Giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 52)

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, 999, tr.24.

2.2Giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Trước tình trạng tham nhũng và những tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay, ôn lại những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu càng thấy rõ ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng và tính thời sự của những lời dạy của Bác Hồ. Bởi vì, như Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhận định: “tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”. Quan liêu, tham nhũng “đang thực sự là nguy cơ lớn”, đang ở mức báo động và có thể phát triển hơn nữa cùng với kinh tế thị trường. Nhưng quan trọng hơn là từ kinh

nghiệm của các nước khác, Đảng ta muốn cảnh báo về hậu quả xã hội nguy hiểm của nó. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu ngoài những tổn thất về kinh tế còn gây nên những thiệt hại chính trị - xã hội khó lường. Điều tệ hại hơn của các tệ nạn này là làm tha hóa cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền làm mất lòng tin của dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho các chủ trương, chính sách bị sai lệch dẫn đến chệch hướng và là tiền đề của sự mất ổn định về mặt xã hội, là điều kiện tốt cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, dẫn đến mất ổn định chính trị. Đối với kẻ thù, nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí là cơ sở thuận lợi và mục tiêu để chúng công kích, bôi xấu chế độ ta, làm suy yếu Đảng và Nhà nước ta. Đúng như Lênin trước đây đã cảnh báo: “Nếu có cái gì làm tiêu vong chúng ta thì chính là những tệ nạn đó” . Các tệ nạn này là những thách thức trên con đường phát triển của đất nước. Chỉ có đẩy lùi các nguy cơ đó, đất nước ta mới phát triển đúng hướng; ngược lại, chỉ có phát triển đúng hướng mới tạo cơ sở vững chắc đẩylùi các nguy cơ đó.

Nhận rõ tính chất nguy hại của tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí, Đại hội IX của Đảng ta đã có chủ trương: “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”. Để thực hiện có kết quả chủ trương trên, lúc này hơn bao giờ hết phải thực hiện tốt lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” phải nêu cao đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống các tệ nạn xấu xa mà ai cũng bất bình, chê trách; đồng thời phải sử dụng nhiều loại công cụ và biện pháp, nhất là phải kết hợp tăng cường pháp chế với thuyết phục, giáo dục, kết hợp biện pháp

hành chính với phong trào cách mạng của quần chúng, song phải đấu tranh nhẫn nại và kiên trì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng loại “giặc nội xâm” này, đưa đất nước vững bước trên con đường dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để làm theo tư tưởng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ quan liêu, tham nhũng, lãng phí hiện nay, chúng ta cần phải tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, thường xuyên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ rất quan trọng để chống quan liêu, tham nhũng.

Thứ hai, điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan Đảng, Nhà nước thật sự có chất lượng cao. Lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, công việc chung và năng lực thực tế của từng người; tránh tình trạng buông lỏng, dễ dãi đến mức tắc trách trong khi đánh giá, cất nhắc, đề bạt, quản lý cán bộ; đưa công tác quản lý cán bộ, công chức vào nền nếp. Bản thân người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, tích cực phê bình và tự phê bình, xây dựng cơ quan, tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

Thứ ba, làm tốt công tác tư tưởng.

Thứ tư, dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và kê khai tài sản cá nhân. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng để đấu tranh chống bệnh tham ô, lãng phí đạt kết quả tốt.

Thứ sáu, chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ. Nói đến công tác tổ chức cán bộ là nói đến chế độ giáo dục, đào tạo và sử dụng con người trong bộ máy của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện nghiêm túc vấn đề này, phải có

sự đánh giá khách quan đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Xây dựng một quy chế đánh giá thật sự khoa học, dân chủ, công khai và đối thoại; phải xem xét toàn diện cả quá khứ, hiện tại và tương lai ( khả năng phát triển) của mỗi cán bộ. Sắp xếp lại bộ máy tổ chức sao cho gọn nhẹ, có hiệu lực và bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp.v.v..

Thứ bảy, bổ nhiệm có thời hạn và luân chuyển cán bộ.

Thứ tám, xử lý cán bộ lãnh đạo, quản lý vi phạm pháp luật một cách kiên quyết, công minh, để người có khuyết điểm phải chịu kỷ luật, người có tội phải bị xử tội, bất kể họ là ai, ở cấp bậc nào.

Như vậy, muốn đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí có hiệu quả phải sử dụng những giải pháp đồng bộ cả về nhận thức tư tưởng và tổ chức, luật pháp và chính sách; các giải pháp vừa có tính chiến đấu cao, vừa khoa học, vừa kiên quyết và mạnh mẽ. Trong công cuộc đấu tranh này, thì cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng. Họ vừa là hạt nhân, vừa đi đầu trong cuộc đấu tranh này; tự mình nêu gương sáng theo lời dạy của Bác Hồ: “ Cần, kiệm, liêm, chính…”; đồng thời, phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí. Quét sạch tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí sẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

KẾT LUẬN

Thắng lợi to lớn của hơn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ đa số cán bộ, đảng viên vẫn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng. Tuy vậy, thực tế cho thấy sự nghiệp đổi mới đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều lực cản. Một trong những thách thức, lực cản đó là sự suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Giá trị xã hội đang bị xuống cấp: vì đồng tiền và danh lợi, tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp bị trà đạp; các tệ nạn xã hội khác đang gia tăng như buôn lậu ma túy, nạn mại dâm, lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, coi nhẹ giáo dục đạo đức… diễn ra ở một bộ phận lớp trẻ. Đặc biệt hiện tượng tham ô, tham nhũng, lãng phí diễn ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những cán bộ, đảng viên giữ cương vị, trọng trách cao ở các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương. Đó là biểu hiện của nói không đi đôi với làm, suy thoái đạo đức cách mạng. Sự suy thoái đạo đức cách mạng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có tác động rất xấu đến xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước đang đặt ra, việc học tập và quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí là một vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách để phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững.

Vấn đề giải phóng các tiềm năng nhằm đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải gắn liền với quá trình tiết

kiệm, chống tham ô, lãng phí và quan liêu của bộ máy Nhà nước và trong nhân dân. Việc thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh, cụ thể hóa thành các chính sách, luật pháp, kiên quyết và kiên trì chống bệnh tham ô, lãng phí là nhiệm vụ to lớn và cấp bách của toàn Đảng và toàn dân ta. Đi đôi với việc nêu gương cần, kiệm, liêm, chính như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, chúng ta phải kiên trì thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục và hành chính, tổ chức và pháp luật trong toàn xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, tham ô, lãng phí thực sự là lực cản hữu hình đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ khi nào giảm được tốc độ và cường độ lãng phí, dần dần triệt tiêu lãng phí thì lúc đó nền kinh tế - xã hội của đất nước mới có đủ sức bật phát triển và phát triển bền vững. Vì vậy mà tư tưởng Hồ Chí Minh về “ đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí” càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, là nền tảng tư tưởng để Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta học tập, quán triệt và vận dụng một cách sáng tạo vào sự nghệp xây dựng đất nước hiện nay./..

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 46 - 52)