Duy trì ổn định chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 83)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.3.1.Duy trì ổn định chính sách cổ tức

Theo kết quả của nghiên cứu này, chính sách cổ tức trong quá khứ tác động rất lớn đến chính sách cổ tức hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam. Tức là các doanh nghiệp có xu hƣớng duy trì ổn định chính sách cổ tức. Trong quá trình xây dựng chính sách cổ tức, các doanh nghiệp có thể sử dụng một hoặc kết hợp đồng thời một số cách sau nhằm ổn định số cổ tức chi trả, đó là:

a. Duy trì mức trả cổ tức ổn định hằng năm

Chính sách duy trì mức trả cổ tức ổn định cho phép công ty trả một số tiền cố định trên mỗi cổ phiếu trong một khoản thời gian dài và rất ít khi thay đổi nó cho dù lợi nhuận của công ty bị giảm xuống, nếu xét thấy hiện tƣợng này chỉ mang tính chất tạm thời thì công ty vẫn duy trì mức trả cổ tức nhƣ các năm trƣớc đó.

Ƣu điểm của chính sách này là: (1) Các nhà đầu tƣ dài hạn thƣờng xem xét mức trả cổ tức của công ty để tính toán nguồn thu nhập của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Một chính sách cổ tức ổn định sẽ đảm bảo một mức thu nhập kỳ vọng tối thiểu và ít tác động lên sự dao động giá trị của cổ phiếu. (2) Với những nhà đầu tƣ cá nhân, cổ tức đƣợc duy trì ổn định sẽ mang lại một khoản thu nhập cố định hàng năm và luôn hấp dẫn họ.

b. Xây dựng tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu

Nhƣ phân tích ở trên, chính sách cổ tức “tối ƣu” của một công ty phải có sự cân bằng giữa mức trả cổ tức hiện tại và khả năng phát triển của công ty trong tƣơng lai. Căn cứ và chiến lƣợc phát triển của công ty và những dự báo

về thu nhập, yêu cầu về huy động vốn cho những năm tiếp theo, công ty sẽ xây dựng một tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu cho các năm, đƣợc xác định là số lƣợng chi trả trên tổng thu nhập hàng năm.

DIVt = Tỷ lệ chi trả mục tiêu x EPSt = r x EPSt

Trong đó DIVt : số lƣợng cổ tức chi trả trên một cổ phiếu năm t r: tỷ lệ chi trả mục tiêu cho các năm

EPSt: thu nhập trên một cổ phiếu trong năm t

Nhƣ vậy, cổ tức chi trả của công ty tăng lên khi thu nhập của công ty trong năm tăng lên và giảm đi nếu thu nhập của công ty bị giảm sút.

Ƣu điểm của chính sách này là:

- Công ty luôn chủ động đƣợc khả năng tích lũy vốn cần thiết cho các dự án đầu tƣ mới mà vẫn đảm bảo mức chi trả cổ tức hợp lý và ổn định.

- Các nhà đầu tƣ dễ dàng nhận thấy rằng tỷ lệ chi trả cổ tức tăng lên có nghĩa là lợi nhuận của công ty cũng tăng lên tƣơng ứng.

- Tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu của các công ty rất ít khi thực hiện điều chỉnh trong một khoảng thời gian dài và dấu hiệu đó cho thấy công ty vẫn phát triển ổn định trong một chu kì kinh doanh tốt.

Tùy điều kiện và chiến lƣợc kinh doanh của mình mà Hội đồng quản trị có thể quyết định lựa chọn cho doanh nghiệp mình phƣơng án tính toán phù hợp.

4.3.2. Cân đối giữa lợi ích cổ đông và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp

a. Thỏa mãn nhu cầu cổ đông, thu hút nhà đầu tư

Nhƣ những phân tích ở Mục 4.1, hành vi cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có thể đƣợc giải thích bởi lý thuyết Tín hiệu. Do đó, để những tín hiệu doanh nghiệp phát ra mang về những phản hồi tích cực đúng nhƣ mong muốn của doanh nghiệp thì trƣớc hết

các nhà quản lý phải có những thông tin về khách hàng tiềm năng và cố gắng để đƣa thông tin đến nhóm khách hàng này. Tức là khi xây dựng chính sách cổ tức, doanh nghiệp nên chú ý đến những mong muốn của nhà đầu tƣ.

Trên thực tế, quan điểm của nhà đầu tƣ về cổ tức là hết sức phức tạp. Có những nhà đầu tƣ thích nhận đƣợc khoản cổ tức cao và ổn định; ngƣợc lại, có những nhà đầu tƣ lại cho rằng đầu tƣ vào công ty với những dự án có khả năng mang lại lợi nhuận trong tƣơng lai hoặc những công ty tăng trƣởng tạo ra giá trị cổ phiếu lớn hơn, phần lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức ở mức thấp, phần lớn lợi nhuận giữ lại dùng để tái đầu tƣ.

