ĐO LƢỜNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 50 - 53)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐO LƢỜNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Để đo lƣờng chính sách cổ tức của một công ty, đề tài sử dụng chỉ tiêu: Tỷ lệ cổ tức mỗi cổ phần đƣợc tính trên mệnh giá (Tỷ lệ cổ tức). Trên cơ sở tính khách quan của nghiên cứu, 7 biến độc lập đƣợc lựa chọn để giải thích cho biến Tỷ lệ cổ tức trong nghiên cứu này.

Biến phụ thuộc

- Tỷ lệ cổ tức (DPRt): Để đo lƣờng chính sách cổ tức, đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ cổ tức, ở đây tỷ lệ cổ tức đƣợc hiểu là tỷ lệ chi trả cổ tức tính trên mệnh giá mỗi cổ phần và đƣợc kí hiệu DPRt. Tỷ lệ cổ tức là tỷ lệ giữa cổ tức mà mỗi cổ phần nhận đƣợc cho một năm tài chính so với mệnh giá mỗi cổ phần. Hiện nay, mệnh giá cho mỗi cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam là 10.000đ/1 cổ phần.

Tỷ lệ cổ tức đƣợc sử dụng phổ biến trong các thông báo chi trả cổ tức của công ty niêm yết ở Việt Nam, do đó việc thu thập dữ liệu là dễ dàng và

đảm bảo tính tin cậy. Cách đo lƣờng chính sách cổ tức này tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu của Liang Shao (2013), He & Li (2009).

Biến độc lập

- Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước (DPRt-1): Cách tính tƣơng tự nhƣ DPRt, biến này nhằm xem xét mức chia cổ tức năm nay của các công ty có bị ảnh hƣởng bởi mức chi trả cổ tức của năm liền trƣớc đó hay không.

- Lợi nhuận (Pt): khi xem xét lợi nhuận để so sánh giữa các công ty ta nên loại bỏ ảnh hƣởng của quy mô, hai công ty có cùng một mức lợi nhuận nhƣng nguồn lực bỏ ra khác nhau thì không thể đánh giá ngang nhau. Trong nghiên cứu này, biến Pt đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản của công ty. Các nghiên cứu của Ebenezer (2013), Mehta (2012), He & Li (2009) cũng đã tính biến lợi nhuận theo cách tƣợng tự.

- Tăng trưởng doanh thu (Grow): vì hoạt động kinh doanh là hoạt động chính của doanh nghiệp nên khi xem xét đến sự thay đổi của doanh thu có làm tác động đến sự thay đổi của cổ tức hay không, đề tài sử dụng chỉ tiêu Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Grow = (St - St-1)/St-1

với St và St-1 lần lƣợt là doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm t và t-1 của doanh nghiệp nghiên cứu.

Cách đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng doanh thu này cũng đƣợc đề xuất trong các nghiên cứu Ebenezer (2013), Sim & Appannan (2011), He & Li (2009), Musa (2009), Gugle (2003).

- Quy mô (Size): có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng quy mô doanh nghiệp nhƣ số lƣợng lao động, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản… nhƣng do giới hạn về số liệu thu thập và tổng tài sản là chỉ tiêu dễ thấy nhất để so sánh quy mô giữa các công ty với nhau. Do đó, để đo lƣờng quy mô doanh nghiệp, đề tài này sử dụng chỉ tiêu Tài sản và để đạt đƣợc phân phối chuẩn biến Quy mô đƣợc đo

lƣờng bằng Logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Size = Log(Tổng tài sản).

Sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản để đo lƣờng quy mô của các doanh nghiệp đƣợc sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghiên cứu; xem thêm các nghiên cứu Ebenezer (2013), Liang Shao (2013), Mehta (2012), Sim & Appannan (2011), Musa (2009), Wei (2004), Adelegan (2003), Aivazian (2003).

- Sở hữu nhà nước (State): Nghiên cứu này sử dụng cách đo lƣờng biến sở hữu nhà nƣớc đƣợc đề xuất bởi Gugler (2003), cách đo lƣờng này cũng có trong một số nghiên cứu đƣợc thực hiện sau đó (xem thêm Chen và cộng sự (2009), He và Li (2009), Wei và cộng sự (2004)). Theo đó, biến State đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:

State = 1 với doanh nghiệp do nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn cổ phần. State = 0 với các doanh nghiệp khác.

- Đòn bẩy nợ (Debt): Đòn bẩy này đƣợc tính bằng tổng Nợ phải trả trên tổng Tài sản. Các đo lƣờng này tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Liang Shao (2013), Mehta (2012), Sim & Appannan (2011), Wei (2004), Adelegan (2003), Aivazian (2003).

- Lưu chuyển tiền thuần (CF): Biến này đƣợc đo lƣờng bằng tổng Lƣu chuyển tiền từ cả ba hoạt động là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Cách đo lƣờng này cũng giống nhƣ phần lớn các nghiên cứu có xem xét đến chỉ tiêu lƣu chuyển tiền thuần, cụ thể xem thêm các nghiên cứu của Sim & Appannan (2011), Musa (2009), Adelegan (2003).

Các chỉ tiêu đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết đƣợc thể hiện qua Bảng 2.4 sau đây.

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu trong mô hình nghiên cứu Nhân tố Biến Cách tính Biến phụ thuộc Tỷ lệ cổ tức DPRt Cổ tức mỗi cổ phần năm t / 10.000đ Biến độc lập Tỷ lệ cổ tức năm trƣớc DPRt-1 Cổ tức mỗi cổ phần năm t-1 / 10.000đ Lợi nhuận sau thuế

Pt Lợi nhuận sau thuế năm t / Tổng tài sản năm t

Tăng trƣởng doanh thu

Grow ΔDoanh thu năm t/ Doanh thu năm t-1 (St - St-1)/St-1

Quy mô Size Logarit tự nhiên của Tổng tài sản Sở hữu nhà

nƣớc

State = 1 nếu là doanh nghiệp do nhà nƣớc kiểm soát

= 0 nếu là doanh nghiệp khác Đòn bẩy Nợ Debt Nợ phải trả / Tổng tài sản Lƣu chuyển

tiền thuần

CF = Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh + Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ + Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)