Nguyên nhân và giảp pháp của tình trạng tham ô, lãng phí trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.

2.1. Nguyên nhân.

2.1.1. Nguyên nhân khách quan.

Một là, Việt Nam là nước đang phát triển, trình độ quản lý còn lạc hậu, mức sống thấp, pháp luật chưa hoàn thiện.

Đây có thể nói là nguyên nhân đầu tiên của tình trạng tham nhũng. Thực tế cho thấy, tham nhũng thường phát triển ở các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của mình, Nhà nước đại diện cho xã hội quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Nếu Nhà nước quản lý lỏng lẻo sẽ tạo ra các sơ hở cho tệ tham nhũng nảy sinh và phát triển. Mặc

dù chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể qua gần 20 năm đổi mới nhưng về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, trình độ quản lý vẫn còn ở mức thấp. Vì vậy, nạn tham nhũng ngày càng trở nên phổ biến trong mọi lĩnh vực, ở mọi ngành, mọi cấp.

Hai là, quá trình chuyển đổi cơ chế, tồn tại và đan xen giữa cái mới và cái cũ:

Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng. Quá trình chuyển đổi là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Cơ chế cũ kỹ vốn quen thuộc bị thay thế, nhưng nếp nghĩ, thói quen thì vẫn còn. Trong khi đó, cơ chế mới đang được hình thành còn sơ khai cả trong nhận thức và quá trình thực hiện không tránh khỏi lung túng. Các chuẩn mực đánh giá không rõ rang, chắc chắn đã khiến không ít người lợi dụng danh nghĩa đổi mới, vượt rào, năng động sáng tạo để đục khoét tài sản nhà nước, lợi dụng chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực để “thương mại hóa” thu lợi ích tối đa cho cá nhân hoặc một nhóm người, thậm chí một cơ quan, đơn vị hay một địa phương. Tình trạng “tranh tối tranh sáng” là mảnh đất tốt cho tệ nạn tham nhũng phát triển. Không ít những cá nhân, tập thể có lúc được biể dương, ca tụng như là biểu hiện của sự năng động, dám nghĩ dám làm, thậm chí được tôn vinh nhưng sau một thời gian mới lộ rõ mặt trái, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực chất chỉ là những kẻ chuyên móc ngoặc hối lộ, lợi dụng sơ hở của cơ chế để tham nhũng, vụ lợi cá nhân.

Ba là, ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường:

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã áp dụng việc quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tích cơ bản và rất đáng tự hào. Tuy nhiên, cùng với những mặt tích cực, cơ chế thị trường cũng đã bộc lộ mặt trái của nó. Đó là

sự cạnh tranh khốc liệt, sự ngự trị của đồng tiền làm cho người sản xuất kinh doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, các giá trị xã hội bị đảo lộn, mọi người đều bị sức ép của việc kiếm thật nhiều tiền, tâm lý mọi việc đều có thể mua bán. Đây là điều chúng ta đã dự báo trước nhưng lại chưa kịp thời có biện pháp thích hợp để chủ động hạn chế ngay từ đầu, cho nên từ mối lo về kinh tế đến nay chuyển sang những mối lo về các tệ nạn xã hội. Đời sống khá giả, thong tin dư thừa nhiều khi không kiểm soát được, tấn công vào chuẩn mực cũ, làm biến đổi các tiêu chí trong đạo đức lối sống đã được xác định trong truyền thống xã hội, mất chuẩn mực, thế hệ trẻ mất định hướng và không có lý tưởng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tác hại to lớn của những yếu tố tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường thật sự đã đến mức báo động và điều đó góp phần làm gia tăng tệ tham nhũng thông qua việc thúc đẩy các hành vi phạm pháp của cán bộ, công chức, ganh đua làm giàu phi pháp, đục khoét tiền của của Nhà nước và nhân dân.

