Phân tích ví dụ thực tiến nhằm phát hiện gian lận và các dấu hiệu nhận biế t:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng (Trang 43 - 49)

Khi đang kiểm tra việc cắt giảm doanh số bán hàng ở một khách hàng, trong số các nghiệp vụ đã được chọn lựa, Ngân hàng đã bắt gặp một nghiệp vụ liên quan đến doanh số từ một

44

khách hàng mà dựa vào việc đánh giá tình hình kinh doanh ở các phần hành kiểm toán khác, Ngân hàng nhận ra khách hàng này là một người mua chính. Nghiệp vụ này xảy ra không thường xuyên, và được đánh giá là trọng yếu.

Những tài liệu có liên quan đến nghiệp vụ này được thu thập. Những tài liệu này bao gồm những bằng chứng liên quan đến việc chi trả của các khoản phải thu sau ngày kết thúc Báo cáo tài chính năm. Tuy nhiên tài liệu liên quan đến việc giao hàng bẳng đường thuỷ đã không được cung cấp. Quá trình phân tích đã chỉ ra rằng không hề có việc ghi chép quá trình vận chuyển. Mặc dù có bằng chứng của việc chi trả, nhưng không hề có bằng chứng chứng minh rằng hàng hóa đã được giao.

Việc phân tích thêm nữa được mở rộng, hoá đơn của công ty được Ngân hàng yêu cầu. Ngân hàng chứng minh được vài hoá đơn “dịch vụ đặc biệt” đã được giao cho khách hàng khi công ty được chi trả. Những hoá đơn này ít chi tiết hơn hẳn những hoá đơn khác trong tập hồ sơ và không được được làm sáng tỏ hơn qua các đơn đặt hàng hay là các giấy tờ phải thu. Tổng số hoá đơn đặc biệt này đã chứng minh được rằng nghiệp vụ bán hàng đó hoàn toàn đáng nghi vấn. Việc phát hiện này được trao đổi với Giám đốc tài chính, người sẽ đưa ra lời giải thích thiếu chính xác. Sau khi tiếp xúc với ban quản trị, Ngân hàng gặp lại Giám đốc tài chính và báo rằng việc điều tra đang được xem xét.

Giám đốc tài chính đã thông đồng với Giám đốc điều hành xây dựng kế hoạch để tăng doanh số nhằm đạt được mục tiêu doanh thu. Khi muốn hợp thức hoá, Giám đốc tài chính đã chọn một khách hàng chính, để thực hiện kế hoạch này. Vị giám đốc tài chính sẽ từng kỳ trực tiếp hướng dẫn khách hàng ghi hoá đơn và trả trong vòng 30 ngày. Sau đó, Giám đốc tài chính này sẽ phối hợp và “tạo ra” doanh số ảo đến công ty của người mua với số tiền tương đương. Trong vòng 30 ngày chi trả doanh số ảo này, khách hàng sẽ trì hoãn việc chi trả. Vào cuối kỳ kế toán, kế hoạch này đã khiến khoản bán hàng không trung thực này được ghi nhận vào doanh thu. Điều này cho phép họ đạt được mục tiêu doanh số.

Biển thủ tài sản:Trong khi đang tiến hành các thủ tục kiểm tra vật chất hàng tồn kho, các Ngân hàng đã phát hiện ra một sự mâu thuẫn trọng yếu hay là cụ thể hơn là sự thiếu hụt giữa việc ghi chép liên tục với việc kiểm đếm để xác định tính hiện hữu của hàng tồn kho. Chủ nhiệm kiểm toán đã đưa vấn đề này cho Giám đốc kiểm toán và được yêu cầu tiến hành điều tra thêm.

45

Việc phát hiện này chỉ ra rằng vấn đề này cần phải phân tích thêm. Các Ngân hàng xem xét kỹ lưỡng giấy tờ liên quan đến hang tồn kho thời gian trước đó,đặc biệt chú ý các khoản thiếu hụt tương tự với cùng một hàng tồn kho. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, khoản thiếu hụt này được cho là vụn vặt, và chẳng có cuộc điều tra nào được tiến hành. Và khoản này đã được ghi vào tài khoản hao hụt.

Ngân hàng sau đó yêu cầu kiểm tra khoản phải trả, việc mua hàng, và việc ghi các khoản phải thu. Kế toán công nợ phải trả đã cung cấp một bảng báo cáo về các khoản phải trả của từng người bán riêng lẻ và các tài liệu liên quan. Ngân hàng không được cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản phải trả được giữ bởi thủ kho. Ngân hàng đã trực tiếp yêu cầu người thủ kho cung cấp các tài liệu đó. Chúng được hứa sẽ đưa vào tuần tới. Sau 2 tuần nhắc nhở liên tục, không một tài liệu liên quan đến các khoản phải trả và hàng hoá đã nhận nào được cung cấp và vị thủ kho được báo là phải nằm viện.