Có nhà đầu tƣ thích nhận cổ tức bằng tiền mặt, xem đó là nguồn thu nhập ổn định sử dụng cho mục đích chi tiêu hàng ngày. Cũng có những nhà đầu tƣ nhận thấy công ty có khả năng phát triển trong tƣơng lai, rất cần vốn đầu tƣ, và họ sẽ ủng hộ công ty phát hành cổ phiếu mới chi trả cổ tức thay vì nhận tiền mặt, khoản tiền giữ lại để công ty đầu tƣ và những dự án mang lại lợi nhuận. Nếu công ty làm ăn phát đạt, điều đó đồng nghĩa với việc giá trị công ty tăng lên, giá cổ phiếu của công ty trên thị trƣờng sẽ tăng và nhà đầu tƣ sẽ thu đƣợc những khoản lợi vốn khi họ bán cổ phiếu.

Với một số công ty mới niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán, giá cổ phiếu còn không quá cao so với giá phát hành ban đầu. Quan điểm của các cổ đông sáng lập, những nhà đầu tƣ đơn lẻ cũng nhƣ những nhà quản lý công ty thƣờng có khuynh hƣớng thích trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ cao ngay trong những năm đầu tiên nhằm thu hồi nhanh chóng vốn đầu tƣ ban đầu.

Nhƣ vậy, các nhà đầu tƣ luôn có những quan điểm khác nhau về một chính sách cổ tức của công ty. Làm thế nào để duy trì và ổn định một chính sách cổ tức trong một thời gian cụ thể mà thỏa mãn đƣợc yêu cầu của tất cả các nhà đầu tƣ luôn là điều khó khăn với công ty. Trong một chừng mực nào đó, chính sách cổ tức của công ty không nên thay đổi thƣờng xuyên, cần tập

trung vào những vấn đề mà những cổ đông lớn hiện tại quan tâm và hƣớng tới các nhóm nhà đầu tƣ tiềm năng luôn sẵn sàng đầu tƣ và công ty.

b. Cơ hội đầu tư của doanh nghiệp

Các nhà đầu tƣ luôn mong muốn đƣợc nhận những khoản lợi nhuận, lợi tức cao và ổn định. Nhƣng việc công ty phải dùng phần lớn lợi nhuận để chi trả cổ tức sẽ không phải là phƣơng án tối ƣu. Trong nhiều trƣờng hợp, với những dự án đầu tƣ mới, phần tích lũy đầu tƣ thấp, không cũng cấp đủ vốn cần thiết cho dự án, nguồn vốn chính công ty sẽ phải vay từ các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu để huy động vốn. Nhƣ thế công ty phải trả thêm một khoản chi phí nhƣ lãi vay, lãi trái phiếu, chi phí phát hành… do đó mà chi phí vốn sẽ lớn hơn so với khả năng có sẵn nguồn đầu tƣ. Nhƣ vậy, công ty sẽ phải cân nhắc nhiều hơn khi lựa chọn phƣơng án đầu tƣ, và rất có thể sẽ phải từ bỏ các dự án có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai cao vì vấn đề vốn.

Bên cạnh khả năng tự tài trợ cho các dự án mới, với nguồn tích lũy lớn, nếu chƣa đƣợc dùng để đầu tƣ cho các dự án của chính mình, công ty có thể sử dụng để mua cổ phiếu của các công ty khác có khả năng phát triển hoặc trong những trƣờng hợp cần thiết, công ty có thể dùng nguồn tích lũy đó để mua lại cổ phiếu của chính mình trên thị trƣờng. Điều này sẽ mang lại cho công ty một số lợi ích nhất định nhƣ: giảm sự phân tán cổ phiếu đang lƣu hành, mang lại lợi nhuận từ thặng dƣ vốn cho cổ đông, tăng phần thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tăng giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Quan trọng hơn, điều này sẽ hỗ trợ công ty tái cấu trúc lại nguồn vốn của công ty, tạo khả năng thêm các khoản vay tín dụng. Khi cần thiết, công ty có thể phát hành trở lại cổ phiếu này ra thị trƣờng để lấy tiền mặt đầu tƣ cho các dự án của mình.

Quyết định chi trả cổ tức của công ty phụ thuộc vào thu nhập, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ lệ giữ lại để tái đầu tƣ. Nếu công ty chi trả càng nhiều cổ tức

bằng tiền mặt thì giá trị cổ phiếu có xu hƣớng tăng. Tuy nhiên, lƣợng tiền chi trả càng lớn thì càng có nhiều khả năng dẫn đến sự thiếu hụt về tiền để tích lũy tái đầu tƣ và do đó tỷ lệ tăng trƣởng kỳ vọng trong tƣơng lai sẽ giảm, và điều này làm giảm giá cổ phiếu trên thị trƣờng. Một chính sách tối ƣu của công ty phải có sự cần bằng giữa thu nhập cổ tức hiện tại và khả năng phát triển trong tƣơng lai.