Bốn là, do ảnh hưởng của tập quán văn hóa:

Mặc dù, từ ngàn đời xưa, quan lại tham nhũng là những hiện tượng mà ai cũng lên án nhưng trong tâm lý xã hội của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng có rất nhiều khía cạnh khiến cho tệ tham nhũng mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp, hối lộ có cơ sở tồn tại và phát triển. Chuyện biếu xén quà cáp được coi là một nét văn hóa của người Việt Nam. Mỗi khi gặp gỡ nhờ vả trong dân gian cũng như trong hoạt động quan trường thì quà cáp dường như là điều đương nhiên và được dễ dàng chấp nhận. Tập quán “miếng trầu là đầu câu chuyện” cho đến nay vẫn tồn tại và bị lợi dụng thành nơi mua bán, hối lộ; rồi đạo lý “ăn quả nhớ người trồng cây”, hoa thơm mọi người cùng hưởng và nhất là chuyện ơn nghĩa, không chỉ là

“nhớ ơn”, “biết ơn” mà phải “đền ơn”, “đáp nghĩa”. Kết quả điều tra xã hội học cho thấy có đến 41% số người dân được hỏi cho rằng việc đưa quà cáp chỉ là “món quà nhỏ” cám ơn người đã giúp đỡ mình giải quyết công việc. Nhóm cán bộ doanh nghiệp, những người hay có quan hệ làm ăn thì lại cho rằng, đây là cách giải quyết công việc nhanh nhất và dễ thực hiện nhất (48,9%) hoặc chi phí đó rất nhỏ so với lợi ích công việc mang lại (46,4%) và cho rằng việc gì cũng cần mang lại lợi ích cho cả hai bên (28,2%).

Đó có thể coi là những yếu tố tâm lý xã hội ảnh hưởng không nhỏ và đã phát triển theo chiều hướng lệch lạc rất khó ngăn chặn trong xã hội khi mà các giá trị bị vật chất hóa. Chuyện làm ăn chia chác trong các vụ việc tham nhũng hiện nay rất phổ biến và khó phát hiện, đặc biệt là khi có sự thỏa thuận đồng long của những người tham gia.

2.1.2. Nguyên nhân chủ quan.

Có thể thấy rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, thì tình trạng tham nhũng, lãng phí còn xuất phát từ chính những nguyên nhân chủ quan, đó là:

- Hệ thống chính trị chậm được đổi mới, hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả: Đây là nguyên nhân bao trùm gây nên mọi sự yếu kém và bất cập của quá trình đổi mới đất nước, trong đó có tệ tham nhũng. Một quốc gia quản lý tốt phải có bộ máy nhà nước tốt. Ở nước ta, sự quản lý, lãnh đạo điều hành đất nước là sự thống nhất và phối hợp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý của Nhà nước và sự tham gia tích cực có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng. Các yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiện đúng vai trò của mình thì mới phát huy được tác dụng. Hiện nay, sự lẫn lộn giữa các yếu tố trong hệ thống chính trị vẫn chưa được khắc phục làm giảm hiệu quả lãnh đạo quản lý điều hành xã hội, gây ra nhiều tệ nạn, trong đó có tham nhũng, lãng phí, Không ít

nơi, tổ chức Đảng bao biện can thiệp vào hoạt động quản lý, cơ quan nhà nước ỷ lại, thụ động không làm hết trách nhiệm của mình.

- Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém: trước tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, đảng viên do không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích trước mắt dẫn đến vi phạm pháp luật và làm nảy sinh tham nhũng, lãng phí. Đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” nhiều lúc bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át. Công tác quản lý, giáo dục, kiểm tra cán bộ, đảng viên bị buông lỏng, yếu kém, không theo kịp với tình hình. Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nhiều trường hợp không đúng năng lực, phẩm chất. Cán bộ công chức chưa được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi phẩm chất chính trị. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt chưa tự giác tự phê bình và phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Tháng 1 năm 1999, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 (lần 2) khóa VIII nhận định: “Sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, tình trạng tham nhũng quan liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn”1.

- Cơ chế, chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán.

- Cải cách hành chính vẫn còn chậm và lung túng, cơ chế “xin – cho” vẫn còn phổ biến; thủ tục hành chính phiền hà, nặng nề, bất hợp lý, tạo kẽ hở cho sự sách nhiễu, vòi vĩnh, ăn hối lộ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về đẩy mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. vận dụng tư tưởng đó vào phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay (Trang 41 - 45)