học của các vị thuốc thanh nhiệt: Một số tác dụng sinh học phù hợp với công năng của thuốc thanh nhiệt trong YHCT.

ĐỀ XUẤT

- Cập nhật thường xuyên thông tin về 20 vị thuốc thanh nhiệt đã được tổng quan ở trên. Tiếp tục tổng hợp thông tin về những vị thuốc cổ truyền khác có tác dụng thanh nhiệt.

- Cần nghiên cứu thêm về tác dụng sinh học của các vị thuốc thanh nhiệt để chứng minh công năng của vị thuốc trong YHCT, từ đó nghiên cứu thành các sản phẩm có tác dụng điều trị tốt trong tương lai.

- Tập hợp các vị thuốc khác không xếp trong nhóm thuốc thanh nhiệt nhưng có tác dụng thanh nhiệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Y học cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội

2. Bộ Y tế (2006), Dược học cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2010), Một số chuyên đề thuốc cổ truyền, Nxb Y học, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2011), Dược liệu học, tập 1, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2011), Dược liệu học, tập 2, Nxb Y học, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2011), Sổ tay tra cứu đông dược, Nxb Y học, Hà Nội.

8. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

10. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.

11. Nguyễn Đức Đoàn (2002), Thuốc Đông Y cách sử dụng-bào chế-bảo quản, Nxb Y học, Hà Nội.

12. Tào Duy Cần và Trần Sĩ Viên (2007), Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

13. Acharya TK, Chatterjee IB. (1975), “Isolation of chrysophanic acid-9- anthrone, the major antifungal principle of Cassia tora”, Lloydia, 38(3), 218-20.

14. Ahn KS, Noh EJ, Cha KH, Kim YS, Lim SS, Shin KH, Jung SH. (2006), “Inhibitory effects of Irigenin from the rhizomes of Belamcanda chinensis on nitric oxide and prostaglandin E(2) production in murine macrophage RAW 264.7 cells”, Life Sci, 78(20), 2336-42.

15. Altaş S, Kızıl G, Kızıl M, Ketani A, Haris PI. (2011), “Protective effect of Diyarbakır watermelon juice on carbon tetrachloride-induced toxicity in rats”, Food Chem Toxicol, 49(9), 2433-8.

16. An RB, Kim HC, Lee SH, Jeong GS, Sohn DH, Park H, Kwon DY, Lee JH, Kim YC. (2006), “A new monoterpene glycoside and antibacterial monoterpene glycosides from Paeonia suffruticosa”, Arch Pharm Res, 29(10), 815-20.

17. Au TK, Lam TL, Ng TB, Fong WP, Wan DC. (2001), “A comparison of HIV-1 integrase inhibition by aqueous and methanol extracts of Chinese medicinal herbs”, Life Sci, 68(14), 1687-94.

18. Bae EA, Han MJ, Kim NJ, Kim DH. (1998), “Anti – Helicobacter pylori Activity of Herbal medicines”, Biol Pharm Bull, 21(9), 990-2.

19. Bak EJ, Kim J, Choi YH, Kim JH, Lee DE, Woo GH, Cha JH, Yoo YJ. (2014), “Wogonin ameliorates hyperglycemia and dyslipidemia via PPARα activation in db/db mice”, Clin Nutr, 33(1), 156-63.

20. Bao W, Pan H, Lu M, Ni Y, Zhang R, Gong X. (2007), “The apoptotic effect of sarsasapogenin from Anemarrhena asphodeloides on HepG2 human hepatoma cells”, Cell Biol Int, 31(9), 887-92.

21. Bi J, Jiang B, Liu JH, Lei C, Zhang XL, An LJ. (2008), “Protective effects of catalpol against H2O2-induced oxidative stress in astrocytes primary cultures”, Neurosci Lett, 442(3), 224-7.

22. Cao Y, Bei W, Hu Y, Cao L, Huang L, Wang L, Luo D, Chen Y, Yao

X, He W, Liu X, Guo J. (2012), “Hypocholesterolemia

of Rhizoma Coptidis alkaloids is related to the bile acid by up-regulated CYP7A1 in hyperlipidemic rats”, Phytomedicine, 19(8-9), 686-92.

23. Chae HJ, Kim HR, Kim DS, Woo ER, Cho YG, Chae SW. (2005), “Saeng-Ji-Hwang has a protective effect on adriamycin-induced cytotoxicity in cardiac muscle cells”, Life Sci, 76(18), 2027-42.

24. Chan E. (1993), “Displacement of bilirubin from albumin by berberin”,

Một phần của tài liệu Tổng quan 20 vị thuốc cổ truyền có tác dụng thanh nhiệt (Trang 128 - 183)