Các dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng (Trang 33 - 34)

Một trong những dấu hiệu để nhận biết một báo cáo tài chính không phản ánh trung thực tình hình của doanh nghiệp là sự bất thường. Nếu có sự thay đổi bất thường trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà không có nguyên nhân rõ ràng, thì điều này cho thấy dấu hiệu của một báo cáo tài chính không trung thực

Một ví dụ là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong báo cáo tài chính đi ngược lại với xu hướng chung của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Trong tình hinh kinh tế khó khăn chung như hiện nay, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa và giữ vững được tình hình hoạt động kinh doanh tốt như các năm trước. Nếu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà không thể hiện tình hình khó khăn chung của thị trường, không thấy sự sụt giảm trong doanh thu, lợi nhuận cũng như sự tăng lên của các khoản phải thu, các khoản trích lập dự phòng sản phẩm và dự phòng nợ phải thu khó đòi thì điều này là một dấu hiệu của việc gian lận báo cáo tài chính.

Một dấu hiệu khác của việc báo cáo tài chính có vấn đề là doanh thu hoặc chi phí không thường xuyên của doanh nghiệp tăng cao. Khi một doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác hoặc các chi phí không thường xuyên tăng đột biến, đó là dấu hiệu đáng lưu ý khi đọc báo cáo tài chính. Các khoản doanh thu chi phí bất thường này có thể là do doanh nghiệp đã thực hiện một số thủ thuật trong năm nhằm thể hiện một kết quả kinh doanh đúng theo ý của người lập báo cáo tài chính.

Một điểm khác cần lưu ý khi phân tích báo cáo tài chính, đó là cách thể hiện cách thuyết minh của doanh nghiệp. Nêu như các số liệu trên bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh chỉ được thuyết minh một cách sơ sài, không rõ ràng với các khoản không rõ nội dung có số dư lớn, người đọc báo cáo tài chính nên lưu ý về tính minh bạch và trung thực của báo cáo tài chính này.

Ngoài những lưu ý về các dấu hiệu thường gặp trên, người sử dụng báo cáo tài chính còn nên quan tâm đến các dấu hiệu bất thường hoặc không rõ ràng khác của báo cáo tài chính làm căn cứ cho mức độ trung thực của báo cáo tài chính này cũng như việc báo cáo tài chính có được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập có uy tín không để làm căn cứ cho mức độ tin tưởng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Việc thay đổi kế toán trưởng hoặc người chịu trách

34

nhiệm về việc thực hiện các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, hoặc thay đổi đơn vị kiểm toán bất thường cũng có thể là dấu hiệu cho một báo cáo tài chính không minh bạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu gian lận báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)