Nhƣ vậy, chính sách cổ tức của công ty phải gắn liền với những chiến lƣợc đầu tƣ cụ thể của công ty trong tƣơng lai. Khi xây dựng chính sách cổ tức, công ty cần cân đối giữa thu nhập hiện tại và phần giữ lại để tái đầu tƣ đảm bảo cho sự phát triển ổn định của công ty trong những năm tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây chỉ là một vài vấn đề phát sinh nổi bật trong việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết thời gian qua. Việc khắc phục những vấn đề này đòi hỏi sự nhận thức tích cực của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng. Về phía nhà đầu tƣ, đòi hỏi sự nhận thức đúng đắn về cổ tức trong việc đánh giá doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, đòi hỏi một cơ chế chi trả cổ tức chuyên nghiệp, có mục tiêu dài hạn. Về phía nhà nƣớc, đòi hỏi sự khéo léo vừa giám sát chặt chẽ vừa không can thiệp quá sâu vào tình hình chi trả cổ tức của từng doanh nghiệp. Và điều đó đòi hỏi một quá trình lâu dài để chính sách cổ tức có chỗ đứng xứng đáng, góp phần tạo sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp nói riêng, tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trƣờng nói chung.

4.4. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Sự giới hạn về không gian và thời gian của mẫu nghiên cứu là một hạn chế lớn, cụ thể, số lƣợng công ty đƣợc chọn chỉ có 128 công ty và phạm vi thời gian từ năm 2009 đến 2013. Dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, tuy đƣợc thu thập từ những nguồn đáng tin cậy nhƣng không thể đảm bảo sự chính xác hoàn toàn. Các

biến đƣợc lựa chọn nghiên cứu chƣa thể bao quát hết tất cả các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức. Trong tƣơng lai, nghiên cứu có thể mở rộng ra khi xem xét đến các nhân tố định tính bên trong doanh nghiệp, các điều kiện của nền kinh tế vĩ mô.

KẾT LUẬN

Vấn đề lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề rất nhạy cảm trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp vì nó động chạm trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể tham gia phân chi kết quản hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thực tế trên thị trƣờng chứng khoán thế giới cho thấy chính sách cổ tức của các công ty có ảnh hƣởng lớn đến giá cổ phiếu cũng nhƣ sự tăng trƣởng của công ty niêm yết. Trong khi đó, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, vấn đề này còn khá mới và một số công ty niêm yết cũng nhƣ nhiều nhà đầu tƣ chƣa hiểu biết hết tầm quan trọng của nó.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu lý luận về cổ tức và chính sách cổ tức, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách cổ tức, phân tích thực trạng và những bất cập nổi bật trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam thời gian qua. Từ đó, các công ty sẽ có những đánh giá rõ ràng hơn về chính sách cổ tức hiện tại của công ty mình và có những định hƣớng cho tƣơng lai. Đề tài cũng đƣa ra những gợi ý giúp các công ty niêm yết có những bƣớc đi bàn bản, chuyên nghiệp và phù hợp trong việc đƣa ra những quyết định chính sách cổ tức của mình trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Vũ Bằng (2014), Thị trường chứng khoán Việt Nam: Ấn tượng 2013, kỳ vọng 2014.

[2] Nguyễn Thị Phƣơng Luyến (2014), Thị trường chứng khoán Việt Nam 2013 và triển vọng 2014.

[3] Nhóm nghiên cứu khoa học ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chính Minh năm 2010 (2010), Công trình dự thi đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn, ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

[4] Hoàng Văn Sơn (2004), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Giáo dục, (trang 101)

[5] Võ Thành Trung (2010), Hoàn thiện chính sách cổ tức cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

[6] Adelegan O.J. (2003), “An Empirical Analysis of the Relationship between Cash flows and Dividend Changes”, A paper presented at the 23rd Annual Congress of the European Accounting Association,

Munich, Germany pp.5.

[7] Ahmed, H. and Attiya, J. (2009), “Dynamics and Determinants of Dividend Policy in Pakistan (Evidence from Karachi Stock Exchange Non Financial Firms)”, International Journal of Finance and Economics, Vol.25, pp.148-171.

different dividend policies from US firms?”, Journal of Financial Research, vol. 26, no. 3, pp. 371-387.