Tiến hành làm việc với những tài liệu sẵn có, Ngân hàng xem xét lại các tài liệu liên quan đến việc bán hàng thông qua hoá đơn. Họ điều tra được rằng, tên và địa chỉ người trả mâu thuẫn với hoá đơn mà việc chi trả được uỷ quyền cho người thủ kho. Sau đó Ngân hàng đã yêu cầu được cung cấp những hoá đơn liên quan đến việc huỷ bỏ các Séc thanh toán cho người bán hàng. Ngân hàng đã phát hiện ra rằng, một số các hoá đơn được đánh dấu ở mặt sau và được ký hiệu đặc biệt. Trong khi các hóa đơn khác có những chú thích khác chỉ ra rằng chúng đã được thông qua ở bộ phận kiểm đếm tiền mặt. Ngân hàng quyết định rằng, vị thủ kho của công ty đã thực hiện việc mua bán ảo bằng cách làm hoá đơn bán hàng giả mạo. Khoản phải trả sau đó đã được trả đến địa chỉ mà chỉ có người thủ kho có thể nắm được. Và vị thủ kho này cũng tự ý không qua bộ phận kiểm đếm tiền.

46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ KIỂM SOÁT GIAN LẬN VỀ BÁO

CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG

3.1 Ngân hàng, tổ chức tín dụng

 Tổ chức quản lý, điều hành, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ:

- Bố trí cán bộ thẩm định hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác này. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người.

- Nên phân cán bộ thẩm định phụ trách theo ngành nghề, mỗi bộ phận cán bộ thẩm định phụ trách những ngành nghề khác nhau và cho cán bộ đi tìm hiểu về loại ngành nghề đó.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ. - Định kỳ kiểm tra và thay đổi cán bộ quản lý hồ sơ.

- Có hình thức chế tài hợp lý đối với công tác hậu kiểm. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, tập huấn nhân viên để nâng cao nghiệp vụ thẩm định

 Cán bộ tín dụng:

- Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng.

- Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

- Thường xuyên cập nhật kiến thức và tình hình khách hàng, thực hiện các cuộc kiểm tra khách hàng thường xuyên và triển khai việc thu thập thông tin khách hàng qua nhiều nguồn chứ không đơn thuần chỉ dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính mà DN cung cấp.

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thẩm định BCTC cũng như hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách khách quan, tránh tình trạng móc ngoặc với DN làm gian lận BCTC hồ sơ vay vốn để tư lợi riêng.

3.2 Chính phủ

- Tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch cho hoạt động báo cáo tài chính, kiểm toán.

47

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan. Xây dựng và ban hành luật là bước quan trọng hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực kiểm toán.

- Có các yêu cầu về kiểm tra kiểm soát nghiêm ngặt về số liệu, sổ sách ít nhất là cho các công ty niêm yết.

- Bắt buộc kiểm toán đối với tất cả các công ty có dư nợ tại các tổ chức tín dụng.

- Kiểm soát nghiêm ngặt các công ty kiểm toán độc lập - đưa ra mức xử phạt cao cho các công ty kiểm toán có dấu hiệu tiếp tay cho gian lận sổ sách. Công khai thông tin Doanh nghiệp có gian lận chứng từ sổ sách trong vòng 2 năm trên kênh thông tin chuyên biệt giống như thông tin về nợ xấu tại CIC.

3.3 Doanh nghiệp

- Để hạn chế gian lận trong DN, cần tạo mội trường làm việc rõ ràng, minh bạch, hệ thống phúc lợi, lương thưởng hợp lý. Tùy quy mô và chi phí hợp lý, DN có thể xây dựng hệ thống kiếm soát – kiểm toán nội bộ, tách các bộ phận này khỏi những áp lực từ phía quản lý công ty, thường xuyên rà soát các hoạt động sản xuất-kinh doanh, áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro mới.

- Các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh.

- Ngoài ra, doanh nghiệp có thể mời kiểm toán độc lập kiểm tra thường niên hoặc bán niên.

3.4 Công ty kiểm toán

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tránh chạy đua doanh số mà ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, có hành vi thông đồng với khách hàng.

- Cần xây dựng hiệp hội kiểm toán Việt Nam với sự kết nối chia sẻ nhiều hơn nữa giữa các thành viên, cũng như siết chặc các quy định về việc thường xuyên cập nhập các thông tin mới trong lĩnh vực kiểm toán, tạo ra những cuộc thi, sân chơi trong ngành kiểm toán, mục đích tuyên dương, giới thiệu đến công chúng những công ty kiểm toán chất lượng, có tiềm năng.

48

- Việc thực hiện một bảng phân loại nhằm đánh giá các công ty kiểm toán một cách thường xuyên cũng nên được thực hiện, từ đó đưa ra được các công ty kiểm toán đáng tin cậy cũng như tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và dịch vụ kiểm toán của các công ty kiểm toán.

49

KẾT LUẬN

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khát vốn nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại, ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp và hơn nữa là ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đứng về góc độ người cho vay, một trong những rào cản lớn khiến ngân hàng thương mại không thể cho doanh nghiêp vay vốn chính là số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường không trung thực và thiếu minh bạch.

Từ những tình huống trên có thể thấy các gian lận hiện nay rất phức tạp và tinh vi. Trong khi đó, công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chính vì thế đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần nâng cao hệ thống quản lý, kiểm toán và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có đạo đức tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)