[9] Alli, K. L., Khan, A. Q. & Ramirez, G. G. (1993), “Determinants of corporate dividend policy: a factorial analysis”, The Financial Review, Vol. 28(4), pp.523-547.

[10] Baker, H. K., Farrelly, G. E. & Edelman, R. B. (1985), “A survey of management views on dividend policy”, Financial Management,

vol. 14, pp. 78-84.

[11] Baker, H.K., Powell, G.E. (2002), “Factors in fluencing dividend policy decisions of Nasdaq firms”, The Financial Review, Vol. 36(3), pp 19-37.

[12] Black, Fischer (1976), “The Dividend Puzzle”, Journal of Portfolio Management, Vol. 2, pp. 5-8.

[13] Brittain, J.A. (1964), “The tax structure and Corporate Dividend Policy”,

American Economic Review, paper and proceedings, Vol.54, No.3, pp.272-287.

[14] Brittain, J.A. (1966), “Corporate Dividend Policy”, The Brookings Institution, Washington, D.C.

[15] Brockman, P. and Unlu, E. (2009), “Dividend policy, creditor rights, and the agency costs of debt”, Journal of Financial Economics, Vol 92, pp. 276-299.

[16] Chen, D., Jian, M., & Xu, M. (2009), “Dividends for tunneling in a regulated economy: The case of China”, Pacific-Basin Finance Journal, vol. 17, no. 2, pp. 209-223. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[17] Collins, M. C., Saxena, A. K. & Wansley, J. W. (1996), “The role of insiders and dividend policy: a comparison of regulated and unregulated firms”, Journal of Finance and Strategy, pp. 1-9.

[18] Diamond, J.J. (1967), “Earnings Distribution and the Valuation of Shares: Some Recent Evidence”, Journal of Finance and Quatitative Analysis, vol. 2, pp. 15-30.

[19] Easterbrook, F.H. (1984), “Two Agency Cost Explanations of Dividends”, American Economic Review, Vol.74, No.4, September, pp.650-659.

[20] Ebebezer A.B., Desmond T.A., Osei-Yaw F. (2013), “Determinants of dividend payout policy of some selected manufacturing firms listed on the Ghana Stock Exchange”, Research Journal of Finance and Accouting, Vol.4, No.5.

[21] Fama, Eugene F. and French K.R. (2001), “Disappearing Divedends: Changing Firm Characteristics or Lower Propensity to Pay?”,

Journal of Financial Economics, Vol. 60, pp.3-43.

[22] Gordon, Myron J. (1959), “Dividends, Earnings and stock prices”,

Review of Economics and Statistics.

[23] Gugler, K. (2003), “Corporate governance, dividend payout policy and the interrelation between dividends, R&D and capital investment”,

Journal of Banking and Finance,vol. 27(7), pp. 1297-1321.

[24] Hair, J.F., W.C. Black, B.J. Babin, & R.E. Anderson (2010), Multivariate Data Analysis, New Jersey: Pearson Academic.

[25] He, Xi, & Li, Mingsheng (2009), “Determinants of Dividend policy in Chinese Firms: Cash versus Stock Dividends”, Journal of Financial Economics, Vol.21, Issue No.2 (September), pp.149-175.

[26] Jense, G. & Johnson, J. (1995), “The dynamics of corporate dividend reductions”, Financial ManangementI, Vol. 24(4), pp. 31-51.

[27] Jose, M.L. and J.L. Stevens (1989), “Capital Market Valuation of Dividend Policy”, Journal of Business and Finance Account,

Vol.16, No.5, pp.65.

[28] Li, W. & Lie, E. (2006), “Dividend changes and catering incentives”,

Journal of Financial Economics, vol. 80, pp. 293-308.

[29] Liang Shao (2013), “Dividend Policy: Balancing Sahreholders’ and Creditors’ Interests”, The Journal of Financial Research, Vol.XXXVI, No.1, pp.43-66.

[30] Lintner, John (1956), “Distribution of Incomes of Corporations Among Dividends, Retained Earnings and Taxes”, American Economic Review, Vol.46, pp.97-113.

[31] Lintner, J. (1962), “Divedend, Earings, Leverage, Stock Prices and Supply of Capital to Corporations”, The Review of Economics and Statistics, Vol.64, pp.243-269.

[32] Mehta, Anupam (2012), “An Empirical Analysis of Dividend Policy – Evidence from the UAE Companies”, Global Review of Accouting and Finance, Vol.3, No.1, March, pp.18-31.

[33] Miller, M.H. and F. Mordigliani (1961), “Dividend Policy, Growth and the Valuation of Shares”, The Journal of Business, Vol.34, No.4, Octorber, pp.411-433.

[34] Mitton, T. (2004), “Corporate governance and dividend policy in emerging markets”, Emerging Markets Review, Vol.5, No.4,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (full) (Trang 83)